- Phần lớn lao động làm việc trong các doanhnghiệp nhỏ và vừa là lao động phổ thông, tay nghề thấp.
2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu
Về trợ giúp tài chính cho doanh nghiệp
+ Từ phía các Ngân hàng:
Trong thời gian trước đây, tỷ lệ lạm phát cao với chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước, ngân hàng nhà nước giới hạn tăng trưởng tín dụng của
ngân hàng thương mại không quá 30% khiến các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay hoặc cho vay cầm chừng.
Ngân hàng nhà nước bắt buộc các ngân hàng thương mại mua trái phiếu của Chính phủ với số tiền lớn khiến các ngân hàng thương mại khan hiếm nguồn tiền, đẩy lãi suất huy động lên cao, điều này dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng lên khiến các DNNVV không thể vay vốn.
Cơ chế thế chấp, tín chấp áp dụng đối với các DNNVV còn hạn chế khiến các doanh nghiệp thường không đáp ứng được nhu cầu vay vốn.
Các dự án vay vốn từ các DNNVV là dự án có quy mô nhỏ. Nhiều ngân hàng ngại cho vay vì chi phí cho thủ tục, thẩm định cao, rủi ro cao. Về nhận thức, nhiều ngân hàng thương mại chưa đánh giá đúng tầm quan trọng đặc biệt của khu vực DNNVV.
- Về hỗ trợ tài chính + Từ phía các DNNVV:
Ở tỉnh Hải Dương có những doanh nghiệp dù đáp ứng đủ điều kiện vay vốn nhưng chưa có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh do hàng tồn kho chậm tiêu thụ, sức cầu trong và ngoài nước còn thấp, thị trường đầu ra khó khăn. Một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do năng lực tài chính hạn chế, không chứng minh được tính khả thi cũng như hiệu quả của dự án, báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch, không chứng minh được khả năng trả nợ; một số doanh nghiệp có số nợ phải trả tồn đọng lớn, chưa có biện pháp xử lý, không có tài sản thế chấp… nên đã gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Ngoài ra một số các DNNVV chưa có kỹ năng lập dự án nên rất khó thuyết phục được Ngân hàng.
+ Về thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng của tỉnh: Do còn nhiều bất cập trong quy định về góp vốn điều lệ, mức phí..., tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng còn thiếu tính khả thi nên tỉnh chưa thành lập được.
- Về hỗ trợ mặt bằng sản xuất
Các DNNVV vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận đất đai là do nguồn lực khan hiếm trong điều kiện quốc gia đông dân số như Việt Nam. Các thủ tục về quyền sử dụng đất vẫn là một vướng mắc của doanh nghiệp trong tỉnh, điều này gây cản trở doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng.
-Về hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật
Hiện nay các DNNVV của tỉnh do thiếu vốn nên việc huy động nguồn vốn để kinh doanh và đổi mới công nghệ rất khó khăn. Thị trường vốn trung và dài hạn ở tỉnh chưa phát triển. Việc tiếp cận các nguồn vốn này rất khó khăn cho nên các DNNVV trong tỉnh không dám và không thể " đổi mới công nghệ". Không những thế quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ còn phức tạp và kéo dài; các chính sách văn bản pháp luật hay văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến các ưu đãi cho các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ chưa rõ ràng đầy đủ cộng với thái độ làm việc tiêu cực của một số cán bộ chức năng khiến quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ tốn kém nhiều thời gian.
Đa số các công nhân kỹ thuật trong các DNNVV của tỉnh hiện mới chỉ hạn chế ở năng lực tiếp thu và vận hành những công nghệ sẵn có một cách thụ động năng lực lựa chọn và làm chủ công nghệ kèm theo một số cải tiến nhỏ còn yếu kém.
Các DNNVV trong tỉnh còn thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ bên ngoài.
Về hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm
Khả năng tiếp cận thị trường của các DNNVV của tỉnh Hải Dương còn hạn chế, kể cả thị trường nội địa chứ chưa đề cập đến thị trường nước ngoài.
Nguyên nhân là do các DNNVV của tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ nên chỉ sản xuất kinh doanh cho thị trường nội địa, số ít cho thị trường xuất khẩu.
Tỉnh chưa tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trao đổi buôn bán, mở rộng thị trường và hoạt động trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn ưu
tiên của tỉnh được cung cấp các dịch vụ về xúc tiến thương mại; tham gia các hợp đồng mua sắm công.
Kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm xúc tiến đầu tư còn hạn chế và nhiều thiếu xót, trình độ về xúc tiến đầu tư còn chưa đồng đều. Chưa tiến hành đồng bộ và vận dụng hết các công cụ để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư.
Chưa có ngân sách riêng dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư. -Về hỗ trợ về thông tin tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
+ Hỗ trợ về thông tin tư vấn:
Do tỉnh cũng chưa tạo ra được một kênh thông tin hữu hiệu, đầu mối để đăng tải các quy định của pháp luật, thông tin liên quan đến thị trường để doanh nghiệp tìm hiểu.
Công tác trao đổi thông tin giữa các cơ quan chưa được nhiều, thiếu thông tin đầy đủ, chính xác, toàn diện về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc công khai và trao đổi các thông tin giữa các cơ quan quản lý còn nhiều vấn đề.
Về phía doanh nghiệp do tiết kiệm chi phí, các DNNVV thường không thành lập phòng marketing, nghiên cứu thị trường. Công tác quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm...cũng ít có điều kiện tham gia, vì mục đích tiết kiệm. Các cơ quan chức năng trong tỉnh cũng chưa có gì nhiều giúp đỡ loại hình doanh nghiệp này về mặt thông tin.
+ Hỗ trợ pháp lý:
- Về phía cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp: không
được bố trí chuyên trách, thiếu kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm thực tế, thường do cán bộ làm công tác chuyên môn thực hiện nên tính chuyên nghiệp, phương pháp thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Trong khi kinh phí cho tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa được bố trí.
- Về phía đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ pháp lý: Nhận thức của nhiều chủ doanh nghiệp về công tác pháp lý của doanh nghiệp chưa đúng mức, thậm trí có chủ doanh nghiệp chưa quan tâm, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp làm không đúng pháp luật, vi phạm pháp luật, vi phạm mới chồng nên vi phạm cũ,...nhất các thay đổi trong nội bộ của doanh nghiệp, gây ra những tranh chấp khó xử lý, có vi phạm không thể xử lý được. Hoạt động trợ giúp pháp lý trở nên khó khăn một phần còn vì thói quen không tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực mình quan tâm. Thậm chí, có tư tưởng cái thuộc về quyền lợi thì hiểu, thì biết rõ nhưng cái thuộc về nghĩa vụ, trách nhiệm, hoặc đã bị vi phạm thì lại nói là không hiểu, không biết, không thấy ai nói .v.v., tuy vậy nhưng khi được mời đi tập huấn, đào tạo thì lại không thấy đí, tự tìm hiểu cũng không ? Tại các bộ phận một cửa, một cửa liên thông, trụ sở các cơ quan nhà nước luôn treo các biểu mẫu, hướng dẫn hết sức cụ thể, chi tiết, có nội dung chỉ cần đọc là hiểu nhưng cũng chẳng có mấy ai chịu tìm hiểu ít nhiều, thường tới là hỏi và yêu cầu cán bộ hướng dẫn ngay. Ở mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .v.v.) hiện xảy ra ngày càng nhiều những tranh chấp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, thậm chí cũng đã nảy sinh nhiều tranh chấp giữa doanh nghiệp với nhà nước. Việc này vừa chứng minh hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý đối với doanh nghiệp thời gian vừa qua chưa đạt hiệu quả cao, thiếu tính phòng ngừa, hiệu quả hòa giải thấp ... Điều đó cũng đặt ra nhiệm vụ nặng nề của công tác trợ giúp pháp lý trong thời gian sắp tới.
- Về phía chính sách, luật pháp: Sự biến động, thay đổi quá nhiều của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cũng khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì không thể tự mình “thâu tóm” được toàn bộ, từ đó nhu cầu cần được hỗ trợ pháp lý của các doanh nghiệp ngày càng trở nên bức thiết. Trong khi đó doanh nghiệp yêu cầu chính sách, luật pháp phải có tính ổn định, lâu dài (tương đối) và nhất quán.
- Về hỗ trợ đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp chưa có chiến lược đào tạo gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, chưa xác định được nhu cầu đào tạo của nhân viên, chưa thấy được lợi ích trong việc cử người tham gia đào tạo. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo trong doanh nghiệp, nhưng khó bố trí được thời gian để tham gia các khóa đào tạo tập trung, đặc biệt là các khóa tập trung dài ngày nên việc chiêu sinh học viên gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc tổ chức các lớp đào tạo và gây lãng phí nguồn kinh phí để chiêu sinh, liên lạc .v.v.
+ Các khoản mục chi cho công tác tổ chức đào tạo theo quy định không được vượt quá định mức chi của Nhà nước (như tiền chi trả cho giảng viên, tiền Hội trường .v.v.), nhưng khi tiến hành tổ chức đào tạo thì định mức chi đó rất thấp so với thực tế.
- Các chương trình hỗ trợ khác thường gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các ngành, tuy vậy có nhiều chương trình hỗ trợ gần giống nhau (như đều là đào tạo cán bộ quản lý, ..v.v) chưa có quy định về cơ quan đầu mối tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp nên khó khăn cho công tác tổng hợp chung, đề xuất kiến nghị trong các cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3