Qui mô doanhnghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 65 - 68)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC

2.2.2.Qui mô doanhnghiệp nhỏ và vừa

+ Qui mô vốn

Bảng 2.3: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo qui mô vốn và phân theo loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp

Tổng số DNNVV Dưới 10 tỷ đồng Từ 10- 20 tỷ đồng Từ trên 20 đến dưới 100 tỷ đồng 4.234 3.298 742 194

Doanh nghiệp Nhà nước 20 3 8 9

Trung ương 8 3 2 3

Địa phương 12 2 7 3

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 4.094 3.278 692 124

Tập thể 567 489 70 8

Tư nhân 717 630 79 8

Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1.793 1.441 299 53 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 05 1 1 3 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 1.012 717 243 52

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 86 17 42 61

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 72 13 26 33 Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 14 4 6 4

(Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh)

Tính đến 31/12/2012, tổng số DNNVV của tỉnh là 4.234 doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng là 3.298 doanh nghiệp, chiếm 78% DNNVV; doanhnghiệp có vốn từ 10 - 20 tỷ đồng là 742 doanh nghiệp, chiếm 18% DNNVV; doanh nghiệp có vốn từ trên 20 đến dưới 10 tỷ đồng là 194 doanh nghiệp, chiếm 4% DNNVV.

Nhìn vào bảng trên ta thấy các DNNVV tập trung chủ yếu ở khu vực DN ngoài nhà nước với 4.094 doanh nghiệp, chiếm 97% tổng số DNNVV trong đó doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng ở khu vực này là 3.278 doanh nghiệp, chiếm 77% DNNVV.

+ Qui mô lao động

Tổng số lao động hiện đang làm việc có đến 31/12/2012 là 209.939 lao động. Số lao động bình quân một doanh nghiệp là 49 người.

- Phân theo khu vực kinh tế:

DNNVV Khu vực DNNN có 13.604 lao động; DNNVV khu vực ngoài nhà nước là 104.875 lao động; DNNVV khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 104.927 lao động.

- Phân theo ngành kinh tế

* Nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có 350 DNNVV và 8.944 lao động. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động ở nông

thôn, đồng thời cũng chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh nông nghiệp nằm trong vùng kinh tế Hà Nội - Hải Dương - Quảng Ninh.

* Nhóm ngành Công nghiệp - xây dựng có 2.387 DNNVV với 174.965 lao động. Lao động bình quân một doanh nghiệp là 73 người, 4,5% doanh nghiệp có dưới 5 lao động; 15,1% doanh nghiệp có từ 5-9 lao động; 56,3% doanh nghiệp có từ 10 đến 49 lao động; 20,5% doanh nghiệp có từ 50 đến 199 lao động; 3,6% doanh nghiệp có từ 200 - 299 lao động. Với qui mô lao động như trên, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng cũng phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ (68,3% số doanh nghiệp dưới 50 lao động).

* Nhóm ngành Thương mại - dịch vụ với 1.497 DNNVV với số lao động là 26.030 lao động trong đó: Thương mại là 13.973 lao động, vận tải kho bãi 6.052 lao động, các ngành dịch vụ khác là 6.005 lao động. Số lao động bình quân một doanh nghiệp là 16,8 lao động. Có 19,9% doanh nghiệp có dưới 5 lao động, 27,7% doanh nghiệp có từ 5 - 9 lao động, 46,4% doanh nghiệp có từ 10 đến 49 lao động, 6,0% doanh nghiệp có từ 50 - 100 lao động. Với qui mô lao động như trên, các doanh nghiệp nhóm ngành thương mại, dịch vụ thuộc loại doanh nghiệp nhỏ (99,6%) chỉ có một vài doanh nghiệp thuộc loại vừa.

+ Qui mô về tài sản cố định

Tổng số tài sản cố định của 4.234 DNNVV là 57133,2 tỷ đồng. Bình quân 13,24 tỷ đồng/ doanh nghiệp.

- Phân theo ngành kinh tế

* Nhóm ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản sử dụng số tài sản cố định 801,4 tỷ đồng. Bình quân 2,3 tỷ đồng/ doanh nghiệp, cũng như qui mô về vốn, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này có qui mô tài sản cố định rất nhỏ, chủ yếu là sản xuất thủ công, qui trình công nghệ lạc hậu, gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm thấp.

50.770,3 tỷ đồng. Bình quân 21,5 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Điều này thể hiện trình độ công nghệ và máy móc thiệt bị trong thời gian qua được trang bị khá đồng bộ và hiện đại, từ đó nhóm ngành này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhóm ngành Thương mại - dịch vụ sử dụng số tài sản cố định là 5.561,5 tỷ đồng. Bình quân 3,6 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Tốc độ tăng tài sản cố định của nhóm ngành này luôn chậm hơn tốc độ tăng trưởng của vốn, điều này phù hợp với tính phổ biến của nhóm ngành Thương mại - dịch vụ, vốn lưu động luôn cao hơn tài sản cố định khoảng trên 2 lần.

Tóm lại, các doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2010 - 2012 phát triển khá nhanh về số lượng nhưng qui mô doanh nghiệp nhìn chung còn nhỏ thể hiện ở qui mô lao động, qui mô vốn và tài sản cố định.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 65 - 68)