Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng thương mại, nhưng cũng là lĩnh vực mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng, nhất là trong giai đoạn kinh tế như hiện nay.
Do đó, phân tích đánh giá hoạt động tín dụng là nội dung quan trọng trong phân tích tài chính của ngân hàng thương mại. Bởi vậy, các nhà phân tích nên cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng, đầu tư
Tên chỉ tiêu Cách xác định Mục đích sửdụng chuẩnTỷ lệ
(10) Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng Dự phòng bù đắp rủi ro--- Nợ quá hạn khó đòi Đánh giá khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = 1 (11) Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi so với vốn tự có
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
--- Vốn tự có của ngân hàng (12) Tỷ lệ góp vốn liên
doanh, mua cổ phần của ngân hàng so với vốn điều lệ của Doanh nghiệp
Mức góp vốn liên doanh, mua cổ phần của ngân hàng vào 1 doanh nghiệp ---x 100 Vốn điều lệ của
doanh nghiệp
≤ 11%
(13) Tổng các khoản đầu tư thương mại so với vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng
Tổng các khoản đầu tư thương mại của ngân hàng
---x 100 Vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng
≤ 40%
Thứ nhất, Bản chất của trích lập dự phòng là thể hiện thái độ thận trọng
của mỗi ngân hàng đối với tài sản của mình và chi phí dự phòng sẽ phản ánh đúng mức độ rủi ro và chất lượng tài sản của ngân hàng. Do vậy, VIB nên sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ để đánh giá khả năng bù đắp rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ: hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng. Trong đó, dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng được xác định bằng cách cộng số dư có của các tài khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Tỷ lệ chuẩn của tỷ lệ này là 1. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 chứng tỏ NHTM không có khả năng bù đắp rủi ro trong cho vay từ trích dự phòng, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ, thậm chí có thể làm thâm hụt vốn tự có nếu ngân hàng kinh doanh không có lãi. Trong trường hợp này, ngân hàng cần dùng phương pháp phân tích tỷ lệ với chỉ tiêu (11) nợ quá hạn không có khả năng thu hồi so với vốn tự có, để xem xét thêm mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến sự suy giảm vốn tự có của ngân hàng.
Chỉ tiêu trên càng lớn thể hiện sự thâm hụt vốn tự có càng nhiều do chất lượng tín dụng suy giảm. Đặc biệt, khi chỉ tiêu lớn hơn 1, ngân hàng hoàn toàn không có khả năng thanh toán.
Thứ hai, Để đánh giá chất lượng tín dụng, ngân hàng mới căn cứ vào
các chỉ tiêu định lượng như nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Nếu so với kỳ trước, các chỉ tiêu càng giảm thường được đánh giá là chất lượng tín dụng càng cao. Nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay nếu đánh giá như vậy dễ dẫn đến những sai lầm. Bởi vì trên thực tế, nhiều khoản tín dụng chưa đến hạn thanh toán song khả năng không thu hồi được hoặc khó thu hồi đủ giá trị đã có thể khẳng định được do người cho vay không chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ cho vay hoặc bỏ qua một số nguyên tắc, hoặc do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng cán bộ tín dụng không kiểm soát được hoặc cố tình làm ngơ. Hay hiện tượng nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng và cùng một tài sản thế chấp nhưng cán bộ tín dụng với nghiệp vụ yếu kém không hề hay biết.
Rõ ràng nếu nhìn qua số dư nợ phát sinh trong các trường hợp trên, tuy có nằm trong nợ bình thường nhưng xét về bản chất nó đã chứa đựng khả năng khó thu hồi ngay từ khi cho vay. Mặt khác, nhiều ngân hàng khi đã có nợ quá hạn thì tìm cách khống chế nó ở một tỷ lệ nhất định luôn thấp hơn quy định của Ngân hàng nhà nước như: bằng cách đôn đốc thu hồi nợ quá hạn dưới bất kỳ hình thức nào, cho vay đảo nợ nhiều lần, hay tình trạng bán nợ …
Từ thực tế trên, nhà phân tích cần đi sâu phân tích chất lượng từng khoản tín dụng thông qua các nội dung: kiểm tra lại các điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh doanh của người vay, đánh giá khả năng tài chính của người vay. Trên cơ sở đó kịp thời phát hiện những khoản dư nợ có vấn đề mặc dù chưa đến hạn trả nợ.
Đầu tư là nghiệp vụ sinh lời chiếm tỷ trọng lớn sau cho vay, đồng thời cũng rủi ro của nó cũng rất lớn. Do đó, việc đánh giá hoạt động đầu tư cũng không kém phần quan trọng so với hoạt động cho vay. Hiện này, khoản đầu tư lớn nhất của các ngân hàng là chứng khoán chính phủ, loại chứng khoán có độ an toàn cao, đồng thời còn là khoản dự trữ thứ cấp của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, hiện nay đầu tư vào trái phiếu kho bạc cũng là kênh đầu tư an toàn. Ngoài ra Ngân hàng còn tham gia đầu tư các khoản như góp vốn mua cổ phần, liên doanh liên kết và mua chứng khoán các loại. Chứng khoán có thể đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng, nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro.
Chính vì vậy, các nhà phân tích ngoài quan tâm đến quy mô đầu tư, cơ cấu chứng khoán đầu tư như trình bày ở các chương trước còn phân tích đến chất lượng chứng khoán thông qua xem xét tính thị trường và độ an toàn của chứng khoán lưu giữ qua thị trường và tình hình tài chính của người phát hành chứng khoán đó.
Đánh giá việc thực hiện hai chỉ tiêu (14), (15) dựa vào Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN, trong đó quy định về góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng: mức góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng trong một doanh nghiệp so với vốn điều lệ của doanh nghiệp không vượt quá 11%, tổng mức đầu tư thương mại của ngân hàng trong tất cả các doanh nghiệp so với vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng tối đa không vượt quá 40%.