Những trở ngạ

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 88 - 101)

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC THƢỢNG HẢI TRONG TƢƠNG LA

3.1.2. Những trở ngạ

a. Những trở ngại từ bên trong S.C.O

(i) Xung đột lợi ích trong nhiều vấn đề giữa các nước thành viên

* Giữa Nga và Trung quốc

Trung Quốc đã có thể sử dụng tổ chức này để phát huy ảnh hưởng của mình trên khắp khu vực Trung Á, nhưng Nga vẫn chỉ miễn cưỡng trong mối quan hệ của mình với khu vực này. Những khác biệt nhạy cảm nhưng lại là chính yếu trong các ưu tiên an ninh khu vực của hai nước này đã bắt đầu lộ rõ.

Nga coi Trung Á là "vùng lợi ích ưu tiên" của mình. Hai thập kỷ qua, Moscow đã tìm cách ép các nước Trung Á gia nhập một cơ chế do Nga kiểm soát - Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), một liên minh tương trợ phòng thủ; Cộng đồng kinh tế Á-Âu (EurAsEC), liên minh hải quan; và Khối thịnh vượng chung của các quốc gia độc lập (CIS), một liên minh lỏng lẻo các nước Liên Xô cũ. Cùng lúc đó, Nga đã tích cực chống lại các cơ chế của phương Tây như NATO. Ngược lại, Trung Quốc không tập trung quá nhiều vào việc chống lại phương Tây. Trung Quốc tập trung vào việc ổn định lãnh thổ phía Tây nước này: tỉnh tự trị Tân Cương, nơi có chung đường biên giới với các quốc gia Trung Á.

Khi các cuộc “cách mạng màu” nổ ra trên khu vực Á - Âu trong giai đoạn từ 2002 - 2005, các chương trình nghị sự về an ninh của Moscow và Bắc Kinh

được phối hợp thực hiện. Cả hai nước đều lo ngại quá trình dân chủ hóa do phương Tây hậu thuẫn ở lục địa Á - Âu, bởi đối với Nga, ảnh hưởng của nước này đối với các chính quyền tại đây sẽ bị suy yếu, còn đối với Trung Quốc, tiến trình dân chủ hóa sẽ tạo một tiền lệ nguy hiểm đối với khu vực ở vùng xa của nước này.

Tuy nhiên, cuộc chiến Nga - Grudia năm 2008 đã cho thấy khoảng cách thực tế giữa nghị trình an ninh của Nga và Trung Quốc. Chỉ vài ngày sau thỏa thuận ngừng bắn do EU làm trung gian, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tới dự Hội nghị thượng đỉnh S.C.O tổ chức tại Dushanbe, và kêu gọi ủng hộ sự công nhận của Nga đối với nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia - hai tỉnh ly khai thuộc Grudia. Trung Quốc và các nước Trung Á đã kiên quyết không chấp thuận yêu cầu trên.

Khi các kế hoạch liên minh ở Trung Á khó thành, Nga hướng đến Trung Quốc như một lựa chọn duy nhất. Đáp lại, Bắc Kinh cũng tỏ ra mặn mà. Tuy nhiên, Moscow vẫn còn nghi ngại Trung Quốc vì nước này mạnh hơn về kinh tế và có đông dân cư hơn ở khu vực viễn Đông. Ngược lại, Trung Quốc cũng chưa xem Nga như một đồng minh đáng tin cậy. Hai nước này hiện là đối thủ cạnh tranh về khí đốt và dầu mỏ ở Trung Á. Trung Quốc cũng không mấy bằng lòng về cuộc chiến mà Nga tiến hành ở Gruzia, cũng như việc Moscow thừa nhận hai khu vực tự trị của Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia.

Thỏa thuận của Moscow với các “thực thể ly khai” không phù hợp với lợi ích an ninh của Trung Quốc, cũng như nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Tương tự, nỗ lực cấp hộ chiếu cho cư dân nói tiếng Nga tại các vùng lãnh thổ tranh chấp của Grudia trước khi nổ ra cuộc chiến đã gây ra sự lo lắng cho các nước Trung Á vốn hầu hết đều có số lượng lớn người nói tiếng Nga.

Sự mạo hiểm không đúng chỗ của Nga trái ngược với thành công của Trung Quốc trong việc giành được sự ủng hộ của S.C.O trong thời gian nổ ra các vụ bạo lực của người Hồi giáo Uighur và người Hán tại tỉnh Tân Cương hồi cuối tháng 7/2009. Trong vòng một vài giờ đồng hồ "dẹp loạn", Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố trước các thành viên khác của S.C.O rằng, sự kiện ở tỉnh Tân Cương là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và hành động của chính phủ Trung Quốc là để nhằm khôi phục lại trật tự ở khu vực. Tuyên bố này thống nhất với quan điểm của S.C.O về vấn đề nội bộ nên đã nhanh chóng được tất cả các nước thành viên S.C.O chấp thuận và được công nhận là quan điểm chính thức của khối.

Khi sứ mệnh của S.C.O được mở rộng, bao gồm cả hợp tác kinh tế, thì khoảng cách lợi ích giữa Nga và Trung Quốc lại càng trở lên rõ ràng hơn. Cảnh giác trước ưu thế về kinh tế của Bắc Kinh, và khả năng sử dụng S.C.O phục vụ cho các mục đích kinh tế cho riêng mình của Trung Quốc, Nga từng ngăn cản nhiều nỗ lực làm sâu sắc hơn sự hội nhập trong khối. Moscow đã bác bỏ đề xuất của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do S.C.O. Thay vào đó, Nga ủng hộ việc mở rộng EurAsEC, bao gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Belarus, nhưng đáng chú ý là không có Trung Quốc.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đã làm gia tăng những khác biệt trong tiềm năng và tham vọng kinh tế của Nga và Trung Quốc. Moscow đã bị tác động mạnh hơn trong cuộc khủng hoảng, buộc phải thu hẹp quy mô của nhiều dự án ở khu vực Trung Á và đàm phán lại các điều khoản của các thỏa thuận năng lượng khu vực không mang lại lợi nhuận. Hơn thế nữa, nhiều dự án nước này chưa từ bỏ như dự án nhà máy thủy điện Kambarata ở Kyrgyzstan- dường như dựa trên những mục đích chính trị nhiều hơn là những tính toán lợi ích thương mại và có thể sẽ làm hao mòn của cải của Nga.

Ngược lại, Trung Quốc, với hệ thống tài chính trụ vững trước khủng hoảng, đã đẩy nhanh các hoạt động kinh tế ở khu vực Trung Á, tiến hành "phân phát" các khoản tài trợ song phương đáng kể dưới vỏ bọc của S.C.O. Bắc Kinh gần đây đã đạt được hàng loạt thỏa thuận cho vay đầu tư vào hyđrôcacbon với Kazakhstan và Turkmenistan và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước thành viên S.C.O có chung biên giới, để kết nối mãi mãi với miền Tây Trung Quốc.

Bắc Kinh đã đơn phương thành lập quỹ bình ổn “chống khủng hoảng” trị giá 10 tỷ USD trong nội bộ S.C.O, đưa ra các khoản hỗ trợ tài chính ngắn hạn, lãi suất thấp cho các ngành ưu tiên như năng lượng và hạ tầng, sau khi Moscow từ chối nhiều yêu cầu cùng tài trợ cho quỹ này. Moscow muốn lập một quỹ do EurAsEC kiểm soát hay cung cấp viện trợ song phương trực tiếp tới các nước yếu hơn.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ban đầu thành lập với vai trò như một diễn đàn để thương lượng giải quyết các tranh chấp biên giới Xô - Trung, sứ mệnh của S.C.O đã được mở rộng để thúc đẩy an ninh và hợp tác kinh tế khu vực, và chống lại cái mà các thành viên của tổ chức này gọi là “ba lực lượng hắc ám”. Nhưng hiện nay, khoảng cách giữa hai trụ cột của tổ chức ngày càng xa, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không còn được bền vững như trước, thì khó khăn trong việc duy trì một S.C.O mạnh mẽ để thúc đẩy an ninh chống lại Mỹ và Phương Tây là điều vô cùng khó khăn.

* Giữa các nước Trung Á với Trung quốc và Nga

Cả Nga và Trung Quốc đều lo ngại rằng đợt tăng quân sắp tới của Mỹ ở Afghanistan có thể là cố gắng cuối cùng của Washington nhằm làm “gió đổi chiều” trước khi rút quân. Điều này có thể tạo cơ hội cho các phần tử nổi dậy mở rộng hoạt động không chỉ sang Pakistan láng giềng mà ra toàn Trung Á, khu vực sát sườn của hai nước này. Sự mở rộng của các tổ chức Hồi giáo nổi dậy có thể

không chỉ làm ngưng các nguồn cung cấp khí đốt và dầu mỏ từ khu vực, mà còn gây ra một loạt vấn đề cho các khu vực có đông người Hồi giáo sinh sống ở hai nước này.

Chính vì vậy, Nga đã nuôi ý định thành lập một lực lượng đa quốc gia với các nước Trung Á cũng như các nước cộng hòa cũ trong Liên bang Xô Viết. Nhưng những nỗ lực của Nga không được thực hiện dễ dàng. Lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko cho biết sẽ không gửi quân ra nước ngoài, trong khi Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov đã ngừng hợp tác quân sự với Nga. Tajikistan từng tố cáo Nga xúi giục gây ra cuộc nội chiến ở Tajikistan trong những năm 1990, vì vậy, sự không ủng hộ với Nga cũng sẽ diễn ra tại đất nước này.

Cho đến năm 2007, chính sách của Trung Quốc chủ yếu là tập trung vào khai thác dầu khí và tài nguyên, tránh dính líu vào các dự án cần giao tiếp xã hội ở một khu vực thái độ nghi kỵ đối với nước ngoài đã có truyền thống. Họ cũng tìm cách ký các hợp đồng xây cất với cả Kyrgyzstan và Uzbekistan. Theo Simon Tisdall trên báo Anh, lâu nay Trung Quốc giữ thái độ trung lập, chơi với tất cả mọi bên ở Trung Á.

Không lâu sau khi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải họp bàn tư cách thành viên của Iran, tại Kyrgyzstan nổ ra xung đột sắc tộc giữa hai tộc người Kyrgyzstan và Uzbekistan. Sự việc này gây quan ngại tới mức Trung Quốc thuê hai phi cơ sang nước này để để di tản công dân của mình. Trung Quốc thật sự lo ngại về an ninh của nước này sẽ ảnh hưởng đến nước mình bởi vì Kyrgyzstan nằm trên trục lộ cho thị trường xuất khẩu của Trung Quốc vào Trung Á, nhất là Kazakhstan. Quan trọng hơn là vì lý do bất ổn từng xảy ra ở tỉnh Tân Cương đông người Hồi giáo.

Trước mắt, các lãnh đạo khu vực chỉ yêu cầu Nga vào cuộc, chứng tỏ họ chưa tin Trung Quốc đủ sức giải quyết khủng hoảng. Không chỉ giới trí thức và các nhà cầm quyền Trung Á vẫn nói tiếng Nga và hướng đến Nga tìm chỗ nương tựa, Moscow cũng vẫn có tiếng nói quyết định.

Tình hình Kyrgyzstan cho thấy Trung Quốc chưa đủ vốn về nhân lực và văn hóa để tạo ảnh hưởng quyết định như Nga ở đây. Ngược lại, nếu không cân bằng tốt các quan hệ ở Trung Á thì Trung Quốc cũng khó tránh khỏi thiệt hại.

Như vậy, các quốc gia Trung Á dù có điều không bằng lòng với nước láng giềng Nga thì cũng không thích thú gì với sự hiện diện lớn hơn của Trung Quốc trong khu vực, bởi lo ngại rằng nước này với dân số đông nhất thế giới và nền kinh tế đang nổi lên cộng với sức mạnh quân sự có thể thâu tóm toàn bộ khu vực này trong tương lai. Tuy nhiên, vì hiểu rõ mối nguy hiểm của Taliban về mọi mặt, các quốc gia trong khu vực này vẫn hy vọng sự khăng khít hơn của quan hệ Nga – Trung có thể giúp họ tiêu diệt mối hiểm họa Taliban.

(ii) Định vị địa – chính trị Trung Á chưa rõ ràng

Định vị thỏa đáng sẽ khiến S.C.O có không gian phát triển ngày càng rộng lớn, ngược lại, nếu không định vị chính xác, tổ chức này sẽ không chỉ mất đi cơ hội, mà còn có thể đưa nó vào con đường đầy chông gai.

Về định vị chính trị, vấn đề chủ yếu là đối ngoại có kiên trì định vị không liên minh, không trở thành tổ chức địa - chính trị, đối nội có kiên trì nguyên tắc không can thiệp công việc nội chính, không can dự vấn đề chính trị nội bộ Trung Á hay không? Tuy S.C.O nhiều lần tuyên bố tổ chức này không phải và cũng không trở thành tổ chức quân sự, chính trị, nhưng vẫn có quan điểm, thậm chí chủ trương cho rằng, S.C.O có thể trở thành tổ chức chính trị quân sự.

Nhà chính trị học nổi tiếng của Nga Malkov cho rằng, đặc điểm lớn nhất của S.C.O là gạt Mỹ và các nước liên minh ra ngoài, ý nói S.C.O là liên minh chính trị không công khai nhằm vào Mỹ. Sau sự kiện Andizhan ở Uzbekistan và “Cuộc cách mạng hoa tuylip” ở Kyrgystan năm 2005, đặt ra đối với S.C.O là có

nên tiếp tục kiên trì không can thiệp vào quá trình chính trị nội bộ Trung Á hay không?

Về định vị địa - chính trị, S.C.O là một tổ chức hợp tác khu vực, nhưng lại không thật rõ ràng. Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới thường đều có khu vực địa - chính trị tương đối rõ, như Liên minh châu Âu (EU) lấy châu Âu làm khu vực hợp tác, ASEAN lấy Đông Nam Á làm phạm vi hoạt động, Các quốc gia độc lập (SNG) lấy khu vực Liên Xô cũ làm không gian địa - chính trị. S.C.O lại không có khu vực địa - chính trị rõ ràng, không hoàn toàn là tổ chức của khu vực Trung Á. Đây cũng không phải tổ chức của khu vực Âu - Á theo khái niệm truyền thống (chỉ khu vực Liên Xô cũ). S.C.O như một tổ chức khu vực của đại lục Âu - Á, nhưng trọng tâm hoạt động lại chủ yếu tập trung ở Trung Á. Điều này phản ánh tính mơ hồ và không xác định về địa - chính trị của tổ chức này.

Tính không xác định về địa - chính trị vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của S.C.O. Ưu điểm là đã tạo ra không gian phát triển, nhược điểm là thiếu chỗ dựa địa - chính trị ổn định.

S.C.O cần có định vị tương đối rõ ràng về khu vực địa - chính trị, như vậy mới có thể tìm ra trọng tâm chính trị của bản thân, hình thành phạm vi hoạt động tương đối xác định, quy mô và cơ cấu tổ chức rõ ràng, biết được phương hương mở rộng trong tương lai và đối thủ tiềm tàng,... Do đó, định vị khu vực địa - chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của S.C.O.

S.C.O cần xác định định vị địa - chính trị của mình như thế nào, hoặc nên là tổ chức của khu vực nào? Có 3 sự lựa chọn lớn: Một là, với tư cách tổ chức của khu vực Trung Á. Hai là, với tư cách tổ chức của khu vực đại Trung Á. Ba là, với tư cách đại lục địa Âu - Á. Lấy Trung Á để định vị, tức là xác định địa - chính trị

của S.C.O là khu vực Trung Á theo nghĩa hẹp, cũng chính là 5 nước Trung Á, hoạt động của S.C.O hiện nay cơ bản trong phạm vi này. Định vị theo đại Trung Á là mở rộng phạm vi địa-chính trị của tổ chức này đến khu vực xung quanh Trung Á như Mông Cổ, Afghanistan. Định vị theo đại lục địa Âu-Á là hướng tổ chức này ra toàn lục địa Âu-Á, bao gồm từ khu vực Liên Xô cũ sang khu vực rộng lớn Tây Á và Nam Á.

Tuy nhiên, ba loại định vị này đều có hoặc sẽ nảy sinh hàm nghĩa chính trị nhất định. Định vị Trung Á là một loại định vị tương đối bảo thủ về chính trị, nó giới hạn bởi khu vực giữa Trung Quốc và Nga, lấy xử lý những vấn đề của khu vực này làm mục tiêu cơ bản, không có hàm nghĩa địa - chính trị mạnh. Định vị đại Trung Á là một loại định vị mang tính tiến thủ tích cực, tầm nhìn vượt qua khu vực Liên Xô cũ, có hoài bão chính trị lớn hơn, nhưng công năng và nhiệm vụ cơ bản của nó không có thay đổi thực chất.

Nhưng có thể thấy định vị địa - chính trị của S.C.O theo đại Trung Á là thích hợp. Lý do chính là: định vị đại Trung Á có đủ một số ưu điểm, đồng thời cũng có thể tránh được một số nhược điểm của định vị Trung Á và định vị đại Âu-Á. Ưu điểm của định vị Trung Á là đặc trưng khu vực rõ ràng, cơ cấu chặt chẽ, dễ tập trung nguồn tài nguyên và sức chú ý, nhược điểm là phạm vi tương đối nhỏ, cơ bản là ở khu vực Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Điều này khiến S.C.O và các cơ chế hợp tác khu vực khác trùng lặp nhau trên mức độ lớn, và cũng hạn chế nhu cầu khách quan mở rộng hợp tác kinh tế, an ninh của tổ chức này.

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 88 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)