DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa
Tiêu chí thứ nhất là gia tăng số lượng doanh nghiệp:
Gia tăng số lượng doanh nghiệp có nghĩa là các đơn vị, các cá thể kinh doanh là DNNVV ngày càng nhiều. Nói cách khác là làm tăng về mặt số lượng tuyệt đối các DNNVV; nhân rộng số lượng các DNNVV hiện tại; làm cho doanh nghiệp phát triển rộng sang các khu vực có thể thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở; làm tăng số các doanh nghiệp mới.
Nhờ phát triển số lượng doanh nghiệp sẽ làm cho các ngành kinh tế phát triển. Tiêu chí để đánh giá sự gia tăng số lượng doanh nghiệp.
* Số lượng DNNVV gia tăng qua các năm.
* Tốc độ phát triển doanh nghiệp xét cho từng ngành, vùng, lãnh thổ, khu vực:
Tiêu chí thứ hai là tăng quy mô doanh nghiệp:
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng lớn là làm cho doanh nghiệp có quy mô về vốn, lao động, công nghệ, cơ sở vật chất để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Quy mô là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, năng lực cung cấp sản phẩm cho xã hội và được biểu hiện tổng quát, trực tiếp ở tiêu chí giá trị sản phẩm làm ra, giá trị sản phẩm cung cấp cho xã hội.
- Chỉ tiêu phản ánh quy mô doanh nghiệp: tổng số vốn và từng loại vốn; tổng số lao động và từng loại lao động; tổng số cơ sở vật chất; diện tích mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu phản ánh quy mô ở trên đồng thời là chỉ tiêu phản ánh năng lực doanh nghiệp thông qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
Tiêu chí thứ ba là tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh trình độ khai thác và sử dụng nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao động và là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thông qua tiêu chí qui mô lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
Tiêu chí thứ tư là tăng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng
đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.
Thông qua tiêu chí số thuế nộp cho ngân sách nhà nước, việc làm và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp