Phương pháp phân tích tài chính của NHTM

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 41)

1.3.3.1. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính của ngân hàng phải lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở. Cụ thể, khi phân tích tài chính ngân hàng thương mại cần quán triệt các nguyên tắc sau:

- Phải xem xét các chỉ tiêu phản ánh tài chính của ngân hàng thương mại trong quá trình vận động biến đổi và phát triển.

- Phải xem xét phân tích tài chính trong mối quan hệ biện chứng.

- Khi xem xét các chi tiêu phản ánh tài chính của ngân hàng phải xuất phát từ thực tế khách quan và phải có quan điểm lịch sử cụ thể.

- Xem xét các chỉ tiêu phân tích tài chính ngân hàng phải thường xuyên phát hiện ra mâu thuẫn giữa các mặt hoạt động, phân loại mâu thuẫn và tìm ra

1.3.3.2. Phương pháp phân tích tài chính

Để phân tích các chỉ tiêu, nhà phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau hoặc thực hiện kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình phân tích một chỉ tiêu nào đó. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu:

a. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích và thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích, đánh giá. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích kinh tế nhằm đạt được các mục đích sau:

Qua so sánh người ta sẽ thấy được kết quả của việc thực hiện các mục tiêu do ngân hàng đặt ra. Muốn vậy phải so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra hay giữa thực tế với kế hoạch.

Qua so sánh có thể biết được tốc độ xu hướng và quy luật phát triển của các hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước.

Qua so sánh giúp người ta biết được mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng ngân hàng trong quá trình thực hiện mục tiêu do chính ngân hàng đề ra. Muốn vậy phải so sánh kết quả của ngân hàng này với kết quả của ngân hàng khác có cùng điều kiện, quy mô hoạt động và so sánh kết quả của từng đơn vị thành viên với mức bình quân ngành.

So sánh là phương pháp đơn giản nhất, nhưng để có thể tiến hành được so sánh như trên cần được đảm bảo các điều kiện: các chỉ tiêu, các đại lượng khi được đem ra so sánh với nhau phải đồng nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường và phải được thu nhập trong cùng đơn vị thời gian.

Về kỹ thuật so sánh người ta thường tiến hành cụ thể như sau: 36

So sánh bằng số tuyệt đối: Việc so sánh này cho biết khối lượng quy mô của chỉ tiêu kinh tế được biểu hiện bằng tiền mà ngân hàng đạt được ở kỳ thực tế so với kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch là tăng hay giảm.

So sánh bằng số tương đối: Sẽ tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Do vậy, so sánh bằng số tương đối giúp ta thấy được tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong tổng thể thấy được tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu…

So sánh bằng số bình quân: Số bình quân được tính bằng cách san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu phân tích nhằm phản ánh đặc điểm điển hình của chỉ tiêu kinh tế đó. Vì vậy, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà một ngân hàng đạt được so với bình quân chung của ngành, làm cơ sở để kết luận về sự tiến bộ hay lạc hậu của đơn vị ngân hàng đó.

b. Phương pháp phân tổ

Phân tổ là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu chi tiết.

Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được lựa chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ. Phân tổ chính xác, khoa học trước hết phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Có tiêu thức phân tổ nói rõ được bản chất của hiện tượng, nhưng cũng có những tiêu thức nếu được chọn làm căn cứ phân tổ sẽ không đáp ứng được mục đích nghiên cứu, thậm chí còn làm cho hiểu sai lệch bản chất của hiện tượng. Do đó, lựa chọn tiêu thức phân tổ là vấn đề quan trọng đầu tiên phải đề ra theo các nguyên tắc sau đây:

- Phải chọn ra tiêu thức bản chất và phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tiêu thức bản chất là tiêu thức nói lên bản chất của chỉ tiêu kinh tế, phản ánh đặc trưng cơ bản của chỉ tiêu kinh tế trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Chẳng hạn, khi phân tổ hoạt động tín dụng để xác định mức độ tập trung vốn theo thành phần kinh tế thì tiêu thức thành phần kinh tế là tiêu thức bản chất, còn nếu phân tổ hoạt động tín dụng để xác định các khách hàng lớn của

ngân hàng, từ đó có chính sách Marketing thích hợp thì tiêu thức bản chất phải là tiêu thức theo khách hàng.

- Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của chỉ tiêu tổng hợp để chọn ra các tiêu thức phân tổ thích hợp, vì tiêu thức phân tổ cũng mang những ý nghĩa khác nhau trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Nếu chỉ dùng một tiêu thức phân tổ chung cho mọi trường hợp thì tiêu thức đó trong trường hợp này có thể giúp ta nghiên cứu chính xác, nhưng trong điều kiện khác lại không có tác dụng gì cả.

- Phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu và nguồn tài liệu mà quyết định phân tổ chỉ tiêu kinh tế theo mét hay nhiều tiêu thức. Việc phân tổ theo một tiêu thức chỉ phản ánh một mặt nào đó của chỉ tiêu kinh tế, nếu phân tổ kết hợp theo nhiều tiêu thức sẽ phản ánh được nhiều mặt khác nhau của hiện tượng.

Tuỳ theo mục đích phân tích, đánh giá, nhà phân tích có thể phân chia chỉ tiêu kinh tế theo các tiêu thức cơ bản sau đây:

- Tiêu thức thời gian: Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu nợ quá hạn, có thể phân chia nợ quá hạn theo thời gian, nợ quá hạn từ 1đến 90 ngày, nợ quá hạn từ 91đến 180 ngày…

- Tiêu thức không gian: Chẳng hạn nợ quá hạn thị trường 1(thị trường quan hệ với khách hàng), nợ quá hạn thị trường 2 (quan hệ trong hệ thống khách hàng).

- Căn cứ vào nội dung kinh tế và yếu tố cấu thành các chỉ tiêu: Chẳng hạn khi phân tích nguồn vốn huy động của ngân hàng, nhà phân tích có thể chia nhỏ nó thành vốn huy động tiền gửi, vốn đi vay các TCTD khác, vốn nhận tài trợ uỷ thác đầu tư.

Mỗi tiêu thức phân chia đem lại cho nhà phân tích cách nhìn nhận hiện tượng kinh tế dưới các góc độ khác nhau. Nếu phân chia chỉ tiêu kinh tế theo thời gian sẽ thấy được xu hướng phát triển, quy luật phát triển của hiện tượng kinh tế. Nếu phân chia chỉ tiêu kinh tế theo địa điểm phát sinh có thể thấy được nguồn gốc hình thành của chúng. Còn phân chia chỉ tiêu kinh tế theo

yếu tố cấu thành sẽ giúp các nhà phân tích nhìn thấy kết cấu của hiện tượng kinh tế, sự biến đổi của từng bộ phận tác động đến sự biến đổi của hiện tượng kinh tế như thế nào. Cách nhìn nhận kết quả kinh tế đa chiều như vậy giúp cho việc nghiên cứu của nhà phân tích thêm sắc sảo.

Có thể nói, phân tổ là phương pháp phân tích BCTC quan trọng. Nó là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích khác. Bởi vì, chỉ sau khi phân chia chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu bộ phận có tính chất khác nhau thì việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối quan hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn.

c. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Một tỷ lệ là sự biểu hiện một mối quan hệ giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác. Một tỷ lệ chỉ có ý nghĩa khi các yếu tố cấu thành nó thể hiện một mối quan hệ có ý nghĩa. Chẳng hạn như, tổng khối lượng tín dụng trên tổng tài sản cho nhà phân tích thấy tín dụng có phải là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng đó không, hay tỷ lệ: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng.

Bản chất của phương pháp phân tích tỷ lệ là thực hiện so sánh giữa các tỷ lệ. Sự so sánh các tỷ lệ có ý nghĩa khi thực hiên sự so sánh với cùng tỷ lệ đó của một ngân hàng hoặc của ngân hàng khác có cùng điều kiện và quy mô hoạt động hay so sánh với chuẩn mực chung của ngành.

Việc thiết lập các chỉ tiêu dưới dạng tỷ lệ là phương pháp phân tích mang tính so sánh nên phương pháp tỷ lệ luôn được xem là công cụ tốt trong phân tích. Phân tích tỷ lệ cho phép nhà phân tích nhìn thấy các quan hệ làm bộc lé các điều kiện và xu thế mà xu thế này thường không thể ghi lại bằng sự kiểm tra các bộ phận cấu thành riêng rẽ của tỷ số. Nhờ đó, nhà phân tích có thể nhìn thấu suốt bên trong các hoạt động của ngân hàng.

Tuy nhiên phân tích tỷ lệ chủ yếu dùa vào các số liệu kế toán quá khứ, do đó nó chỉ cho biết tình hình hoạt động kinh doanh đã qua của ngân hàng, nhà phân tích chỉ có thể thực hiện dự đoán phần nào tình hình tương lai của

ngân hàng mình thông qua các kỹ thuật ngoại suy. Đặc biệt, phân tích tỷ lệ chỉ phản ánh được hiện tượng tốt hay xấu của hoạt động kinh doanh mà không nói nên được nguyên nhân của hiện tượng đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây là những vấn đề lý thuyết cơ bản về phân tích tài chính NHTM đã được hệ thống hóa lại và sắp xếp một cách khoa học, trên cơ sở nghiên cứu phần lý luận chương sau khóa luận sẽ đi sâu phân tích tài chính thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.1.TỔNG QUAN VỀ NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM 2.1.1. Tổng quan về VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 4.300 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình chọn….

Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) –Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt

động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro … để triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh của VIB và đặc biệt là nâng cao chất lượng Dịch vụ Khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế.

Mục tiêu được VIB để ra đó là “VIB trở thành một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam và trở thành ngân hàng dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam.”

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, VIB luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh với quyết tâm “trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”. Sứ mệnh của ngân hàng Quốc tế VIB là:

- Cung cấp các giải pháp vượt trội thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng - Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông

- Xây dựng văn hóa tinh thần doanh nghiệp và môi trường làm việc cởi mở - Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng

Một trong những sứ mệnh được ban lãnh đạo VIB xác định ngay từ ngày đầu thành lập là “Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng”. Do vậy, hiện VIB đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Năm giá trị cốt lõi được VIB đề cao đó là : - Hướng tới khách hàng - Nỗ lực vượt trội - Trung thực - Tinh thần đồng đội - Tuân thủ kỷ luật 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 42

VIB đã xây dựng cơ cấu tổ chức của ngân hàng theo hướng hiện đại theo từng mảng nghiệp vụ và theo đối tượng khách hàng nhằm tập trung hiệu quả nguồn lực để phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau với những nhu cầu khác nhau và đảm bảo công tác quản trị, điều hành được thuận lợi, an toàn và hiệu quả theo mô hình ngân hàng hiện đại.

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. - Hội đồng quản trị: Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân

hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

- Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động

tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

- Các Uỷ ban: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong

việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.

- Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w