0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Một số kiến nghị với Trung ương

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 (Trang 96 -100 )

- Phần lớn lao động làm việc trong các doanhnghiệp nhỏ và vừa là lao động phổ thông, tay nghề thấp.

ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NĂM

3.3. Một số kiến nghị với Trung ương

Thứ nhất, phát triển loại hình ngân hàng thương mại chuyên phục vụ DNVVN

như nghị quyết Trung ương đã đề ra. Thúc đẩy nhanh việc giảm lãi suất. Nếu chỉ đưa ra một giải pháp hạ lãi xuất thì cũng không phải là giải pháp tối ưu, mà phải thực hiện cả 03 điều: khoanh nợ, giãn nợ và mua lại nợ xấu. Tăng cường tính cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính cho thuê, cầm cố và dịch vụ tài chính khác. Nâng cao khả năng huy động vốn từ toàn bộ nền kinh tế, cải thiện quan hệ giữa các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính với các DNNVV.

Thứ hai, những khó khăn về mặt bằng kinh doanh, đất đai của các DNNVV là

sớm cụ thể hoá, công khai và qui hoạch tổng thể của các tỉnh và thành phố. Cụ thể hoá các chính sách, đền bù, giải toả, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở đơn giản, bình đẳng, phù hợp với các qui định pháp luật. Phát triển các khu công nghiệp, thương mại tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV thuê đất., ổn định sản xuất kinh doanh..

Thứ ba, Các chương trình hỗ trợ DNNVV cần đi sâu tìm hiểu nhu cầu của

từng địa phương, khu vực, từng ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, "ra tấm, ra món". Hỗ trợ doanh nghiệp phải trên tinh thần hỗ trợ cái mà doanh nghiệp cần, doanh nghiệp "đói" .v.v. chứ không phải là cứ cái gì mà nhà nước có, hoặc theo ý chí chủ quan cho rằng thế là tốt .v.v. thì đem hỗ trợ. Các chương trình hỗ trợ cần phải được triển khai, đánh giá kết quả, hiệu quả một cách nghiêm túc, kết quả cuối cùng là DNNVV phát triển.

Thứ tư, Theo nguyên tắc "tiền đăng, hậu kiểm", hiện đầu vào của việc thành

lập doanh nghiệp rất thông thoáng, tuy vậy, để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, đề nghị Trung ương nghiên cứu có yêu cầu bắt buộc người đại diện theo Pháp luật của DNNVV (thường cũng chính là các sáng lập viên của doanh nghiệp) phải được đào tạo một số nguyên tắc, kỹ năng .v.v. cơ bản, nhất là các quy định của Pháp luật khi điều hành doanh nghiệp. Việc làm này sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng kém hiểu biết về Pháp luật của một số doanh nghiệp, khi có vi phạm thì lại "kêu" lại "cãi" là không ai nói, "ai bảo mà biết" ...

Thứ năm , Có chiến lược đào tạo cán bộ làm công tác hỗ trợ doanh nghiệp

đảm bảo tính chuyên nghiệp, tâm huyết, được tu nghiệp, tham quan học hỏi ở nhiều nước, nhiều địa phương .v.v. từ đó mới nâng cao được tính thuyết phục, hiệu quả của các chương trình hỗ trợ.

Nhà nước nên ủy quyền cho các hiệp hội (tùy theo khả năng) thực hiện một số dịch vụ công. Đặc biệt, cần có cơ chế để các hiệp hội tham gia từ đầu vào quy trình xây dựng các chương trình, chính sách kinh tế với tư cách người phản biện. Song, về phần các hiệp hội, cần đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao năng lực và kỹ năng để tạo niềm tin của các DNNVV.

KẾT LUẬN

Rõ ràng, cần phải khẳng định lại rằng DNNVV tại Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung trước đây, hiện nay và cả trong tương lai luôn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu to lớn. Vai trò của các DNNVV được thể hiện cụ thể qua sự đóng góp vào GDP hàng năm, qua việc tạo việc làm cho người lao động, và những đóng góp vào quá trình phân phối lại thu nhập, giảm bớt sự phát triển không đồng đều giữa đô thị và nông thôn,... Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp; dân số chủ yếu sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Đây là một tỉnh có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong đó có những tiềm năng quan trọng như vị trí địa lý, thuận lợi giao thông, có nhiều làng nghề truyền thống, du lịch văn hoá phát triển... Có nhiều khu công nghiệp, có lực lượng lao động dồi dào, người dân năng động, sáng tạo, cần cù...

Trong thời gian qua, các cấp các ngành ở tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho các DNNVV trong hoạt động kinh doanh dưới nhiều hình thức trong đó đặc biệt thông qua chế độ, chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay các DNNVV của tỉnh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng to lớn của mình và cũng đang còn gặp nhiều khó khăn trở ngại trong quá trình phát triển đi lên; một mặt của những khó khăn đó là xuất phát từ chính bản thân sự yếu kém của các DNNVV và mặt khác là do những cơ chế chính sách của nhà nước vẫn chưa phát huy được tác dụng, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ để có thể đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ tích cực cho các DNNVV trong quá trình phát triển.

Trên cơ sở lý luận chung về DNNVV, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế, và cùng với những phân tích thực trạng hoạt động của các DNNVV tại Hải Dương; từ đó rút ra được những điểm mạnh, yếu, những khó khăn mà các DNNVV đang gặp phải. Tác giả đưa ra một số biện pháp để giúp cho các DNNVV ngày càng hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương và của cả nước.

Đánh giá đúng thực trạng và đề ra được các giải pháp hữu hiệu để phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay là vấn đề rất phức tạp. Sự phức tạp thể hiện ở chỗ mô hình DNNVV tồn tại trong nhiều thành phần kinh tế, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, liên quan đến nhiều Sở, ban ngành trong tỉnh, chưa có các chương trình, đề án nào nghiên cứu đầy đủ về mô hình doanh nghiệpnày nên luận văn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu đặc biệt là vấn đề tìm hiểu và tổng hợp số liệu, bên cạnh đó là sự hạn chế về thời gian. Mặc dù tác giả luận văn đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn còn có sai sót, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung... Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để giúp luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Hy vọng sau khi hoàn thành, bản luận văn này sẽ mang được tính khả thi, sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhất là trong giai đoạn hiện nay./.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 (Trang 96 -100 )

×