Hoạt động tín dụng năm 2011 đã bắt đầu có dấu hiện tăng trưởng chậm lại, do nền kinh tế đầy bất ổn và khó khăn, và các biện pháp kiểm soát chặt của NHNN. VIB chọn một phương án phát triển kinh doanh thận trọng và kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Hình 2.7: Dư nợ của VIB từ 2007-2012
Đơn vị : Tỷ VNĐ
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của VIB)
So sánh năm 2011 với 2012 tình hình cho vay của VIB như sau: tổng dư nợ đã sụt giảm khoảng 9,354 tỷ, trong đó cơ cấu dư nợ cho vay như sau: đáng kể nhất là cho vay các TCKT và cá nhân trong nước giảm mạnh nhất
khoảng 9,306 tỷ VNĐ. Việc sụt giảm dư nợ bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân khách quan là tình hình kinh tế thế giới u ám, việc siết chặt tăng trưởng dư nợ của NHNN thì VIB cũng đã tự mình nhận thức được vấn đề đồng thời chủ động kiểm soát sát sao chất lượng tín dụng tại VIB. Một loạt các chính sách về phát triển tín dụng năm 2012 đã được VIB áp dụng, trong đó luôn nhấn mạnh đến chất lượng nguồn tín dụng và đồng thời kiểm soát nợ xấu tại đơn vị. Do vậy vấn đề sụt giảm dư nợ tại VIB cũng như các NH khác trong năm 2012 được coi là tất yếu cho một xu thế phát triển mới của thời kỳ tái cơ cấu toàn diện ngành ngân hàng ở Việt Nam.
Bảng 2.7: Chi tiết dư nợ của VIB năm 2012
DƯ NỢ CHO VAY KHÁCH HÀNG 31-12-12 31-12-11 Tăng / Giảm
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong nước 34,005 43,311 -9,306
Cho vay chiết khấu thương phiếu và các
giấy tờ có giá 13 5 8
Cho thuê tài chính 0 0 0
Các khoản trả thay khách hàng 0 0 0
Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 189 161 28 Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân
nước ngoài 0 85 -85
Cho vay theo chỉ định của Chính Phủ 0 0 0
Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý 0 0 0
Total 34,207 43,561 -9,354
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của VIB)
Nhằm giúp cho công tác phân tích dư nợ có chiều sâu, các nhà phân tích ngân hàng thường tiến hành phân tích dư nợ theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Tại VIB dư nợ thường được phân loại theo thời hạn cho vay, loại tiền và thành phần kinh tế. Theo tiêu thức kỳ hạn, thì cho vay chủ yếu tập trung ở ngắn hạn dưới 1 năm 65%, cho vay trên 5 năm chỉ chiếm 18%. Biểu đồ sau sẽ cho thấy tình hình dư nợ của VIB trong các tháng của năm 2012 như sau, cùng với việc tăng trưởng dư nợ thì một yếu
tố quan trọng không thể bỏ qua khi các nhà quản trị phân tích đó là tỷ lệ nợ xấu NPL. Việc tăng trưởng tín dụng quá nóng trong các năm trước đã dẫn đến hậu quả nghiệm trọng là tỷ lệ NPL tăng quá cao, câu chuyện về nợ xấu của ngành ngân hàng đã trờ thành chủ đề được quan tâm nhất trong năm 2012. Từ đó đã đẫn đến việc các NH phải nỗ lực xử lý nợ xấu của mình, đồng thời xu hướng sát nhập và quyết tâm tái cơ cấu ngành NH của NHNN càng trở nên mạnh mẽ và cần thiết.
Hình 2.8: Tốc độ tăng dư nợ của VIB các tháng trong năm 2012
(Nguồn: Báo cáo sơ kết năm 2012 của VIB)
Năm 2012, VIB đã ra mắt một số sản phẩm cho vay then chốt giới thiệu thị trường bán lẻ, là sản phẩm Cho vay cá nhân kinh doanh với lãi suất ưu đãi giảm 1%/ năm so với lãi suất cho vay thông thường với hạn mức 1,000 tỷ VNĐ. Bên cạnh đó, nhằm giúp khách hàng tiếp cận vốn nhanh và ưu đãi nhất, VIB đã điều chỉnh sản phẩm “ Cho vay kinh doanh cá nhân” dành cho khách hàng là các cá nhân, chủ hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn. Theo đó, VIB chia sản phẩm này thành 2 nhóm: cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh và cho vay đầu tư tài sản cố dịnh. VIB luôn cam kết đồng hành cùng khách hàng và tuân thủ chặt chẽ quy định của NHNN.
Nhận diện được những rủi ro và nguy cơ từ thị trường có thể ành hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng và gây ra nguy cơ tổn thất cho VIB. Hội đồng quản trị và ban điều hành VIB chú trọng đầy mạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống. Nhận thấy ngành hàng của VIB đang đi lệch trọng tâm, chủ yếu tập trung vào các ngành rủi ro như Bất động sản. Chính vì vậy nhận diện được rủi ro, VIB giảm dần số dư các ngành hàng này, cũng như NPL tại các ngành này.
Theo QĐ 18, VIB được yêu cầu phải phân loại các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện vào 5 nhóm và lập dự phòng cụ thể tương ứng. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho các số dư trên giống tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho các khoản vay KH. Ngoài ra, NH cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị số dư các cam kết bảo lãnh,chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Khoản dự phòng chung này sẽ được lập đủ trong vòng 5 năm kể từ ngày QĐ 493 có hiệu lực.
Bảng 2.8: Quản trị rủi ro của VIB năm 2011-2012
Phân tích chất lượng nợ cho vay 31-12-12 31-12-11
Nợ đủ tiêu chuẩn 29,517 39,894
Nợ cần chú ý 3,756 2,496
Nợ dưới tiêu chuẩn 388 414
Nợ nghi ngờ 273 252
Nợ có khả năng mất vốn 273 506
Total 34,207 43,561
NPL 2.73% 2.69%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của VIB)
Năm 2012, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, thanh khoản kém, hoạt động không hiệu quả đã phải tiến hành sát nhập và tái cơ cấu, VIB cũng đã nỗ lực để tự hoàn thiện mình bằng cách đưa ra hàng loạt các chính sách rà soát
lại toàn bộ khoản vay tín dụng trên toàn hệ thống, cho ra bộ xếp hạng đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng với nhiều tiêu chí rõ ràng…
Với tình hình khó khăn năm 2012, nhưng NPL của VIB đang ở mức 2.73% ở dưới mức 3% đảm bảo đúng tỷ lệ quy định của NHNN. Tuy nhiên, VIB cũng áp dụng chính sách trích dự phòng rủi ro đầy thận trọng trong năm 2012 nên chi phí dự phòng /tổng thu thuần tăng cao so với năm trước. Việc thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ cho thấy sự tuân thủ của VIB đồng thời thể hiện bước đi phát triển vững chắc trong giai đoạn kinh tế suy thoái hiện nay. Cụ thể , chi phí dự phòng năm 2012 và 2011 như sau:
Bảng 2.9: Chi phí dự phòng của VIB năm 2011-2012 DỰ PHÒNG RỦI RO CHO VAY KH Dự phòng cụ thể Dự phòngchung Tổng DP 2012 VND VND VND Số dư đầu kỳ (31/12/2011) 363,948,581,485 323,948,683,038 687,897,264,523 Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/(Hoàn nhập dự phòng trong kỳ) 334,925,919,179 -80,268,476,282 254,657,442,897 Dự phòng giảm do xử lý các
khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng -432,866,723,452 -432,866,723,452 Số dư cuối kỳ (31/12/2012) 266,007,777,212 243,680,206,756 509,687,983,968 2011 Số dư đầu kỳ (31/12/2010) 168,635,619,755 304,997,053,486 473,632,673,241 Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/(Hoàn nhập dự phòng trong kỳ) 857,949,428,821 18,951,629,552 876,901,058,373 Dự phòng giảm do xử lý các
khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng
-662,636,467,091 -662,636,467,091
Số dư cuối kỳ (31/12/2011) 363,948,581,485 323,948,683,038 687,897,264,523
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của VIB)