Một số khuyến nghị về ứng xử của Việt nam với S.C.O

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 104 - 108)

Theo đánh giá của hầu hết các nhà phân tích, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ sớm trở thành trục chính của thế giới và là nơi có sự phát triển kinh tế năng động nhất. Hiện nay, Châu Á - Thái Bình Dương gồm trên 60% dân số thế giới, chiếm gần 28% GDP toàn cầu. Hơn nữa, khu vực này cũng là nơi tiềm ẩn khả năng xung đột cao nhất. Hiện thực này khiến việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực trở thành một điều kiện tiên quyết không thể thiếu để đạt được tăng trưởng bền vững trong không gian rộng lớn. Theo đó, cơ chế hoạt động hiệu quả và giải quyết các vấn đề như chống lại mối đe dọa và thách thức trong khu vực của Hiệp hội các nước Đông Nam Á có phần tương đồng với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Ngày 21/04/2005, tại Jakarta Indonisia, ASEAN và S.C.O đã ký Bản ghi nhớ (MOU) giữa Ban thư ký ASEAN và Ban thư ký S.C.O, trong đó nêu các lĩnh vực ưu tiên hợp tác là Tội phạm xuyên quốc gia (chống khủng bố, quản lý ma tuý và chất gây nghiện, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, buôn người), và các lĩnh vực hợp tác khác như: hợp tác kinh tế tài chính, du lịch, môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển xã hội, hợp tác năng lượng, nhất là năng lượng thủy điện và năng lượng sinh học.

Tuy nhiên, tới năm 2007, việc thực hiện các quy định của bản ghi nhớ vẫn chưa thật sự bắt đầu. Bên cạnh việc theo đuổi các mục tiêu tương tự trong một số lĩnh vực như quốc phòng, chính trị, kinh tế, môi trường và lĩnh vực nhân đạo, cả

hai tổ chức đã được công nhận trong cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, các nước thành viên của S.C.O và ASEAN được liên kết với nhau và bị ràng buộc bởi vị trí địa lý và tầm nhìn chung cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những thành viên tham gia cả hai tổ chức đang mong muốn tăng cường hòa bình và ổn định trong khu vực tương ứng chức năng của họ và thiết lập hợp tác cùng có lợi trong nền kinh tế, giao thông vận tải, văn hóa và du lịch.

Với ASEAN, tổ chức này có thể xem S.C.O như một đường dẫn mở đường trong khu vực Trung Á để tham gia với phần còn lại của châu Á. Trong kế hoạch của Kazakhstan, nước này muốn gia nhập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Sự gia nhập của Kazakhstan, một thành viên tích cực của S.C.O, một trong những thành viên sáng lập sẽ là một bước quan trọng hướng tới xây dựng các cầu nối giữa hai bên để tăng cường sự ổn định, và sẽ mở ra cơ hội mới cho sự tương tác trong khu vực.

Trước khi Liên Xô tan rã năm 1991, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ mối quan hệ với các nước thuộc tổ chức này. Nhưng sau khi tan rã , các mối quan hệ trên ít nhiều có giảm xuống. Việt Nam cũng chưa hề có mối quan hệ nào với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Việt Nam là một thành viên của ASEAN, Việt Nam cần tiếp xúc trực tiếp với S.C.O nói chung và các nước thành viên của tổ chức này nói riêng. Việc tiếp xúc này một mặt sẽ giúp cho Việt Nam tăng cường mối quan hệ với Nga, Trung Quốc và các nước Trung Á, mở rộng được phạm vi hợp tác của mình. Mặt khác, Việt Nam sẽ có những nguồn lợi về kinh tế khi hợp tác với các nước này, đặc biệt là hợp tác về năng lượng.

KẾT LUẬN

Bối cảnh quốc tế và khu vực Trung Á những năm 90 của thế kỷ XXI đã chuẩn bị cho sự ra đời của “Nhóm Hiệp ước Thượng Hải” năm 1996 với sự tham gia của Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Đây là sáng kiến của Trung Quốc, với mục đích ban đầu là giải quyết được những mâu thuẫn về biên giới giữa các nước thành viên. Sáng kiến này ngay lập tức được sự tán thành của Nga và ba nước còn lại. Tuy nhiên, Nhóm Hiệp ước Thượng hải chỉ là một cơ chế lỏng lẻo và hoạt động không mấy hiệu quả.

Đến năm 2001, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải chính thức được thành lập với sự kết nạp thêm thành viên thứ sáu là Uzbekistan. Sự thành lập S.C.O khiến nó trở thành một tổ chức với thể chế hoạt động chặt chẽ hơn, phạm vi hợp tác cũng như các lĩnh vực hợp tác được mở rộng hơn trước rất nhiều.

Hiện nay, Mỹ ngày càng có sự can thiệp sâu vào Trung Á , vốn là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga nhưng lại có vị trí vô cùng quan tro ̣ng trong chiến lược an nin h quốc gia của Trung Quốc . Mỹ mở rộng NATO đến sát biên giới phía tây của Nga đã khiến hai nước này xích la ̣i gần nhau một cách tự nhiên và hợp tác chặt chẽ hơn trong việc gi ành la ̣i quyền kiểm soát ở khu vực Trung Á . Do đó Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (S.C.O) đã ra đời như là một phản ứng của Trung Quốc và Nga trước tham vọng của Mỹ.

Sự ra đời của S .C.O cũng phù hợp với mong muốn và lợi ích của các quốc gia Trung Á. S.C.O là sự đảm bảo an ninh và nền độc lập cho các nước Trung Á thông qua việc cam kết giúp đỡ nhau giữa các thành viên . Đặc biệt là việc thực hiện cam kết giảm lực lượng quân sự vùng biên giới xuống mức thấp nhất và giải quyết ổn thỏa đường biên giới chung với Trung Quốc là những cái lợi đầu tiên mà các nước Trung Á được hưởng từ S.C.O.

và Trung Quốc tự làm giảm ảnh hưởng của nhau trong việc tạo lập quyền kiểm soát của mỗi nước đối với khu vực , đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế và hợp tác khu vực.

Kể từ khi ra đời và trải qua hơn chục năm phát triển, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã giúp cho các nước thành viên được hưởng lợi từ hợp tác an ninh giữa các nước này. Đầu tiên là S.C.O giúp cho biên giới của tổ chức hòa bình và ổn định. Hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên ngày càng phát triển, hàng loạt các dự án đầu tư được tăng lên. Thêm vào đó, các lĩnh vực hợp tác về năng lượng, văn hóa, thể thao… cũng sôi nổi hơn trong khu vực.

Thêm vào đó, S.C.O ngày càng khẳng đi ̣nh được vi ̣ trí của mình đối với khu vực và quốc tế . Tổ chức này đã thực sự trở thành sân chơi trong đó Nga và Trung Quốc đang sử du ̣ng những con bài chiến lược để ta ̣o sự đối tro ̣ng với Mỹ, gạt dần Mỹ khỏi khu vực Trung Á. Với Trung Quốc sự chủ động thúc đẩy những cơ chế và khuôn khổ hợp tác an ninh khu vực đã cạnh tranh, và phá vỡ cấu trúc an ninh “tru ̣c và nan hoa” ta ̣i khu vực Đông Á nói chung và thế trận “cài răng lược” mà Mỹ đang đi ̣nh hình quanh lãnh thổ Trung Quốc. Với Nga, S.C.O cũng đã và sẽ giúp Nga giành la ̣i vi ̣ thế của mình ta ̣i các nước Trung Á , chặn đứng âm mưu của Mỹ và NATO trong việc bao vây , kìm hãm Nga trong biên giới lãnh thổ nước mình. Rõ ràng, S.C.O là một sự hợp tác thành công của quan hệ Trung - Nga.

S.C.O hiện nay đang là một tổ chứ c được rất nhiều nước q uan tâm và mong muốn được trở thành thành viên chính thức.

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 104 - 108)