Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 117 - 121)

Thứ nhất, ngân hàng nhà nước nên ban hành một hệ thống chỉ tiêu

chuẩn về phân tích tài chính.

Hiện tại NHNN đã ban hành quy định về đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN về xếp loại ngân hàng TMCP, đây là cơ sở để cho các ngân hàng có thể tự kiểm tra, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh cho ngân hàng mình, nhưng các chỉ tiêu phân tích, đánh giá còn chưa đầy đủ. NHNN nên sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu chuẩn về phân tích tình hình tài chính của các NHTM theo từng loại hình hay quy mô ngân hàng (mang tính hướng dẫn), trong đó có quy định thống nhất về phương pháp tính toán sao cho vừa khoa học vừa phù hợp với những điều kiện hiện thời và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó hàng quý hoặc hàng năm NHNN nên có các thông báo cho các NHTM các thông số tài chính mang tính bình quân theo các chỉ tiêu đã được chuẩn hóa trên cơ sở các báo cáo chính thức của các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích tình hình kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của các NHTM.

Điều này còn giúp cho NHNN kiểm soát được hoạt động của từng ngân hàng, đặc biệt là kiểm soát các chỉ tiêu phản ánh tính an toàn và hiệu quả của tài sản, nguồn vốn nhằm phục vụ tốt cho việc công tác dự báo xu hướng phát triển của các NHTM để kịp thời điều chỉnh các quy định và biện pháp giám sát, đặc biệt là công tác hoạch định chiến lược phát triển toàn ngành trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Thứ hai, cần hoàn thiện chế độ kế toán và kiểm toán trong hoạt động NH.

NHNN kết hợp với Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán hiện hành theo hướng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm trình độ quản lý kinh tế tài chính hiện tại của các NHTM Việt Nam nói chung, NASB-HN nói riêng, đồng thời hoà nhập với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Thứ ba, Tổ chức việc cung cấp thông tin cho NHTM.

Mặc dù NHNN đã thành lập trung tâm thông tin CIC với chức năng thực hiện tư vấn và cung cấp thông tin cho các NHTM, nhưng trên thực tế

CIC mới chỉ quan tâm dòng thông tin từ phía các doanh nghiệp mà chưa quan tâm đúng mức đến dòng thông tin nội bộ trong hệ thống NHTM. Bởi vậy, với chức năng của mình, CIC cần quan tâm hơn nữa đến việc nghiên cứu môi trường hoạt động hiện thời của các NHTM Việt Nam, tiến hành phân tích, đánh giá, công bố các thông số tài chính của một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung cũng như của từng nhóm ngân hàng có quy mô, điều kiện hoạt động tương tự nhau. Đây sẽ là nguồn thông tin quý giá giúp các NHTM tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng mình.

Thứ tư, Hỗ trợ việc nâng cấp hệ thống thông tin quản lý cho các NHTM

Nhà nước.

Có thể nói, toàn bộ hệ thống thông tin quản lý nói chung và thông tin phục vụ phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp thông tin kế toán, tài chính của ban quản lý điều hành NHTM và NHNN. Tuy nhiên, việc nâng cấp hệ thống thông tin quản lý đòi hỏi chi phí rất lớn vượt quá khả năng tài chính của ngân hàng. Vì vậy, NHNN và Chính Phủ cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các NHTM Nhà nước đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo cán bộ theo yêu cầu của công tác đặt ra.

KẾT LUẬN

Hệ thống NHTM Việt Nam đang củng cố phát triển trong môi trường với những thách thức và khó khăn từ nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế trong nước chưa có dấu hiệu hồi phục rõ nét, hoạt động phân tích tài chính ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng. Tuy nhiên để phát huy vai trò quan trọng của công tác phân tích tài chính ở các NHMT nói chung và tại VIB nói riêng thì cần phải hiểu và sử dụng những phương pháp phân tích thích hợp. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chủ yếu đề cập công tác phân tích tài chính tại VIB để từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính tại VIB.

Luận văn đã có đóng góp sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính NHTM

Thứ hai, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, từ đó rút ra những ưu điểm cũng như tồn tại của công tác phân tích này tại ngân hàng, cũng như chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại đó, để khẳng định sự cần thiết phải nâng cao phân tích tài chính VIB.

Thứ ba, dựa trên những nội dung phương pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu đã và đang được áp dụng, với mục đích góp phần hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính tại các NHTM nói chung và tại VIB nói riêng, luận văn đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị cần thiết để hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại VIB.

Tuy nhiên, đề có thể áp dụng công tác phân tích này thì cần phải có những điều kiện về pháp lý, sự cố gắng của ngân hàng, và sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước đặc biệt là NHNN Việt Nam.

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu khá phức tạp và còn chưa được đặc biệt quan tâm, nên khó tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Nhưng với mong muốn hoàn thiện hơn nữa đề tài này để áp dụng hiệu quả trong công tác phân tích tại NHTM, tác giả rất mong muốn nhận ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô, và những người tâm huyết đến để tài này.

Xin trân trọng cảm ơn!

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia

3. Giáo trình kế toán ngân hàng – Học viện ngân hàng- NXB Thống kê- NGƯT Vũ Thiện Thập và Nguyễn Thị Thanh Hương.

4. Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng – Học viện ngân hàng –NXB Thống kê – TS Tô Kim Ngọc.

5. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng – Học viện ngân hàng 6. Giáo trình quản trị ngân hàng – Học viện ngân hàng

7. Giáo trình quản trị ngân hàng – Peter S.Rose

8. Giáo trình thống kê ngân hàng- Học viện ngân hàng- NXB Thống kê- TS Dương Thanh Dung và Ths Nguyễn Thị Thanh Hương

9. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại – NXB Thống kê – PGS TS Nguyễn Duệ

10. Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ trưởng BTC ban hành và các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực.

11. Tạp chí ngân hàng và tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w