Nhìn chung, trong môi trường hoạt động của VIB hiện nay còn rất nhiều tồn tại gây cản trở cho việc thực hiện công tác phân tích và sử dụng các phương pháp phân tích vào đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó:
(1) Về mặt tổ chức, VIB nên hoàn thiện đội ngũ phòng chuyên trách thực hiện công tác đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng có trình độ cao. Phòng phân tích tài chính hiên này đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban Tài chính, có thể tiến hành phân tích, đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình, của các đối thủ cạnh tranh theo quy trình nhất định. Tuy nhiên quy mô phòng nhỏ chưa đáp ứng công tác phân tích thường xuyên và có hiệu quả, nên mở rộng và phát triển phòng phân tích tài chính để tạo ra báo cáo với nguồn thông tin đã qua xử lý một cách nhanh, kịp thời và chính xác hơn, từ đó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có được những quyết định tài chính đúng đắn.
(2) Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng của công tác kế toán, kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy cần thiết của các thông tin, các chỉ tiêu tài chính. Có thể nói tính chính xác và đầy đủ của nguồn thông tin là điều kiện tiên quyết để các kết luận phân tích thật sự có ý nghĩa cho công tác quản trị điều hành. Vì thế, việc hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán, thống kê đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích BCTC phục vụ công tác quản trị.
(3) Ngân hàng phải làm tốt kế toán quản trị.
Kế toán quản trị phục vụ hữu ích cho việc ra quyết định quản trị của ngân hàng. Khác với kế toán tài chính khi làm kế toán quản trị, nhà lãnh đạo ngân hàng thấy cần phải có thông tin gì phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh sẽ tự bổ sung thêm vào công tác kế toán của đơn vị mình, những nội dung đó trên cơ sở quy định hướng dẫn của pháp luật. Chẳng hạn, để xác định tính ổn định của nguồn vốn, ngân hàng phải xử lý được kỳ hạn của tài sản có
và tài sản nợ. Muốn vậy, ngân hàng phải chi tiết hoá hệ thống tài sản đảm bảo theo dõi thời hạn của tài sản, nguồn vốn đến từng ngày dùa vào sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và đội ngò cán bộ có trình độ cao. Đây là điều không dễ thực hiện. Song để đạt được mục tiêu an toàn lành mạnh và hiệu quả, các NHTM nói chung, VIB nói riêng phải không ngừng vươn lên đổi mới và phát triển.
(4) Cần ứng dụng tin học vào công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều phương pháp phân tích đòi hỏi việc tính toán các chỉ tiêu rất cụ thể, chính xác, các chỉ tiêu phải được tính cho nhiều kỳ. Nhưng tại VIB, tuy đã ứng dụng tin học vào công tác này song mức độ chưa cao, số liệu đôi lúc chưa chính xác, chưa kịp thời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của thông tin. Bởi vậy, ứng dụng tin học vào công tác phân tích BCTC để cập nhật, lưu dữ số liệu thường xuyên, có hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả công tác này là rất quan trọng.
Cũng cần thay đổi nhận thức về công tác làm tin học, chỉ coi công nghệ thông tin là công cụ thuần tuý. Chính vì thế, tại VIB hiện nay, đội ngũ cán bộ làm tin học còn khá nhiều bất cập: Chỉ thông thạo về tin học hoặc ngược lại, chỉ chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng. Do vậy, VIB cần tích cực và chủ động trong việc nâng cao chất lượng của cán bộ tin học ngay từ khâu tuyển dụng, đãi ngộ và đào tạo.
(5) Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ và năng lực phân tích, đánh giá của cán bộ quản lý và điều hành hoạt động ngân hàng.
Phân tích hoạt động kinh doanh là yêu cầu cần thiết khách quan không thể thiếu được trong công tác điều hành, quản lý kinh doanh của nhà quản trị ngân hàng. Do đó, trước hết mỗi ngân hàng cần nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ quản lý ngân hàng về công tác phân tích, đánh giá và sử dụng các phương pháp phân tích đồng thời phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng phân tích cho cán bộ quản lý trong hệ thống ngân hàng,
tạo ra đội ngũ các nhà quản lý ngân hàng có năng lực phân tích, năng lực tổ chức công tác phân tích, đánh giá công tác hoạch định và điều hành trực tiếp các hoạt động kinh doanh, phục vụ tốt cho việc ra quyết định quản lý của các nhà lãnh đạo.