Hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật cho doanhnghiệp nhỏ và vừa chưa tạo ra sự chuyển biến về trình độ công nghệ kỹ thuật cho hầu hết doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 82 - 83)

trên địa bàn. Bởi vậy, công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết đã lạc hậu so với thế giới.

Về hỗ trợthị trường tiêu thụ sản phẩm

- Hiện nay tỉnh chưa có một chiến lược xúc tiến đầu tư tổng thể, sự phối hợp giữa cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh với các tỉnh khác trong hoạt động xúc tiến đầu tư vẫn còn hạn chế bởi tính thiếu đồng bộ. So với một số tỉnh như tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...tỉnh Hải Dương còn kém tính năng động, sáng tạo trong việc thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đội ngũ cán bộ làm công tác thu hút đầu tư chưa nhiều, nhiều cán bộ năng lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là kỹ năng làm công tác xúc tiến đầu tư.

Chưa nhanh nhạy khai thác thị trường trong nước nhất là thị trường nông thôn rộng lớn, giá cả sản phẩm hàng hoá chưa phù hợp với khả năng thanh toán của thị trường, nhiều loại sản phẩm hàng hoá phải nhường chỗ cho sản phẩm hàng hoá của nước ngoài chiếm lĩnh. Thị trường nước ngoài chậm được khai thông, nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin, kinh nghiệm và kiến thức về thị trường nước ngoài.

Chưa thực hiện được chức năng “Tổ chức thực hiện việc thu thập, xử lý và cập nhật thông tin, tư liệu về pháp luật, kinh tế-xã hội, dự báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình đầu tư trên địa bàn, trong nước, trong khu vực để giúp các tổ chức, cá nhân lựa chọn dự án đầu tư”. Đây là khâu quan trọng nhưng trung tâm xúc tiến đầu tư chưa làm được, nên hiệu quả công việc chưa cao.

Hoạt động xúc tiến đầu tư chỉ được tài trợ bởi ngân sách tỉnh cấp cho hoạt động hàng năm của Trung tâm xúc tiến đầu tư. Chính vì vậy việc tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tưcòn rất hạn hẹp.

- Về hỗ trợ về thông tin tư vấn, pháp lý cho doanh nghiệp

- Công tác hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp không đều, không được đồng bộ, thường xuyên, còn thiếu và không đầy đủ dẫn tới việc doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu thông tin phải thông qua nhiều kênh thông tin cũng như phải tra cứu, tham khảo tại nhiều địa chỉ khác nhau nhưng cũng không đầy đủ.

- Về hỗ trợ đào tạo phát nhân lực cho các doanh nghiệp

Việc mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho doanh nghiệp của các cơ quan, tổ chức Nhà nước trên địa bàn Tỉnh trừ cơ quan Thuế còn lại đa phần là trùng lặp về nội dung, kiến thức truyền tải không mới, không thiết thực dẫn đến nhàm chán, không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 82 - 83)