Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 87)

a. Nguyên nhân chủ quan

- Về mô hình tổ chức: Ngân hàng chưa phát triển phòng phân tích tài chính để đảm nhận chuyên sâu chức năng phân tích tài chính. Hiện tại phòng phân tích còn đang kiêm nhiệm nhiều công việc của phòng kế toán tài chính trong ban Tài chính của của ngân hàng, chưa chuyên sâu hơn trong công tác phân tích tài chính. Để từ đó tập trung phối hợp với phòng nghiệp vụ, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp hạn chế và khắc phục rủi ro.

- Về quy trình phân tích: Ngân hàng chưa ban hành quy trình phân tích chuẩn. Công tác phân tích mặc dù vẫn được thực hiện nhưng chưa theo một quy trình thống nhất nào. Điều này đã làm cho phân tích tài chính chưa phát huy được hết hiệu quả của nó với vai trò là công cụ hữu hiệu cho quản trị điều hành.

- Về thông tin sử dụng trong phân tích: Thứ nhất, việc lấy số liệu và tính toán hoàn toàn thủ công, không có sự hỗ trợ của một phần mềm chuyên dụng nên dễ gây nhầm lẫn và sai sót. Thứ hai, các số liệu sử dụng trong phân tích chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính của VIB mà thiếu các thông tin bên ngoài để so sánh.

- Về con người: Công tác phân tích tài chính vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo ngân hàng. Vấn đề nhân sự cho phòng

phân tích cũng chưa được ngân hàng quan tâm dẫn đến đội ngũ cán bộ phân tích còn yếu.

- Về chất lượng, hầu hết các cán bộ đảm nhiệm việc phân tích đều là kiêm nhiệm, không phải là những người có nghiệp vụ phân tích tài chính cũng như chưa được đào tạo chuyên sâu về phân tích tài chính NHTM.

b. Nguyên nhân khách quan

- Bộ tài chính và NHNN thiếu các hướng dẫn cũng như các quy định về nội dung phân tích các chỉ tiêu phân tích để các NHTM có cơ sở thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra giám sát của NHNN đối với các NHTM. Mặt khác, vừa có tác dụng tốt đối với các nhà quản trị ngân hàng trong việc điều hành hoạt động hàng ngày của mình.

- Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành hiện vẫn chưa thu thập được. Mặc dù dự án hỗ trợ kỹ thuật do WB tài trợ nhằm nâng cao năng lực giám sát của thanh tra NHNN đã được nghiên cứu từ rất lâu để định hạng TCTD nhưng đến nay vẫn chưa có hiệu lực thi hành. Chính vì vậy, số liệu tổng hợp trung bình ngành vẫn chưa có để làm cơ sở so sánh, đánh giá.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, công tác phân tích tài chính tại VIB hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc đảm bảo Ngân hàng hoạt động phù hợp với các quy định của pháp luật còn việc phục vụ cho chính hoạt động quản trị của Ngân hàng theo đúng mục đích của phân tích tài chính thì còn yếu. Vì vậy, Ngân hàng cần thiết phải lựa chọn một mô hình phân tích phù hợp.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM 3.1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

3.1.1. Kế hoạch hoạt động phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Với mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng ở Việt Nam, VIB tiếp tục triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng như tiếp tục xây dựng và duy trì văn hóa bán hàng và dịch vụ tại VIB, hoàn thiện chuyển đổi mô hình bán hàng và dịch vụ mới trên toàn hệ thống. Tiếp tục triển khai các công cụ đo lường chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua chương trình khách hàng bí mật, khảo sát khách hàng và đo lường dịch vụ khách hàng nội bộ.

Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực thông qua việc triển khai áp dụng tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc (KPIs) và Hệ thống báo cáo Quản trị (MIS) trên toàn hệ thống. Xây dựng chương trình phát triển nhân tài, Triển khai chương trình đào tạo trên toàn hệ thống, tăng năng suất lao động của nhân viên.

Tăng trưởng doanh thu và huy động vốn: tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu để hấp thụ vốn của cổ đông, chú trọng sản phẩm phi tín dụng, tập trung chuẩn hóa sản phẩm theo các phân khúc khách hàng đã được lựa chọn.

Tối ưu hóa chi phí hoạt động: Giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu thuần ( CIR) theo định hướng tăng trưởng, chi phí chậm hơn tăng trưởng doanh thu, chuẩn hóa quy trình mua sắm, quy trình quản lý tài sản và triển khai các chuẩn mục ứng xử trong kinh doanh.

Tăng cường quản lý rủi ro: với việc triển khai dự án cải tổ tín dụng, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, xây dựng hệ thống công cụ quản lý rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, duy trì xếp hạng tín nhiệm của Moody’s.

Phát triển mạng lưới hoạt động: Tiếp tục phát triển mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịch, chú trọng phát triển tại các thành phố lớn, xây dựng nền tảng để dẫn đầu thị trường về kênh phân phối phi vật lý.

Phát triển thương hiệu VIB để nhiều khách hàng biết đến, tạo tiền đề cho phát triển kinh doanh, với mức độ nhận diện thương hiệu tiếp tục tăng 20% so với năm 2011.

Phát triển hệ thống thông qua việc triển khai các chương trình chuyển đổi theo tư vấn của BCG và các dự án xây dựng nền tảng phát triển cho ngân hàng.

Với định hướng phát triển bền vững, chiến lược kinh doanh dài hạn, chú trọng công tác quản trị rủi ro, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, VIB vẫn phát triển được nền tảng khách hàng, tăng cường sự gắn bó. Cùng với việc tăng cường đầu tư vào phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng trong những năm qua, VIB sẽ vượt qua những thử thách của thị trường, gặt hái thành công trong những năm tiếp theo.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện các phương pháp phân tích tài chính của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của VIB hiện nay vẫn chưa đầy đủ, vẫn chưa chỉ ra các nguyên nhân và mối liên hệ giữa các số liệu trong các nội dung phân tích. Vì vậy, định hướng của quá trình hoàn thiện là phân nhóm các nội dụng phân tích một cách hợp lý hơn, bồ sung các chỉ tiêu còn thiếu, chuẩn hóa các chỉ tiêu không được chính xác, để thể hiện mối quan hệ của chúng.

Một là: Hoàn thiện việc sử dụng hệ thống phương pháp phân tích phải

đảm bảo các phương pháp đó cho phép phân tích một cách toàn diện, sâu sắc và đúng đắn trên tất các mặt hoạt động và kết quả tài chính của ngân hàng,

vừa phục vụ cho công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của NHNN.

Hướng hoàn thiện việc sử dụng các phương pháp phân tích BCTC này xuất phát từ đặc điểm: Nhà lãnh đạo nào cũng phải đưa ra các quyết định kinh doanh. Thông tin cùng chất lượng thông tin là yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến chất lượng của mọi quyết định quản lý. Ngày nay, khi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì thông tin không chỉ trở thành một tiềm lực kinh tế mà còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của ngân hàng. Thực tế cho thấy, trong những thất bại của các ngân hàng thời gian qua có một số thất bại bắt nguồn từ thông tin không đáng tin cậy. Trong khi đó phân tích BCTC là nhằm cung cấp thông tin về những mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị và nguyên nhân của những điểm mạnh, yếu đó.

Những thông tin này sẽ là cơ sở, cho việc ra các quyết định quản lý của lãnh đạo ngân hàng. Vì vậy, lựa chọn và sử dụng những phương pháp phân tích BCTC thích hợp để thu được các thông tin trung thực, phản ánh đầy đủ mọi mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng là mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới của VIB.

Vì các mặt hoạt động của ngân hàng đều được đánh giá qua các chỉ tiêu kinh tế bằng phương pháp phân tích là công cụ để đọc được ý nghĩa kinh tế của các chỉ tiêu đó nên để đạt được các mục tiêu trên, hệ thống chỉ tiêu phải được xây dựng trên các nguyên tắc khoa học, phải đầy đủ, được phân nhóm khoa học và hợp lý, đảm bảo đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của ngân hàng, làm nền tảng cho việc sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu, cách thức triển khai các phương pháp phân tích cũng cần phải được chi tiết hoá và chuẩn hoá, tạo nên sự thống nhất giữa các ngân hàng và tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá của NHNN về hoạt động của các NHTM nói chung và VIB nói riêng.

* Hai là: Hoàn thiện việc sử dụng hệ thống phương pháp phân tích

phải phù hợp với đặc điểm hoạt độngcủa ngân hàng.

Các phương pháp phân tích được sử dụng chung cho tất cả các ngành kinh tế trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính thông qua các BCTC.

Tuy nhiên,việc sử dụng phương pháp nào trong phân tích lại tuỳ thuộc vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá của từng lĩnh vực hoạt động. Là doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trong một lĩnh vực đặc biệt là kinh doanh tiền tệ nên hoạt động kinh doanh ngân hàng khác với các loại hình doanh nghiệp khác. Điều này quy định và hình thành riêng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo đó, các phương pháp phân tích cũng được lựa chọn sử dụng tuỳ thuộc vào nội dung và chỉ tiêu đánh giá.

Mặt khác, do cán bộ của VIB phần lớn còn trẻ nên kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chưa nhiều, công tác phân tích BCTC chưa được chú trọng. Trong lĩnh vực phân tích, cán bộ ngân hàng vẫn chưa thực sự tỏ ra sắc sảo. Vì vậy, đi đôi với công tác nâng cao chất lượng cán bộ thì việc hoàn thiện phương pháp phân tích phải đảm bảo sao cho phương pháp đó không nên quá phức tạp, phải dễ ứng dụng, tạo điều kiện cho các cán bộ phân tích làm quen và thích nghi dần. Như vậy, hệ thống phương pháp phân tích phải phù hợp với đặc điểm hoạt động của VIB là hướng hoàn thiện của ngân hàng trong thời gian tới.

* Ba là : Hoàn thiện hệ thống phương pháp phân tích phải tiếp cận

dần các tiêu chuẩn, các nguyên tắc trong hoạt động của các NHTM trong khu vực và trên thế giới.

Khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của các NHTM Việt Nam nói riêng không thể nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên để có thể hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong quá trình hợp tác và phát triển cùng NHTM các nước, các tổ chức kinh tế và tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB… đòi hỏi các NHTM Việt Nam trong đó cả

VIB phải tạo cho mình lợi thế so sánh và không ngừng tự hoàn thiện. Cũng vì, lẽ đó các phương pháp phân tích BCTC và hệ thống chỉ tiêu phân tích của VIB phải hướng dần tới các tiêu chuẩn, các nguyên tắc trong hoạt động của các NHTM trong khu vực và trên thế giới. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả công tác phân tích BCTC tại VIB mà còn tạo điều kiện để có thể so sánh năng lực, chất lượng hoạt động của VIB với các NHTM quốc tế, làm cơ sở cho việc đề ra các chính sách phát triển thích hợp trong tương lai

* Bốn là : Hoàn thiện hệ thống phương pháp phân tích theo hướng chỉ

rõ các phương pháp phân tích cần được sử dụng cho từng nội dung phân tích BCTC.

Như đã phân tích, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh ngân hàng là hệ thống chỉ tiêu mang tính đặc thù. Các phương pháp phân tích cũng được lựa chọn sử dụng tuỳ thuộc vào nội dung và chỉ tiêu đánh giá. Vì vậy cần sử dụng phương pháp nào, trình tự sử dụng chúng ra sao khi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá nội dung là định hướng quan trọng cần phải chú ý khi hoàn thiện việc sử dụng các phương pháp phân tích BCTC.

Chẳng hạn, khi đánh giá lợi nhuận của ngân hàng qua chỉ tiêu ROE, các nhà quản trị phải kết hợp sử dụng ba phương pháp theo trình tự sau: phương pháp so sánh, phương pháp Dupont và phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp so sánh được sử dụng để kết luận về sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có theo thời gian. Phương pháp Dupont dùng để xác định số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu. Còn phương pháp thay thế liên hoàn lại là công cụ không thể thiếu để tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Hoàn thiện việc sử dụng các phương pháp phân tích, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngân hàng và tạo thuận lợi cho NHNN trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các NHTM nói chung, VIB nói riêng.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NHTMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

Việc đánh giá quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn; đánh giá hoạt động huy động vốn; đánh giá tình hình tăng cường mức vốn tự có; đánh giá tình hình dự trữ đảm bảo thanh khoản; đánh giá tình hình tín dụng và đầu tư; đánh giá tình hình kiểm soát thu nhập và chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là những nội dung cơ bản cần được quan tâm khi đánh giá hoạt động kinh doanh NH.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, rủi ro được xem như một yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Rủi ro không chỉ gây cho ngân hàng những tổn thất về tài sản, làm suy yếu năng lực tài chính mà còn gây nên những thiệt hại về uy tín của ngân hàng, mất lòng tin của xã hội. Bởi vậy, việc nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro để có thể có những quyết định tốt nhất trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh là điều hết sức cần thiết của mỗi ngân hàng thương mại. Đặc biệt trong môi trường kinh tế bất ổn định hiện nay, cùng với sự non yếu về nghiệp vụ, các ngân hàng đang hoạt động trong môi trường đầy rủi ro thì việc đánh giá rủi ro càng là vấn đề cấp bách trong hệ thống ngân hàng. Như vậy, ngoài các nội dung trên, khi đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng, cần có thêm nội dung đánh giá mức độ rủi ro trong kinh doanh.

Để thực hiện những nội dung đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng nêu trên, chúng ta cũng sử dụng các nhóm chỉ tiêu tương ứng: nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn; nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn; nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình vốn tự có; nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình dự trữ và khả năng thanh khoản; nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và đầu tư; nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình

thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời; nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro kinh doanh NH.

3.2.1. Chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn

Phân tích khái quát quy mô cơ cấu tài sản – nguồn vốn là bước phân tích ban đầu và khái quát nhất về tình hình tài sản có và tài sản nợ của

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 87)