Hội nghị Nhóm Hiệp ƣớc Thƣợng Hải lần thứ 6 (năm 2001) và sự ra đời của Tổ chức Hợp tác Thƣợng hả

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 39 - 40)

a. Hợp tác Trun gÁ trước khi Tổ chức Thượng Hải được thành lập

1.2. Hội nghị Nhóm Hiệp ƣớc Thƣợng Hải lần thứ 6 (năm 2001) và sự ra đời của Tổ chức Hợp tác Thƣợng hả

sự ra đời của Tổ chức Hợp tác Thƣợng hải

Nhận thức được nhu cầu gia tăng hợp tác Trung Á trong những năm đầu thế kỷ XXI, các nhà lãnh đạo “Nhóm Hiệp ước Thượng Hải” đã quyết định nâng cấp tổ chức hợp tác của họ tại Hội nghị thường niên lần thứ sáu họp ngày 15/06/2001 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Hội nghị diễn ra đúng vào dịp Tổng Thống Mỹ G. Bush thực hiện chuyến công du sang Châu Âu lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức với mục đích thuyết phục các nước Châu Âu ủng hộ Mỹ triển khai NMD. Thời gian này, Mỹ đã đòi huỷ bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) được ký năm 1972 và triển khai NMD.

Như vậy, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ sáu diễn ra đúng vào lúc Mỹ đang có những động thái nhằm gây ảnh hưởng đến tình hình khu vực và thế giới.

Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ sáu của Nhóm Hiệp ước Thượng Hải đã chính thức kết nạp thêm thành viên thứ sáu là Uzbekistan, đổi tên thành “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” (S.C.O), đưa ra Tuyên bố thành lập S.C.O với nội dung như sau:

Tuyên bố thành lập S.C.O nêu rõ: Nguyên thủ sáu nước đánh giá cao tác dụng tích cực của “Nhóm Hiệp ước Thượng Hải” trong năm năm qua. Kể từ khi thành lập, nhóm đã góp phần xây dựng được sự tin cậy trong mối quan hệ láng

giềng giữa các quốc gia thành viên, củng cố được an ninh và ổn định khu vực. Ngoài ra, các nước còn hợp tác với nhau, triển khai được các dự án và phối hợp phát triển kinh tế, mở rộng thị trường hơn nữa trong khu vực này.

Tuyên bố nêu rằng các nước có bối cảnh chính trị, xã hội khác nhau vẫn có thể chung sống hoà thuận, đoàn kết hợp tác thông qua sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.

Bên cạnh những vấn đề “truyền thống”, lần đầu tiên một khuôn khổ hợp tác giữa các nước thành viên trên các lĩnh vực chính trị, an ninh nhằm chống lại sự đe dọa của các thế lực bên ngoài được đề cập đến. Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng được đưa lên một tầm cao mới.

Với sự kiện Mỹ triển khai kế hoạch NMD và đòi huỷ bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), các nước S.C.O đều bày tỏ sự bất bình trước động thái này trong các cuộc họp của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ sáu. Về kinh tế, Mỹ cũng đang bắt đầu có những hoạt động len lỏi vào khu vực Trung Á nhất là khai thác dầu khí và viện trợ kỹ thuật quân sự. Các nước S.C.O đặc biệt là Trung Quốc và Nga chủ trương tăng cường hợp tác kỹ thuật, phát triển hệ thống đường bộ, đường sắt giữa các nước. Ngoài ra, trong cuộc họp dự kiến tiến hành vào giữa năm 2002, những nhà lãnh đạo các nước S.C.O sẽ đưa ra những đề nghị cụ thể về một kế hoạch hợp tác kỹ thuật – thương mại đa phương và lâu dài.

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)