THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 57 - 63)

TẾ VIỆT NAM

Nhìn chung, công tác phân tích tài chính của VIB hiện nay đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với các quy định của pháp luật và phục vụ cho các nhà quản trị điều hành hoạt động của ngân hàng. Các nhà phân tích VIB chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh tỷ lệ để thấy được sự phát triển của các kỳ hoạt động kinh doanh, so với mức kế hoạch đề ra và so sánh với các ngân hàng khác trong khu vực hoặc mức trung bình toành ngành.

Tùy theo những mục đích nghiên cứu mà các chỉ tiêu được xây dụng và phân tích theo các mục đích khác nhau nhưng có thể khái quát việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau:

2.2.1. Đánh giá khái quát tài sản, nguồn vốn

Thực tế cho thấy, đây là một trong những nội dung phân tích không chỉ được các nhà quản trị VIB quan tâm mà còn được nhiều các nhà quản trị NHTM khác đặc biệt chú trọng. Vì thế việc đánh giá này đã được tiến hành một cách định kỳ nhất vào các thời điểm như báo cáo tổng kết quý, năm.

Để phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn các nhà phân tích VIB đã phân loại tài sản và nguồn vốn theo quy định của NHNN thành các mục lớn như sau:

Bảng 2.1: Phân loại tài sản theo quy định của NHNN

TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ

1. Tiền mặt, chứng từ có giá, vàng 2. Tiền gửi, cho vay các TCTD khác 3. Cho vay khách hàng

4. Các khoản đầu tư, góp vốn 5. Tài sản cố định.

6. Tài sản có khác.

1. Vốn huy động từ TCKT, dân cư 2. Tiền gửi, tiền vay NHNN, TCTD khác

3. Tài sản nợ khác

4. Vốn chủ sở hữu và các quỹ

VIB đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục kéo dài từ năm 2007 đến 2011, chính những con số tài chính đã phản ánh bức tranh phát triển toàn diện của VIB. Từ năm 2011 trở đi do có sự ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế, VIB kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, nền kinh tế Việt Nam ít nhiều ảnh hưởng từ suy thoái của nền kinh tế thế giới… Tuy nhiên, với những ưu thế sẵn có về uy tín, sự nỗ lực của cán bộ nhân viên và các nhà quản trị ngân hàng với hàng loạt chính sách thu hút khách hàng. Ngân hàng vẫn không ngừng nâng cao được thị phần trong hoạt động kinh doanh.

Tổng tài sản của Ngân hàng tăng liên tục trong qua các năm từ 2001 đến 2011, đặc biệt trong năm 2010 tăng hơn gấp đôi so với năm 2009, và so với năm 2008 (34,719 tỷ VNĐ) tăng gần gấp 3 lần. Tuy nhiên đến năm 2011 thì tốc độ tăng tài sản chậm lại chỉ tăng so 2010 hơn 3,100 tỷ, tốc độ tăng chỉ khoảng 3% , nhưng từ năm 2007 đến 2011 thì tốc độ tăng khá nhanh chỉ từ 39,320 năm 2007 lên 96,950 tỷ VNĐ năm 2011.

Hình 2.2: Tổng tài sản qua các năm 2001-2012 của VIB

Đơn vị : Tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011-2012 của VIB)

Tính đến 31/12/2012 tổng tài sản của VIB đạt 65,023 tỷ VND, như vậy so với tốc độ tăng ấn tượng ở năm 2011 thì năm 2012 VIB đã có sự sụt giảm (giảm khoảng 33%). Sự sụt giảm này có nguyên nhân khách quan là do tình hình kinh tế khó khăn Việt Nam ở cả tầm vĩ mô và vi mô như sức mua giảm, hàng tồn kho, doanh nghiệp thiếu vốn, quá trình tái cơ cấu thị trường diễn ra “nghiệt ngã”. Ngoài ra bản thân ngành ngân hàng cũng như VIB đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn khi tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn, tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài, khả năng tiếp cận vốn của DN còn khó khăn nhất là các DN vừa và nhỏ. Nền kinh tế Việt Nam tạo nên một vòng luẩn quẩn: sức mua giảm – tồn kho tăng – sản xuất giảm – nợ xấu tăng – tín dụng giảm…

Cụ thể cơ cấu khoản mục trong tài sản và nguồn vốn của VIB thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu Tài sản năm 2010-2012 của VIB Loại tài sản 31/12/2012 31/12/2011 31/12/ 2010 Tỷ VND % %+/- 2012 vs 2011 Tỷ VND % %+/- 2011 vs 2010 Tỷ VND Tiền mặt, vàng bạc, đá qúy 721 1% -39% 1,183 1% -17% 1426

Tiền gửi tại NHNN 1,932 3% 125% 858 1% -32% 1258

Tiền gửi tại các TCTD khác 7,376 11% -74% 28,665 30% 13% 25,304 Cho vay khách hàng 33,313 51% -22% 42,810 44% 4% 41,258

-Tổng dư nợ 33,887 52% -22% 43,497 45% 4% 41,731

-Dự phòng rủi ro cho vay KH -574 -1% -17% -688 -1% 45% -473 Đầu tư chứng khoán 13,795 21% -32% 20,436 21% 8% 18,950 Góp vốn, đầu tư dài hạn 184 0% -17% 223 0% -8% 241

Tài sản cố định 404 1% 38% 293 0% 32% 223

Bất động sản đầu tư 24 0% -37% 38 0% 0% 0

Tài sản có khác 7,274 11% 198% 2,444 3% -53% 5,168

Tổng cộng 65,023 100% -33% 96,950 100% 3% 93,827

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của VIB) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bảng cơ cấu tổng tài sản của VIB hầu hết các khoản mục đều sụt giảm trong đó chỉ có hai khoản mục tăng chủ yếu là tiền gửi tại NHNN và Tài sản có khác. Hai khoản mục này chiếm tỷ trọng tương ứng là 3% và 11% trong tổng tài sản. Điểm nổi bật trong cơ cấu tài sản của ngân hàng là dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng cao. Dư nợ cho vay năm 2012 là 33,887 chiếm 52% trong tổng tài sản, giảm so với năm trước hơn 9,400 tỷ VNĐ tương ứng giảm 22% . Sau những năm với xu thế tăng trưởng tín dụng nóng năm 2008 là 19,775 đến năm 2010 là 41,731 dư nợ tăng hơn gấp đôi, thì bắt đầu từ năm 2011 đến 2012, VIB đã chọn phương án phát triển kinh doanh thận trọng với việc kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nhưng đây là con số phù hợp khả năng quản trị rủi ro và đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho VIB khi rất nhiều hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh chóng mà chỉ nhìn thấy sau từ 1-2 năm.

Các khoản đầu tư chứng khoán (mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu của các TCTD khác, trái phiếu của TCTD…) là 13,795 tỷ VNĐ vẫn chiếm 21% trong tổng tài sản, nhưng đã giảm hơn so với năm 2011 là 6,6416 tỷ VNĐ (giảm 32%). Tỷ trọng đầu tư chứng khoán tương đối cao vì việc đầu tư vào các loại chứng khoán chính phủ, chứng khoán của các TCTD vừa tối ưu hóa nguồn vốn dư thừa khi tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời vừa đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết thông qua thị trường thứ cấp. Dù đầu tư chứng khoán không tạo ra lãi cao khi cho vay thị trường 1, tuy nhiên kênh đầu tư này là kênh đầu tư tối ưu nhất trong giai đoạn hiện nay.

Giá trị vốn góp đầu tư dài hạn tiếp tục giảm 17% so với năm ngoái, từ 223 tỷ VNĐ xuống còn 184 tỷ VNĐ. Tuy giá trị đầu tư dài hạn khác năm 2011 tăng lên 282 tỷ VNĐ từ 260 tỷ VNĐ, nhưng dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tăng gấp 3 lần so với năm 2010 (từ 19 tỷ VNĐ năm 2010 lên 60 tỷ VNĐ năm 2011) do tình hình kinh tế hiện nay các tổ chức kinh tế đang đứng trước khả năng thua lỗ rất cao, nên với chính sách quản trị rủi ro VIB tăng dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư này.

Khoản mục tài sản cố định là 404 tỷ VNĐ, tăng 38% so với năm 2011, nhưng giá trị chiếm chưa đến 1% trong cơ cấu tài sản. Theo nhận xét NHNN thì tài sản cố định thiết bị nên chiếm khoảng 2%, cũng phù hợp quy định của NHNN là TCTD không được mua tài sản cố định quá 50% vốn tự có của ngân hàng. Các khoản tài sản có khác bao gồm các khoản lãi phí phải thu, chi phí chờ phân bổ, các khoản thanh toán điều chuyển trong nội bộ ngân hàng , các khoản phải thu khác. Số dư các khoản này là 7,274 tỷ VNĐ giảm 53%, chiếm 11% trong tổng tài sản. Số dư khoản này tăng chủ yếu do khoản phải thu tăng mạnh do chưa đến hạn thanh toán.

Về cơ cấu và biến động của nguồn vốn: Nhìn tổng quát trong các năm từ 2008 đến 2011 thì nét nổi bật của VIB là tổng nguồn vốn ngày càng tăng

trưởng và ổn định. Tuy năm 2011 tăng trưởng không cao như tốc độ tăng các năm trước, nhưng tổng nguồn vốn đạt 96,950 tỷ VNĐ. Đến năm 2012, tổng nguồn của VIB đã có sự sụt giảm, đạt 65,023 giảm 33% so với năm 2011.

Bảng 2.3: Cơ cấu Nguồn vốn năm 2010-2012 của VIB

Loại nguồn vốn 31/12/2012 31/12/2011 31/12/ 2010 Tỷ VND % %+/- 2011 vs 2010 VNDTỷ % %+/- 2011 vs 2010 VNDTỷ Tiền vay NHNN 1,914 3% 113% 898 1% 0% 3602

Tiền gửi, tiền vay của các TCTD 11,245 17% -61% 28,697 30% 27% 22,653 -Tiền gửi của các TCTD khác 3,616 6% -86% 26,718 28% 24% 21,606 -Vay các TCTD khác 7,628 12% 285% 1,979 2% 89% 1,048 Tiền gửi của TCKT và Cá nhân 39,061 60% -12% 44,149 46% -2% 44,990 Các công cụ tài chính phái sinh

và các khoản nợ tài chính khác 10 0% 25% 8 0% -74% 30 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 390 1% 8% 362 0% 72% 210 Phát hành giấy tờ có giá 1,001 2% -92% 13,340 14% -8% 14,573

Tài sản Nợ khác 2,967 5% 122% 1,336 1% 14% 1,174

Vốn chủ sở hữu và các quỹ 8,371 13% 3% 8,160 8% 24% 6,593

Lợi ích của cổ đông thiểu số 64 0% 0% 0 0 0% 0

Tổng cộng 65,023 100% -33% 96,950 100% 3% 93,827

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của VIB)

Trong đó vốn huy động thị trường 1 (bao gồm phát hành GTCG cho TCKT và cá nhân) là 40,062 tỷ VNĐ chiếm 61% trong tổng nguồn vốn, giảm 17,427 tỷ VNĐ, giảm khoảng 30% so với năm trước.

Vốn huy động thị trường 2 là 11,635 tỷ VNĐ chiếm 18% trong tổng nguồn vốn, giảm 17,424 tỷ VNĐ, tăng 60% so với năm ngoái. Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư là khoản vốn nhận từ quỹ phát triển nông thôn (RDF) được ngân hàng Thế giới tài trợ cho vay các hộ nông thôn, nguồn vốn này khoảng 390 tỷ VNĐ, tương đối ổn định so với năm ngoái là 362 tỷ VNĐ. Nguồn vốn này tuy nhỏ, nhưng là vốn ổn định và đặc biệt chi phí đầu vào thấp. Sự biến

mạnh trong khi vay các TCTD khác tăng lên, nguyên nhân là do huy động trên thị trường 1 sụt giảm, VIB đã phải tìm cách bù đắp bằng cách vay trên thị trường 2. Cơ cấu nguồn của VIB thay đổi nhưng được đánh giá là phù hợp với giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay.

Vốn tự có và các quỹ là 8,435 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 13% tổng nguồn vốn, tăng 211 tỷ so với năm 2010.Việc tăng vốn không những để từng bước đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định mà còn phục vụ cho việc sử dụng vốn điều lệ để cho vay trung dài hạn, đầu tư vào những dự án hiệu quả của NH. Điều này còn giúp NH giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn, nhất là vốn huy động để cho vay trung dài hạn. Hiện nay tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của một NH. Nếu vốn điều lệ nhỏ, Ngân hàng khó có thể tiếp cận với những tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn trong hoạt động tín dụng.

Nhìn chung, kết cấu tài sản và nguồn vốn của VIB khá hợp lý và phù hợp giai đoạn nền kinh tế suy thoái hiện nay, cùng với chiến lược phát triển kinh doanh một cách thận trọng với trọng tâm là thực hiện sáng kiến cải thiện hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 57 - 63)