Các khả năng phát triển của S.C.O trong những năm sắp tớ

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 101 - 104)

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC THƢỢNG HẢI TRONG TƢƠNG LA

3.2. Các khả năng phát triển của S.C.O trong những năm sắp tớ

Hiện nay SCO đang đứng trước 3 khả năng phát triển - Trở thành một tổ chức quân sự, chính trị kiểu NATO - Tiếp tục phát triển như hiện nay

- Suy yếu dần và giải thể

Để có thể dự báo khả năng phát triển của S.C.O, chúng ta cần phân tích các khả năng trên.

Sự nổi lên của “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” trong thời gian gần đây đã khiến phương Tây phải đặt ra những câu hỏi: Liệu tổ chức này có tham vọng thao túng khu vực Trung Á? Một số khác lại lo sợ, phương Tây có thể sẽ bị tụt lại phía sau ở khu vực nếu không hợp tác với S.C.O? Khi nguyên thủ các nước thành viên S.C.O kêu gọi thực hiện lộ trình đóng cửa các căn cứ quân sự của Mỹ tại Trung Á trong hội nghị thượng đỉnh thường niên năm 2005, khối S.C.O có vẻ đã tự đặt mình vào vị trí đối lập, chống lại ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực. Vài ngày sau đó,

Uzbekistan đã yêu cầu các lực lượng quân sự Mỹ phải rời khỏi một căn cứ quân sự tại Karshi - Khanabad. Cũng trong năm đó, S.C.O đã chỉ trích mạnh mẽ các cuộc cách mạng màu do phương Tây hậu thuẫn diễn ra trên khắp lục địa Âu - Á và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) phương Tây hỗ trợ phong trào này.

Tuy vậy, năm năm sau, những dự đoán rằng S.C.O sẽ phát triển thành một liên minh mạnh mẽ chống phương Tây lại tỏ ra bị thổi phồng quá mức. Cho dù cam kết hợp tác rộng rãi, nhưng S.C.O còn chưa biến các tuyên bố chính thức này thành hợp tác khu vực trên thực tế.

Về kinh tế, S.C.O lập ra mục tiêu thiết lập khu vực tự do thương mại bao gồm các nước thành viên. Tuy nhiên, cho đến nay S.C.O vẫn chưa đạt được tiến triển nào trong vấn đề này.

Theo Hiến chương S.C.O thì mục tiêu cơ bản của tổ chức là bảo đảm hòa bình, thịnh vượng cho mỗi thành viên, cũng như duy trì an ninh và ổn định ở trong và ngoài khu vực. Thế nhưng S.C.O lại không có hành động chiến lược cũng như kế hoạch hợp tác lâu dài giữa các nước thành viên. Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là trở thành đối trọng với các cường quốc thế giới như Mỹ và NATO. Song Hiến chương của tổ chức không được rõ ràng và chặt chẽ. Các mục tiêu và nhiệm vụ chính khá hạn chế và chưa vạch ra phương hướng để S.C.O có thể trở thành đối trọng với Mỹ và NATO. Tuyên bố Tashkent được thông qua vẫn tiếp tục khẳng định, S.C.O thúc đẩy hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa cực đoan, buôn lậu ma túy và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga về S.C.O, ông Leonid Moiseev cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng S.C.O sẽ không bao giờ trở thành một khối quân sự, nhưng cũng không chỉ đơn thuần là liên minh kinh tế”. Do vậy, trên thực tế tổ chức này còn lâu mới có thể đạt được tầm như NATO.

Tóm lại, cần phải khẳng định rằng, trong các khả năng trên, khả năng trở thành một tổ chức quân sự, chính trị kiểu NATO không thể trở thành hiện thực ở

tầm trung và ngắn hạn vì: Thứ nhất, các nước thành viên không chia sẻ nhận thức chung về mối đe dọa. Tất cả các nước chỉ có chung nhận thức về mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, mức độ đe dọa của chủ nghĩa khủng bố đối với mỗi nước khác nhau. Khi mối đe dọa khủng bố giảm xuống, sự gắn kết giữa các nước sẽ trở nên lỏng lẻo. Thứ hai, tất cả các nước đều cần tới quan hệ hợp tác của Mỹ và Nhật bản để phát triển kinh tế, việc xây dựng các liên minh quân sự mới không còn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Thứ ba, sự nghi kỵ giữa các nước bên trong S.C.O còn sâu sắc, điều này làm cho tổ chức này không đủ mạnh để có thể phát triển theo mô hình của NATO.

Về khả năng thứ ba, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải giải thể và tan rã cũng không thể trở thành hiện thực vì hợp tác S.C.O đưa lại lợi ích cho tất cả các bên. Hợp tác với nhau trong khuôn khổ S.C.O là cần thiết đối với tất cả mọi thành viên.

Thêm vào đó, hiện nay, S.C.O là tổ chức duy nhất hiện nay có đủ tiềm năng để trở thành một đối trọng với phương Tây vì các thành viên của tổ chức này đều nằm ở trung tâm địa chính trị của Thế giới.

Cũng trong nỗ lực gia tăng vai trò và ảnh hưởng trên trường quốc tế của S.C.O, Thủ tướng Nga V. Putin trước đây đã nhiều lần kêu gọi S.C.O thành lập một diễn đàn hay câu lạc bộ về năng lượng. Ông Putin cho rằng, năng lượng luôn giữ một vị trí then chốt trong chương trình nghị sự toàn cầu. Nhưng đến nay kế hoạch này vẫn chưa thực hiện được. Rất nhiều các ý tưởng và kế hoạch của S.C.O được nêu ra, nhưng thực hiện thì vẫn còn bỏ ngỏ.

Sự lớn mạnh của S.C.O cùng với các tổ chức khác như BRIC (gồm Nga, Trung Quốc, Brasil, Ấn Độ) vẫn được coi như một mô hình cần thiết để phá vỡ sự

bá quyền của Mỹ về tài chính và quân sự, cũng như khẳng định xu thế đa phương trong quan hệ quốc tế là không thể đảo ngược.

Như vậy chỉ còn khả năng thứ hai, tức là Tổ chức hợp tác Thượng Hải vẫn tiếp tục phát triển như hiện nay, nhưng không có những bước đột phá.

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)