Kinh nghiệm thực hiện hỗ trợ của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đối với phát triển DNN

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 51 - 52)

DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.5.2.Kinh nghiệm thực hiện hỗ trợ của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đối với phát triển DNN

phát triển DNNVV

Theo Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có gần 5.000 DNNVV chiếm 97% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. DNNVV đóng góp 10% GDP của tỉnh, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nộp ngân sách nhà nước hàng năm chiếm gần 4% tổng thu ngân sách; giá trị xuất khẩu chiếm 13% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Các DNNVV có vai trò to lớn trong việc thu hút, tạo việc làm cho lao động là người địa phương, lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 70 ngàn lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; các ngành nghề truyền thống như: Mộc, rèn, thủ công cơ khí... được giữ gìn và phát huy, tạo bước đột phá trong giải quyết việc làm, xóa đói và giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

DNNVV đã góp phần phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và phân phối các sản phẩm đến thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và an sinh xã hội.

là chiến lược lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh; là một trong những nhân tố phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Trên cơ sở đó, tạo bước đột phá về chính sách và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi; phát triển DNNVV trên cơ sở phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát huy lợi thế và tiềm năng của tỉnh, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu phát triển dịch vụ - du lịch và phát triển khoa học và công nghệ với những hình thức, bước đi thích hợp. Đồng thời khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp hiện có phát triển mạnh cả về quy mô và năng lực; nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh; tích cực đưa công nghệ mới vào sản xuất, quản lý của doanh nghiệp; xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, còn củng cố và phát triển DNNVV cả về số lượng và chất lượng với quy mô hợp lý, công nghệ phù hợp và hiện đại, mô hình tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả, cạnh tranh và phát triển bền vững; tham gia tích cực vào chuỗi giá trị (sản xuất phân phối) các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh và của cả nước; góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của nhân dân.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 51 - 52)