Chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình tài sản,nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 96 - 100)

Phân tích khái quát quy mô cơ cấu tài sản – nguồn vốn là bước phân tích ban đầu và khái quát nhất về tình hình tài sản có và tài sản nợ của NHTM. Việc đánh giá này được thực hiện dựa vào bảng tổng kết tài sản của ngân hàng. Để thực hiện đầy đủ các nội dung phân tích, từ đánh giá tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, kết cấu của tài sản, nguồn vốn đến tính hợp lý giữa cơ cấu tài sản, nguồn vốn, nhà phân tích phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích khác nhau.

Bước đầu tiên trong quá trình phân tích, các nhà phân tích phải sử dụng phương pháp phân loại để phân loại tài sản và nguồn vốn theo một trình tự nhất định phù hợp với mục tiêu phân tích và thống nhất với toàn hệ thống ngân hàng. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho công tác thu thập thông tin quản lý của chính VIB mà còn giúp NHNN thuận lợi trong công tác tổng hợp số liệu toàn ngành. Vì vậy, để đánh giá khái quát tình hình tài sản nguồn vốn của ngân hàng, cần phải thống nhất cách phân loại tài sản, nguồn vốn thành các nhóm lớn như trong bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Phân loại tài sản, nguồn vốn.

Tài sản Nguồn vốn

1. Ngân quỹ và giao dịch với NHNN và

các tài chính tín dụng khác 1. Tiền gửi của kho bạc, tiền gửi củaNHNN và tiền gửi, vay của cácTCTD. Trong đó: -Ngắn hạn.

-Trung và dài hạn. 2. Tín dụng đối với tổ chức kinh tế và

cá nhân. Trong đó:- Ngắn hạn. -Trung và dài hạn.

2. Tiền gửi của khách hàng không phải là TCTD. Trong đó:- Ngắn hạn.

-Dài hạn. 3. Các hoạt động về đầu tư.

Trong đó:- Ngắn hạn. - Trung và dài hạn. 3. Phát hành chứng khoán. Trong đó: -Ngắn hạn. -Trung và dài hạn. 90

4. Tài sản có khác. 4. Tài sản nợ khác. 5. Tài sản cố định 5. Vốn chủ sở hữu.

Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

Cơ sở khoa học của cách phân loại này là tính chất thị trường, kỳ hạn của đồng vốn và đối tượng sở hữu vốn. Dựa vào phân loại này, nhà phân tích có thể thấy được mức độ có thể thanh toán ngay, mức độ tạo thu nhập của tài sản, thấy được mối quan hệ và sự phụ thuộc của một ngân hàng vào các ngân hàng khác và thị trường tiền tệ. Mặt khác sự phân loại này còn thể hiện sự tương ứng giữa từng loại tài sản và nguồn vốn, từ đó giúp nhà phân tích kịp thời nhận diện được những thuận lợi, những khó khăn, thấy được thế mạnh và chiến lược huy động vốn, thấy được sự mất cân đối trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn của ngân hàng để có biện pháp xử lý.

Sau khi tiến hành phân loại tài sản và nguồn vốn, dựa vào số liệu sẵn có trong bảng tổng kết tài sản và một số tính toán đơn thuần, bằng phương pháp so sánh, các nhà phân tích đã kết luận về tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, nguồn vốn và biến động về kết cấu tài sản, nguồn vốn qua các năm theo những tiêu thức phân chia nhất định như trên.

Tuy nhiên để đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thì các nhà phân tích phải sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ với nội dung cơ bản là thực hiện tính toán một số tỷ lệ nhất định và so sánh với cùng tỷ lệ đó ở kỳ trước hoặc so với mục tiêu kế hoạch. Qua đó, các nhà phân tích sẽ thấy được tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, làm cơ sở để hoạch định các dự án kinh doanh hợp lý. Các chỉ tiêu tổng hợp để sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn như sau:

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn. Chỉ tiêu Cách xác định Mục đích sử dụng Tỷ lệ

chuẩn

(1) Tín dụng Tín dụng và đầu tư dài hạn Đánh giá sự cân đối 91

và đầu tư dài hạn trên nguồn vốn dài hạn

--- Nguồn vốn dài hạn

giữa nguồn vốn dài hạn với sử dụng vốn dài hạn = 1 (2) Tỷ lệ giữa các khoản phải trả và phải thu Các khoản phải trả --- Các khoản phải thu

Đánh giá mối quan hệ giữa tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn

= 1 Ý nghĩa của các chỉ tiêu:

Chỉ tiêu (1) thể hiện sự tương ứng giữa nguồn vốn dài hạn với sử dụng vốn dài hạn. Các thành phần của chỉ tiêu được xác định như sau:

Tín dụng và

Đầu tư dài hạn =

Đầu tư

cho TSCĐ +

Tín dụng dài hạn và Đầu tư, góp vốn dài hạn Nguồn vốn dài hạn = Vốn tự có + Nguồn vốn huy động dài hạn

Trong điều kiện bình thường, do nguồn vốn huy động ra, vào ngân hàng mang tính luân chuyển kế tiếp nhau nên ngân hàng có thể sử dụng được một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư, cho vay trung, dài hạn nhằm sử dụng chênh lệch lãi suất vốn có trong khung lãi suất lũy tiến theo thời gian (lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn) làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà vẫn đảm bảo tính thanh khoản. Mặt khác, đối với nước ta hiện nay, việc dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là yêu cầu cần thiết để giải quyết nhu cầu vốn trung dài hạn của nền kinh tế trong điều kiện nguồn vốn huy động chủ yếu của các NHTM và các TCTD khác là ngắn hạn. Tuy nhiên, việc làm trên nếu quá lạm dụng thì có thể dễ rơi vào tình trạng rủi ro về khả năng thanh toán. Bởi vì trong kinh doanh tiền tệ, do sự khác nhau về kỳ hạn thanh toán của nguồn vốn ngắn hạn, và nguồn vốn trung dài hạn nên nếu các khoản nợ ngắn hạn buộc phải chi trả vào thời điểm các khoản cho vay trung dài hạn đang còn hiệu lực thì ngân hàng sẽ bị khó khăn về khả năng thanh khoản. Mặt khác, ngân hàng dễ gặp phải rủi ro lãi suất do lãi suất nền kinh tế thị trường luôn biến động, khi lãi suất biến động tăng, lãi suất cho vay không thể bù đắp lãi suất huy động, hậu quả là thua lỗ, và nếu nghiêm trọng

có thể làm ngân hàng mất thanh toán. Bởi vậy, để hạn chế mức độ rủi ro lãi suất, giảm thiểu hậu quả khi có biến động lãi suất không thuận lợi, đảm bảo chi trả trong bất kỳ trường hợp nào ngân hàng vẫn có ngân quỹ với chi phí hợp lý để chi trả.

Nếu chỉ tiêu (1) nhỏ hơn 1, chứng tỏ ngân hàng không tìm được đầu ra cho nguồn vốn dài hạn, thể hiện công tác quản lý kinh doanh kém. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư, cho vay dài hạn. Việc dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư, cho vay dài hạn tiềm ẩn rủi ro khó lường nên thường được khống chế ở một tỷ lệ nhất định (hiện nay NHNN qui định không được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn quá 30%)

Chỉ tiêu (2) thể hiện mối quan hệ giữa tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của ngân hàng vì thông thường, tài sản khác chủ yếu là các khoản ngân hàng bị chiếm dụng và nguồn vốn khác phần lớn là các khoản ngân hàng đi chiếm dụng trong thanh toán. Đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là điều mà không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Tuy nhiên, nên hạn chế thấp nhất tình trạng này để nâng cao tính chủ động trong việc sử dụng vốn, tốt nhất vốn đi chiếm dụng và tài sản bị chiếm dụng nên tương đương nhau và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản nghĩa là trị số của chỉ tiêu (3) bằng 1 là hợp lý. Sau khi tính toán chỉ tiêu, bằng thao tác so sánh các nhà quản trị ngân hàng sẽ kết luận được hiệu quả sử dụng vốn và tính lành mạnh trong quan hệ thanh toán của ngân hàng.

Nếu tỷ lệ (3) lớn hơn 1 chứng tỏ vốn của ngân hàng bị chiếm dụng nhiều hơn vốn của ngân hàng đi chiếm dụng, ngân hàng bị đọng vốn trong thanh toán, làm giảm tốc độ quay vòng của tài sản. Ngược lại, nếu tỷ lệ (3) nhỏ hơn 1 cho thấy ngân hàng đi chiếm dụng vốn nhiều hơn số vốn ngân hàng

bị chiếm dụng, có thể là tín hiệu không lành mạnh trong quan hệ thanh toán giữa ngân hàng với các TCTD khác.

Như vậy, với những chỉ tiêu và phương pháp phân tích đã được đề xuất khá cụ thể như trên bước đầu giúp VIB hoàn thiện hơn nội dung đánh giá khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn. Cụ thể là, tài sản và nguồn vốn được phân loại khoa học hơn theo những tiêu thức bản chất, trên cơ sở đó cho phép nhà ngân hàng tính toán các chỉ tiêu một cách chính xác để phân tích sự thay đổi quy mô, kết cấu tài sản, nguồn vốn cũng như mối quan hệ cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn, làm nền tảng để ngân hàng hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng thươngmại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w