Một số giải pháp hoàn thiện hỗ trợ của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 92 - 94)

- Phần lớn lao động làm việc trong các doanhnghiệp nhỏ và vừa là lao động phổ thông, tay nghề thấp.

ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NĂM

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hỗ trợ của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh

3.2.1. Hỗ trợ tài chính

- Với tình trạng mặt bằng lãi suất cao kéo dài liên tục gây nhiều khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đặc biệt khu vực DNNVV với quy mô vốn hạn chế. Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hải Dương, cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn để cho vay với mức lãi xuất hợp lý, thủ tục cho vay cần được cải tiến,...

- Tỉnh cần chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực tài chính như: Tiếp tục hạ lãi xuất cho vay và nới lỏng các điều kiện vay, đặc biệt là nguồn tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ; các ngân hàng thực hiện việc khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay để doanh nghiệp

duy trì hoạt động và trả nợ thay vì phá sản; đồng thời có cơ chế kiểm tra khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Đổi mới phương thức, nội dung triển khai việc bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các ngành khuyến khích phát triển.

Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng mức dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và cho vay ưu đãi đối với vốn trung hạn và dài hạn cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ; đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu; doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Sớm thành lập Quỹ Phát triển DNNVV khi có hướng dẫn của Trung ương. Thành lập Quỹ với mục đích đầu tư vốn dài hạn từ 5 đến 7 năm. Đầu tư vốn cho doanh nghiệp bằng hình thức tín chấp dự án khả thi của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để đầu tư phát triển.

3.2.2. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp

- Trên cơ sở quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được duyệt đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện hạ tầng ngoài hàng rào, công khai diện tích trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn trống, ... để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu tiếp cận, thuê làm mặt bằng sản xuất - kinh doanh;

- Nghiên cứu ban hành cơ chế ưu đãi (về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp dành cho DNNVV;

-Nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hóa ưu đãi tài chính về đất đai nhằm hỗ trợ các DNNVV có cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi đô thị, khu dân cư; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển;

- Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng quỹ đất sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu về mặt bằng sản xuất thuê đất, phục vụ sản xuất, kinh doanh trên cơ sở phù hợp quy hoạch;

- Xây dựng cơ chế đầu tư các khu nhà xưởng hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê từ 20 đến 30 năm. Xây dựng một số khu công nghiệp đầu tư bằng ngân sách để ưu tiên lựa chọn một số doanh nghiệp tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư. Quy hoạch xây dựng khu nhà ở cho công nhân gắn với các khu, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w