Chức năng, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của S.C.O

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 41 - 43)

a. Hợp tác Trun gÁ trước khi Tổ chức Thượng Hải được thành lập

1.2.2. Chức năng, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của S.C.O

Chức năng của S.C.O cũng được mở rộng rõ rệt, từ chỗ chỉ là một cơ chế xây dựng lòng tin nhằm giải quyết vấn đề biên giới trở thành một tổ chức hợp tác chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội và nhiều lĩnh vực khác.

Việc có thêm thành viên thứ sáu không đơn thuần chỉ là sự thay đổi về số lượng mà còn là sự thay đổi về nguyên tắc và phương thức tổ chức thành viên. Từ một diễn đàn của các nước có cùng đường biên giới, tổ chức này đã dần mang tính khu vực, không hạn chế số lượng tham gia. Việc kết nạp thành viên mới được tiến hành thận trọng với một loạt các điều kiện: “trên cơ sở cùng hiệp thương nhất trí, tiếp nhận những nước thừa nhận tôn chỉ và nhiệm vụ hợp tác trong khung của tổ chức cũng như những nguyên tắc và điều kiện khác nhau như trình bày trong điều 6 của bản Tuyên bố này là thành viên mới nhằm thúc đẩy hợp tác của tổ chức” [13]. Điều này có nghĩa là việc tiếp nhận thành viên mới phải thông qua hiệp thương nhất trí của sáu nước sáng lập. Thành viên mới phải thừa nhận tôn chỉ và chương trình của tổ chức, sự tham gia phải có lợi cho sự đoàn kết hợp tác giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, để có thể trở thành thành viên của S.C.O, điều kiện tiên quyết là các nước phải có cùng biên giới, S.C.O muốn trở thành một tổ chức chính thức chặt chẽ, có hiệu quả thiết thực chứ không phải là một diễn đàn tự do, đồng thời vẫn thể hiện được tính khu vực và tính mở.

Về nguyên tắc hoạt động: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thực hiện nguyên tắc mở cửa với bên ngoài, sẵn sàng triển khai các loại đối thoại, trao đổi và hợp tác với các nước khác, các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực có liên quan. S.C.O ngày càng có nhiều hoạt động đa phương và thể hiện được thái độ và lập trường của mình với các vấn đề quốc tế nhiều hơn trước. Nhờ vậy, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sẽ ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn so với khu vực và quốc tế.

Về cơ cấu tổ chức: từ khi “Nhóm Hiệp ước Thượng Hải” được trở thành Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thì cách thức hoạt động của tổ chức cũng khác hơn. Trước đây, năm nước thành viên chỉ gặp gỡ định kỳ hàng năm một lần cấp nguyên thủ, Bộ trưởng Ngoại Giao, Bộ trưởng Quốc Phòng để thảo luận các vấn đề liên quan, không có hệ thống tổ chức và cơ quan chuyên viên làm việc nào khác. Vì vậy, “Nhóm Hiệp ước Thượng Hải” mới chỉ dừng lại ở mức độ “cơ chế”. Tuy nhiên khi trở thành một “tổ chức” thì S.C.O phải có một hế thống kiện toàn hơn. Cụ thể là “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” hàng năm sẽ có một cuộc gặp gỡ nguyên thủ cũng như giữa các bộ trưởng các nước thành viên ở từng nước theo thứ tự luân phiên. Ngoài ra, có thể căn cứ vào tình hình thành lập cơ chế gặp gỡ mới và các tổ chuyên gia công tác thường trực lâm thời để nghiên cứu việc triển khai các phương án và kiến nghị hợp tác. Bên cạnh đó, để tiến hành phối hợp công tác giữa các ngành chủ quản của các nước và giữa các thành viên trong tổ chức, nên thành lập một Uỷ ban thường trực phối hợp với các điều lệ tạm thời đã được các Bộ trưởng Ngoại giao phê chuẩn” [33, tr.51].. Rõ ràng, S.C.O đã được trở nên kiện toàn hơn, mặc dù để thực hiện được những hệ thống trên thì phải mất nhiều thời gian và công sức.

Ngoài các thể chế hợp tác trên, các nhà lãnh đạo S.C.O quyết định thành lập Uỷ ban thường thực phối hợp các nước nhằm soạn thảo một bản Hiến chương

dựa trên Tuyên bố Thượng Hải và các văn bản được ký kết trước đây. Trong bản Hiến chương này, tôn chỉ, mục đích, các nội dung của “Tổ chức hợp tác Thượng Hải” sẽ được lập ra một cách chi tiết. Hiến chương nêu rõ rằng “các nước trong nội bộ tổ chức lấy “tinh thần Thượng Hải” là tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng hiệp thương, tôn trọng văn minh đa dạng, tìm kiếm sự phát triển chung là nội dung căn bản. Đây là những thành quả không thể phủ nhận được của năm nước trong mấy năm qua và cần được tiếp tục phát huy mạnh mẽ để nó trở thành nguyên tắc trong mối quan hệ giữa các nước thành viên”. Đối với các mối quan hệ bên ngoài, “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thực hiện nguyên tắc không liên kết thành liên minh, không nhằm vào các nước khác hoặc khu vực khác, thực hiện mở cửa với bên ngoài, sẵn sàng triển khai đối thoại, trao đổi hợp tác dưới các hình thức khác nhau với các nước, các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực liên quan”

[28, tr.407].

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 41 - 43)