Tình hình phát triển của S.C.O trong 10 năm qua 1 S.C.O từ 2001

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 50 - 53)

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA S.C.O

2.1. Tình hình phát triển của S.C.O trong 10 năm qua 1 S.C.O từ 2001

Cuộc khủng bố ngày 11/09/2001 nhằm vào nước Mỹ đã làm Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung coi chống khủng bố là một nhiệm vụ hàng đầu. Ngày 07/06/2002, Hội nghị thượng đỉnh S.C.O lần thứ hai được tổ chức tại thành phố St Petersburg của Nga. Tham gia Hội nghị có Tổng thống Kazakstan Nursultan Nazarbayev Abishevich, Tổng thống Kyrgyzstan Askar Akayev Akayevich, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmonov Sharipovich và Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov Abduganiyevich.

Các cuộc họp đã thông qua Hiến chương của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải; Ký kết hiệp ước hợp tác đa phương liên bộ giữa các Bộ trưởng Quốc Phòng và an ninh chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan; Thành lập cơ chế hội nghị thường xuyên giữa lực lượng tình báo giữa các thành viên (gọi là nhóm Bishkek). Trong các văn kiện trên, quan trọng nhất là việc soạn thảo Hiến Chương của S.C.O. Từ đây, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải chính thức có tư cách pháp nhân và có thể tham gia vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực với tư cách một thực thể. Thể chế hợp tác và cơ cấu hoạt động cũng trở nên kiện toàn hơn.

Nhưng cũng từ sau ngày 11/09/2001, cả Uzbekistan và Kazakhstan đều cho phép Mỹ đóng quân trong nước mà không tham khảo ý kiến của các thành viên khác của S.C.O, mặc dù lúc bấy giờ, Uzbekistan cũng đã là thành viên chính thức của tổ chức này.

Tháng 4 năm 2003, các nước S.C.O tiến hành một cuộc tập trận chống khủng bố tại Trung Quốc và Kazakhstan nhưng Uzbekistan đã không tham gia. Vì vậy, các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải không khỏi quan ngại sâu sắc về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữ Uzbekistan và Mỹ. Do đó, trong Hội nghị Thượng đỉnh lần này, các nước đã quyết định thiết lập văn phòng chống khủng bố, ban đầu dự định đặt tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan.

Một tháng sau, Hội nghị Thượng Đỉnh S.C.O lần thứ 3 được họp tại Moscow vào ngày 29/05/2003. Lãnh đạo sáu nước thành viên S.C.O đã thảo luận về cách thức đáp ứng những thách thức và tăng cường hợp tác trong khu vực. Một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, trong đó các nhà lãnh đạo cam kết sẽ phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa sáu nước để đối mặt với mối đe dọa và thách thức mới. Các nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về tiến bộ đạt được kể từ khi thành lập của S.C.O. Tổ chức thừa nhận vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc trong các vấn đề thế giới và tán thành với cuộc chiến chống khủng bố, ma túy và tội phạm xuyên quốc gia của thế giới.

Đặc biệt, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần này, những người đứng đầu chính phủ sáu nước thành viên đã ký sáu văn kiện về hợp tác đa phương trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, vừa tạo nền tảng và khuôn khổ pháp lý, vừa mở đường cho sự hợp tác giữa các thành viên trong tương lai. Thông qua kế hoạch, hợp tác kinh tế, thương mại đa phương trong khối S.C.O sẽ được tiến hành nhằm mục đích ngăn chặn các công ty dầu lửa của Mỹ và các nước phương Tây xâm nhập vào Trung Á, tạo nên đối trọng với Mỹ và các nước phương Tây.

Tháng 3/2004 là năm NATO mở rộng thành viên lên tới bảy nước, tất cả đều là các nước Đông Âu, vốn có mối quan hệ mật thiết từ xưa với Nga và có đường biên giới cận kề với nước này như: Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia, Slovenia. Động thái này của NATO khiến cho Nga vô cùng lo

ngại, đường biên giới phía Đông của Nga có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào, đó cũng chính là ý đồ bao vây về an ninh biên giới của Mỹ và các nước phương Tây.

Hội nghị Thượng Đỉnh lần thứ 4 đã được diễn ra tại Tashkent của Uzbekistan ngày 16/06/2004 với sự tham gia của Tổng thống Kyrgyzstan Askar Akayev, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống nước chủ nhà Islam Karimov Abduganiyevich, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev Abishevich, và tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmonov. Hội nghị đã thông qua việc cấp “Quy chế quan sát viên” cho các nước gồm Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ. Việc này cho thấy rằng, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải cũng luôn muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình nhằm làm cho tổ chức trở lên lớn mạnh hơn nữa, tạo được một đối trọng ở khu vực này đối với sự mở rộng của NATO.

Quy chế này bao gồm 17 mục nêu rõ điều kiện của các nhà nước hoặc tổ chức muốn trở thành quan sát viên tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thì phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền bình đẳng của các nước thành viên; Công nhận các mục tiêu, nguyên tắc và hành động của Tổ chức. Theo đó, các nước này có quyền và nghĩa vụ cụ thể khi trở thành quan sát viên của tổ chức này. Như vậy, quy chế này đã chính thức tạo điều kiện ban đầu cho việc mở rộng thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trong tương lai.

Tại Hội nghị, Trung Quốc đã đưa ra chính sách “3 chống”: Chống khủng bố, chống chủ nghĩa cực đoan và chống chính sách ly khai. Ngoài ra, tổ chức chính thức đưa ra “Cơ cấu chống khủng bố khu vực” (The Regional Anti – Terrorist Structure) của S.C.O và cam kết hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố và mối đe dọa an ninh và tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại.

Hội nghị Thượng đỉnh S.C.O năm 2005 được tổ chức vào ngày 05/07/2005, tại Astana của Kazakhstan với sự tham gia của lãnh đạo nước thành viên. Lúc này, Trung Á có khá nhiều biến động: Mỹ tấn công vào Iraq gây xôn xao dư luận;

cuộc “cách mạng màu” ở Kyrgyzstan; các cuộc biểu tình ở Uzbekistan; Trung Quốc và Nga đã ký Tuyên bố chung về trật tự thế giới mới, kêu gọi loại bỏ các nỗ lực hướng tới sự độc quyền và thống trị trong các vấn đề quốc tế. Cuộc tập dượt đổ bộ chung của quân đội Nga và Trung Quốc cũng đã được diễn ra tại bờ biển Trung Quốc trong năm 2005. Các nước S.C.O yêu cầu Mỹ và phương Tây rút quân ra khỏi Trung Á. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị nước Mỹ từ chối.

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã đồng ý cấp tư cách quan sát S.C.O cho Ấn Độ, Iran và Pakistan. Các nước thành viên S.C.O ký Hiệp định về đấu tranh chống lại chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong cứu trợ khẩn cấp trong thiên tai.

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 50 - 53)