Về cơ bản, việc sử dụng các phương pháp phân tích tài chính tại VIB là đầy đủ và đánh giá được khá nhiều mặt trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các phương pháp phân tích chưa cao do các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn chưa toàn diện. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn tại VIB, cần bổ sung một số chỉ tiêu sau:
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu phân tích về huy động vốn Chỉ tiêu Cách xác định Mục đích sử dụng Tỷ lệ chuẩn (5) Hệ số biến động của nguồn vốn huy động so với tín dụng, đầu tư
Mức tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong kỳ
--- Mức tăng trưởng của tín dụng và đầu tư trong kỳ
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy
động = 1
(6) Vòng quay của nguồn vốn huy động
Doanh số chi trả nguồn vốn huy động trong kỳ
--- Số dư bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ
Đánh giá chất lượng nguồn vốn huy động
Đánh giá tình hình huy động vốn, các nhà phân tích VIB phải xem xét tình hình huy động vốn trong mối liên hệ với tình hình tín dụng và đầu tư bằng phương pháp phân tích tỷ lệ phản ánh sự biến động của nguồn vốn huy động so với tín dụng và đầu tư với chỉ tiêu (5).Trong đó, mức tăng trưởng của tín dụng và đầu tư trong kỳ không tính số tăng trưởng của dư nợ cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác đầu tư.
Bằng phương pháp so sánh, các nhà phân tích sẽ so sánh hệ số tính được với trị số chuẩn của tỷ lệ là 1. Nếu hệ số trên lớn hơn 1, nhà ngân hàng cần xem xét nguyên nhân đọng vốn để có biện pháp giải quyết đầu ra cho nguồn vốn hoặc có chính sách huy động vốn phù hợp. Ngược lại, nếu hệ số trên nhỏ hơn 1, nhà ngân hàng cần kiểm tra tình hình dự trữ và thanh khoản, tránh rủi ro thiếu vốn khả dụng.
Khi đánh giá tình hình huy động vốn, các nhà quản trị cần quan tâm phân tích tính ổn định của nguồn vốn bằng những chỉ tiêu thích hợp như chỉ tiêu (6). Bởi vì, việc đánh giá đúng đắn mức độ ổn định của nguồn vốn huy động là yếu tố quan trọng không chỉ giúp cho ngân hàng xác định kỳ hạn sử dụng vốn hợp lý mà còn là cơ sở cho việc xác định mức thanh khoản cần thiết. Để đánh giá tính ổn định của nguồn vốn mà ngân hàng huy động được
Trong đó, số dư bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số học của số dư các khoản tiền huy động của các thời điểm trong kỳ.
Chỉ tiêu này được tính cho nguồn vốn huy động nói chung và tính cho mỗi nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn nói riêng. Trên cơ sở tính toán số vòng quay của nguồn vốn huy động, các nhà phân tích sẽ thực hiện so sánh với cùng chỉ tiêu kỳ trước. Nếu số vòng quay của nguồn vốn huy động càng ít chứng tỏ doanh số chi trả nguồn vốn huy động trong mối tương quan với số dư bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ càng nhỏ. Do đó, nguồn vốn trong kỳ phân tích có tính ổn định cao hơn so với kỳ trước. Ngược lại, nếu doanh số chi trả bình quân của nguồn vốn huy động rất cao so với số dư bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ phân tích làm vòng quay vốn huy động lớn hơn kỳ trước cho thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ổn định.
Bên cạnh việc đánh giá quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng tính ổn định của nguồn vốn thì chất lượng vốn huy động biểu hiện ở chi phí huy động vốn cũng là nội dung không thể thiếu được trong đánh giá tình hình huy động vốn. Do đó, quan tâm đến chi phí huy động vốn và sự biến động của nó là một vấn đề cần được phân tích thường xuyên trong quản trị vốn huy động của ngân hàng chứ không chỉ riêng của quản trị thu nhập, chi phí như VIB hiện nay thường làm.
Mặt khác, mặc dù đã xây dựng được công thức tính toán chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào hợp lý như ở chương 1, nhưng các nhà phân tích của VIB chưa sử dụng phương pháp phân tích thích hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lãi suất bình quân cho nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trên cơ sở công thức phân tích như trên, các nhà phân tích có thể tham khảo thêm các phương pháp được sử dụng để phân tích chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân nhằm đánh giá chất lượng huy động vốn của ngân hàng.