Khi phân tích tình hình huy động vốn đầu tiên các nhà phân tích quan tâm đến quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động. Hình 2.5 sẽ cho thấy đường xu hướng biến động tình hình huy động vốn từ năm 2007 đến 2011, VIB đã có tốc độ tăng trưởng huy động vốn khá tốt nhất là năm 2009-2010, tuy nhiên đến năm 2011 huy động vốn của VIB đã có dấu hiệu chậm lại, và có giảm nhẹ so với năm 2010.
Hình 2.5: Huy động vốn của VIB từ 2007-2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011 và 2012 của VIB)
Tính đến năm 2012, huy động vốn thị trường 1 (huy động tổ chức kinh tế và cá nhân) bao gồm phát hành giấy tờ có giá, đến cuối năm 2012 đạt 40,441 tỷ VNĐ, giảm so với năm 2011 ở mức 57,489 tỷ VNĐ. Kể từ tháng 9 năm 2011, khi NHNN áp dụng lãi suất trần huy động, VIB đã nghiêm túc tuân thủ các quy định của NHNN về trần lãi suất nên huy động vốn có giảm. Đến nay tình hình huy động vốn của VIB đã ổn định hơn, đảm bảo thanh khoản tốt không bị suy giảm trong khi các ngân hàng quy mô nhỏ rơi vào khó khăn mất thanh khoản.
Tiền gửi của khách hàng chủ yếu là tiền gửi CKH và tiết kiệm CKH, chiếm đến 81% trong tổng huy động thị trường 1. Theo cơ cấu loại tiền thì VNĐ chiếm đến 83% trong số tổng huy động thị trường 1. Chi tiết theo bảng sau:
Bảng 2.6: Chi tiết huy động TT1 của VIB năm 2012
HUY ĐỘNG THỊ TRƯỜNG 1 31-12-11 Tỷ trọng
1.TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG 39.400.448.784.222 98%
Tiền, vàng gửi không kỳ hạn 6.413.952.308.252 16%
- Bằng VND 4.423.795.995.697 11%
- Bằng ngoại tệ, vàng 1.990.156.312.555 5%
Tiền, vàng gửi có kỳ hạn 32.861.413.595.165 81%
- Bằng VND 28.408.802.359.384 70%
- Bằng ngoại tệ, vàng 4.452.611.235.781 11%
Tiền gửi vốn chuyên dùng 4.243.747.435 0% Tiền gửi ký quỹ 120.839.133.370 0%
2. PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ 1.000.598.913.854 2%
Bằng VND 1.000.346.010.816 2%
Bằng ngoại tệ, vàng 252.903.038 0%
Total 40,401,047,698,076 100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của VIB)
Nếu xét cơ cấu huy động vốn thị trường 1 của VIB theo kỳ hạn ngắn trung dài thì huy động ngắn hạn chiếm đến tận 98%, đây cũng là tình trạng huy động chung trong tất cả ngân hàng hiện nay. Nếu huy động chủ yếu là ngắn hạn, trong khi những dự án cho vay tập trung vào trung và dài hạn, thì các ngân hàng dễ rơi vào tình trạng mất thanh khoản nếu tiềm lực tài chính không đủ mạnh.
Nếu xét cơ cấu huy động vốn thị trường 1 của VIB theo kỳ hạn ngắn trung dài thì huy động ngắn hạn chiếm đến tận 98%, với giá trị 56,532 tỷ VNĐ, đây cũng là tình trạng huy động chung trong tất cả ngân hàng hiện nay. Nếu huy động chủ yếulà ngắn hạn, trong khi những dự án cho vay tập trung vào trung và dài hạn, thì các ngân hàng dễ rơi vào tình trạng mất thanh khoản nếu tiềm lực tài chính không đủ mạnh.
Hình 2.6: Tốc độ tăng huy động vốn của VIB các tháng trong năm 2012
(Nguồn: Báo cáo sơ kết năm 2012 của VIB)
Vốn huy động thị trường 2 cũng sụt giảm đáng kể, trong khi năm 2011 tăng lên 27%, tương đương tăng hơn 6 nghìn tỷ VNĐ so với năm 2010, đến năm 2012 đã sụt giảm 18,440 tỷ VND. Trong tổng vốn huy động thị trường 2 là 11,086 tỷ VNĐ thì tiền gửi của TCTD chỉ có 3,616 tỷ VNĐ (chiếm khoảng 32% với vốn huy động TT2), và chiếm phần lớn là vay các TCTD khác 7,470 tỷ ( chiếm khoảng 67% so với vốn huy đông TT2). Như vậy nguồn vốn huy động TT2 giảm chủ yếu nguồn vốn huy động có kỳ hạn, từ 20,605 tỷ VNĐ năm 2011 xuống chỉ còn 3,473 tỷ VNĐ năm 2012.