PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC
2.3.5. Hỗ trợ về thông tin tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanhnghiệp
Công tác cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp đã được Tỉnh chú trọng, đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án của Chính phủ cũng như của Tỉnh để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp như quy định của pháp luật, chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang Website, tổ chức để doanh nghiệp tham gia các hội trợ triển lãm, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức theo chuyên đề .v.v.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các cơ quan tuyên truyền pháp luật của tỉnh và các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp trên địa bàn,... thường xuyên tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách mới của nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Sở Lao động, Thương binh - Xã hội tỉnh đang thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp giai đoạn 2013-2016. Sở đã tổ chức 05 hội nghị tập huấn, phổ biến, hướng dẫn các quy định của Bộ Luật lao động năm 2012 và các Văn bản hướng dẫn thi hành cho Cán bộ của 627 doanh nghiệp, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện vệ sinh an toàn, vệ sinh lao động cho 265 lượt cán bộ quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, 6.916 người lao động, người sử dụng lao động và cán bộ an toàn lao động trong các doanh nghiệp,...
Tỉnh đã hình thành trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp thuộc sơ Kế hoạch và Đầu tư.
Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh, tư vấn và xúc tiến đầu tư mỗi năm mở khoảng 10 lớp để đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến việc tuyên truyền, trợ giúp pháp lý cho hàng trăm lượt doanh nghiệp/năm.
- Tư vấn hỗ trợ cho một số doanh nghiệp về trình tự đầu tư, thủ tục, hướng dẫn lập thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo lập môi trường tâm lý xã hội bình đẳng giữa các DNNVV với các doanh nghiệp khác, không có sự phân biệt đối xử giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước.
- Việc tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật: Sở KH&ĐT thường xuyên tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp trong thực hiện Luật Doanh nghiệp để kiến nghị với Trung ương để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tế. Hàng năm đều tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (2-3 Hội nghị lớn).
- Đối với nhiệm vụ đăng ký kinh doanh(là lĩnh vực liên quan nhiều đến trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp), Phòng đăng ký kinh doanh đã hướng dẫn và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp về quy trình thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Tạm ngừng, giải thể doanh nghiệp, các vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến tổ chức, quản trị, hoạt động của doanh nghiệp,... thông qua các hình thức như: giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, giải đáp bằng văn bản, giải đáp thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở. Các yêu cầu của doanh nghiệp thường được giải đáp trong thời hạn từ 3-5 ngày. Ngoài trả lời theo yêu cầu của doanh nghiệp như trên, Phòng thường xuyên đưa ra các câu hỏi và trả lời nang tính chất tình huống các vướng mắc của doanh nghiệp thường mắc phải, được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở và các báo, tạp chí chuyên ngành (như Tạp chí của Sở Tư pháp, Tạp chí của Liên đoàn Lao động tỉnh, Tạp chí của các hiệp hội .v.v.) để các doanh nghiệp khi gặp phải sẽ vận dụng thực hiện được ngay. Số lượng doanh nghiệp được hướng dẫn, trợ giúp pháp lý hàng năm lên đến hàng nghìn doanh nghiệp (trong đó chủ yếu là DNNVV).
- Đối với các lĩnh vực khác (như đăng ký đầu tư, đấu thầu, cấp vốn, quy hoạch, kế hoạch .v.v.): hàng năm cũng đã trợ giúp pháp lý cho hàng trăm doanh nghiệp.