TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC THƢỢNG HẢI TRONG TƢƠNG LA
3.1. Những thuận lợi và trở ngại đối với sự phát triển của S.C.O trong những năm tớ
trong những năm tới
3.1.1. Thuận lợi
a. Thuận lợi chủ quan:
(i) Các nước thành viên được hưởng lợi từ hợp tác an ninh của S.C.O
Đầu tiên, S.C.O giúp an ninh biên giới của các nước thành viên được giữ vững. Biên giới giữa các nước S.C.O trở thành biên giới hòa bình, hữu nghị. Mối quan tâm chung hàng đầu của các nước S.C.O là an ninh quốc gia và an ninh khu vực. Khi đang đối mặt với mối đe dọa an ninh gia tăng, các nước thành viên đang ngày càng dựa vào S.C.O để duy trì an ninh và hòa bình.
Ngay từ khi S.C.O chỉ là “Nhóm Hiệp ước Thượng Hải”, các nước thành viên đã có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xung quanh vấn đề biên giới chung, cùng nhau ký kết các hiệp định song phương tạo điều kiện đi đến việc giải quyết các vấn đề về lãnh thổ. Ngày 16/07/2001, Hiệp ước Nga – Trung đã được ký kết góp phần vào việc giải quyết biên giới giữa hai nước. Tiếp theo đó là các hiệp định giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan (tháng 8/1999), Trung Quốc – Tajikistan (Tháng 8/1999), Trung Quốc và Kazakhstan (Tháng 12/1999) đã góp phần xây dựng quy chế pháp lý và giảm những tranh chấp ở khu vực biên giới chung, vốn là vấn đề nổi cộm trong khu vực.
S.C.O còn giúp các nước thành viên giảm các hoạt động và nguy cơ khủng bố. Các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải cùng nhau hợp tác
trong lĩnh vực an ninh, phối hợp cùng nhau chống lại ba thế lực là chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Tổ chức này cũng thành lập “Trung tâm phối hợp chống hoạt động khủng bố” tại Bishkek, ngăn chặn các hoạt động mua bán trái phép ma túy, buôn lậu vũ khí, di cư bất hợp pháp… Các cuộc tập trận cũng được diễn ra thường xuyên và quy mô rộng lớn hơn nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của các nước thành viên.
Đối với Trung Quốc, Nga là bộ phận hợp thành cơ bản trong số các nước xung quanh ở phía Bắc của Trung Quốc , bên cạnh Mông Cổ , Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Vì vậy, Nga vẫn là nước có ảnh hưởng lớn về chính tri ̣, kinh tế, quân sự và ngoa ̣i giao . Vì vậy quan hệ ổn định với Nga có ý nghĩa then chốt trong việc ổn đi ̣nh khu vực phía Bắc củ a Trung Quốc. Hiện nay, “Nga đang được xác đi ̣nh ở tầng thứ nhất trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc” [23, tr.50].. Về chính trị, Trung Quốc nhận thức được rằng, nếu như Trung Quốc gắn bó với Nga, thống nhất với nhau trong nhiều vấn đề quốc tế, thì có thể kiềm chế được ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu Á, và sẽ giúp cho chiến lược của Mỹ trở nên mềm đi hơn. Trung Quốc lo sợ rằng sự bành trướng của Mỹ ngày càng nhiều ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ làm giảm vị trí của nước này tại khu vực.
Đối với Nga, Trung Á là một mắt xích quan trọng trong vành đai an ninh xung quanh do Nga xây dựng. Tổng thống Nga Medvedev nói: “Điều hòa nỗ lực nhằm củng cố an ninh và ổn định khu vực là một trong những nguyên nhân hành động chủ yếu nhất để thành lập S.C.O. Hiện nay, nhu cầu hiện thực này ngày càng bức thiết”. Trung Á là láng giềng phía Nam của Nga, mà phía Nam đặc biệt là Cápcadơ – là khu vực bất ổn nhất của Nga. Sau khi Liên Xô giải thể, Nga đã tiến hành hai cuộc chiến tranh tại Chesnia, mãi cho đến tháng 4/2009 mới tuyên bố
chấm dứt hành động chống khủng bố tại Chesnia, khôi phục trật tự bình thường tại nước Cộng Hòa tự trị này. Nhưng vấn đề an ninh của Cápcadơ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Từ năm 2009 đến nay, tại Chesnia, Ingushetia liên tiếp xảy ra các vụ khủng bố nghiêm trọng. Trọng điểm của Nga trong vấn đề an ninh Trung Á là chống khủng bố, chống buôn bán ma túy, vấn đề Afganistan và ổn định khu vực. Rõ ràng, đây đều là trọng điểm an ninh của S.C.O. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tự nhiên trở thành công cụ quan trọng để Nga thực hiện lợi ích an ninh của mình.
S.C.O là đường dẫn hữu hiệu để Nga tham gia vào khu vực Trung Á. Hiện nay, Nga tham gia vào hai tổ chức là Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) và Cộng đồng kinh tế Á - Âu (EAEC), nhưng nó đều do các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ hợp thành, bị giới hạn về số nước thành viên và mang tính chất đóng cửa. Vai trò của các tổ chức này không thể thay thế S.C.O. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải có tính đại diện rộng lớn hơn, có ảnh hưởng quốc tế lớn hơn và nó cũng tạo nên vai trò hết sức đặt biệt đối với khu vực. S.C.O đã tăng thêm một con đường để Nga thâm nhập vào khu vực Trung Á, đồng thời nó cũng làm cho Nga có thể đầu tư cho chiến lược vào các khu vực xung quanh Trung Á, đây là điều mà CSTO và EAEC không thể làm được.
S.C.O có thể nâng cao ảnh hưởng quốc tế và sức mạnh chiến lược của Nga. Nga cần phải đối phó với sự bành trướng của Mỹ, phải ngăn chặn NATO từng bước mở rộng về phía Đông, phải duy trì Trung Á là hậu phương chiến lược của Nga, S.C.O là chỗ dựa mà Nga có thể tựa vào. S.C.O với diện tích rộng lớn, dân số đông, tiềm lực khổng lồ. Ngoài ra, Nga còn có thể thông qua S.C.O để tham gia và kiềm chế Trung Quốc trong tiến trình phát triển của Trung Á.
Các nước Trung Á cũng được lợi từ hợp tác an ninh của S.C.O. Sau cuộc nổi dậy ngày 06/04/2010 tại Kyrgyzstan, ít nhất 88 người đã bị giết chết, S.C.O đã
đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng và hỗ trợ về kinh tế cho Kyrgyzstan [24].
(ii) S.C.O tạo điều kiện cho các nước thành viên khai thác và bổ sung các nguồn lực cho nhau để cùng phát triển
Trung Quốc là một nước có dân số đông và diện tích vô cùng lớn. Đây là một thị trường tiềm năng để các nước Trung Á và Nga hợp tác để phát triển kinh tế.
Trung Quốc rất quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Nga và Trung Á. Bởi vì, một mặt Trung Quốc có được những lợi ích về hợp tác thương mại và đầu tư với Nga, mặt khác, đảm bảo được về nguồn dầu mỏ cung cấp cho ngành công nghiệp trong nước từ mối quan hệ tốt đẹp với các nước Trung Á.
Kể từ năm 2003, việc mở rộng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã được nhấn mạnh trong Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nước thành viên. Mặc dù nền kinh tế của các nước chưa đồng đều, nhưng hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên ngày càng khả quan hơn. Các hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kỹ thuật cũng được chú ý. S.C.O trở thành cây cầu nối liền các nước Trung Đông với Châu Á năng động, tạo nên một mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt dài 11.000km, các đường ống dẫn dầu của các nước cũng trở nên thuận tiện hơn.
Giữa Nga và Trung Quốc, Hợp tác kinh tế giữa hai nước hiện nay chủ yếu vẫn là thương ma ̣i . Kim nga ̣ch mậu di ̣ch song phương luôn tăng qua các năm , năm 2000 ở mức 8,3 tỷ USD, sang năm 2001 là 10,67 tỷ USD tăng 33,3%, năm 2003 đạt 15,76 tỷ USD tăng 32,1%, năm 2004 đa ̣t 21,23 tỷ USD tăng 34,7%, năm 2005 trao đổi hai chiều đạt 29,1 tỷ USD tăng 37,1%, năm 2006 là 33,4 tỷ USD tăng 15%, năm 2007 đa ̣t mức kỷ lu ̣c mới với 40,29 tỷ USD. Trong 8 năm qua ,
quan hệ kinh tế thương ma ̣i giữa Trung Quốc và Nga phát triển liên tu ̣c và vững chắc, năm sau cao hơn hẳn năm trước và năm nào cũng được đánh giá là “đạt kỷ lục trong lịch sử quan hệ thương mại hai nước” [40, tr.19].
(iii) Vị thế của S.C.O ngày càng cao trên thế giới
Ngay khi “Nhóm hiệp ước Thượng Hải” được phát triển thành “Tổ chức hợp tác Thượng Hải” năm 2001 với số lượng thành viên tăng lên, cơ cấu chặt chẽ và kiện toàn hơn, hoạt động mang tính thực tiễn hơn thì cách nhìn nhận của thế giới về tổ chức này đã thay đổi. Phương Tây bắt đầu coi nó là một lực lượng đáng kể thách thức với địa vị bá quyền của Mỹ. Tờ Nhật báo phố Wall nhận xét: “Mặc dù tổ chức này tuyên bố không nhằm vào nước thứ ba, nhưng thực tế nó đã trở thành dinh lũy chống lại hệ thống TMD của Mỹ” [14, P.55]. Tờ Liên Hợp Báo của Singapore bình luận: “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ra đời trong lúc Mỹ đang là siêu cường duy nhất trên thế giới cho thấy các xu thế đa cực hóa thế giới đang phát triển. Thời gian qua, Mỹ ra sức dùng mọi thủ đoạn để phân hóa Trung Quốc và Nga, nhưng cuộc gặp gỡ thượng đỉnh này đã làm hai nước xích lại gần nhau, hơn nữa còn lôi kéo các nước xung quanh đoàn kết lại. Đây là điều Mỹ không muốn nhìn thấy nhưng cũng không có cách gì ngăn cản nổi.
Gần đây nhất, trong Hội nghị Thượng đỉnh năm 2010, vấn đề kết nạp thành viên mới tiếp tục được bàn tới. Việc mở rộng thành viên chứng tỏ nỗ lực mở rộng ảnh hưởng và tăng cường vai trò của S.C.O trên trường quốc tế. S.C.O có vai trò ngày càng nổi bật được đánh giá cao đối với an ninh ở Afganistan nên tổ chức này có vị trí quan trọng để đối thoại về an ninh ở Trung Á. Hiện nay, sứ mệnh của Mỹ ở Trung Đông và Afganistan đang ngày càng khó khăn. Mỹ và NATO khó có thể hóa giải được tình hình bế tắc ở Afganistan nếu không có sự trợ giúp của các quốc
gia thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Vì thế, vai trò của S.C.O càng trở nên nổi bật.
Hội nghị Tashkent có sự góp mặt của đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Cộng đồng kinh tế Á - Âu, Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO)… Điều này chứng tỏ S.C.O có mức độ gắn kết và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng. Nó cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của S.C.O sẽ không chỉ giới hạn ở châu Á và Trung Á mà có khả năng vươn tới tận châu Âu.
b. Thuận lợi khách quan:
Sức hấp dẫn của S.C.O tạo cơ hội mở rộng thành viên
Với uy thế ngày càng cao của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trên trường Quốc tế, được trở thành thành viên chính thức của tổ chức này sẽ giúp cho các nước có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế với các nước thành viên khác, tiếng nói của quốc gia mình cũng được nâng cao hơn và có được cơ hội hợp tác với các nước khác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh biên giới, chống khủng bố và đặc biệt là hợp tác về năng lượng.
Tại hội nghị Thượng đỉnh năm 2004, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã thông qua Quy chế quan sát viên với 17 điều. Điều 7 của văn kiện này đã nêu rõ quyền của một nhà nước hay một tổ chức với tư cách là quan sát viên như sau:
- Các nước quan sát viên có quyền tham dự các cuộc họp mở của Hội đồng MFA và Hội nghị của Thủ trưởng các Bộ và/ hoặc Sở S.C.O của các nước thành viên.
- Các nước quan sát viên có quyền tham gia vào các cuộc thảo luận về các vấn đề nằm trong phạm vi thẩm quyền của tổ chức S.C.O và các vấn đề quan tâm của họ nằm trong thẩm quyền của S.C.O.
- Có quyền truy cập vào tài liệu và các quyết định của tổ chức S.C.O, được đề cập trong Điều 4 của Hiến chương, nếu các cơ quan liên quan của S.C.O không áp đặt các hạn chế về phổ biến của họ [5].
Hiện nay, ngày càng nhiều nước mong muốn trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, số đơn gia nhập ngày càng tăng lên. Điều ngày càng chứng tỏ Tổ chức hợp tác Thượng Hải ngày càng có sức hấp dẫn đối với các nước bên ngoài tổ chức.