Nghĩa của việc thành lập Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải 1 Đối với các nƣớc thành viên

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 45 - 48)

a. Hợp tác Trun gÁ trước khi Tổ chức Thượng Hải được thành lập

1.3. nghĩa của việc thành lập Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải 1 Đối với các nƣớc thành viên

1.3.1. Đối với các nƣớc thành viên

Thứ nhất, S.C.O tạo cơ hội hợp tác đa phương giữa các nước thành viên, bổ sung vào các quan hệ song phương. Năm nước tham gia vào “Nhóm Hiệp ước Thượng Hải” có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tích cực các vấn đề xung quanh đường biên giới chung. Năm 1999, Nga và Trung Quốc đã ký được văn bản phân định toàn tuyến biên giới, theo đó trong số 33 khu vực chỉ còn hai khu vực chưa nhất trí được với nhau. Hiệp ước Nga – Trung ký ngày 16/07/2001 cũng góp phần vào việc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Nội dung của Hiệp ước ghi rõ “hai bên không còn đòi hỏi lãnh thổ của nhau”, mong muốn tiếp tục đàm phán về “khu vực chưa nhất trí”, và cho đến khi những vấn đề này chưa được giải quyết thì hai bên phải tuân thủ nguyên trạng [41, tr.7].. Quá trình phân định biên giới của Trung Quốc với các nước láng giềng Trung Á cũng thu được những kết quả khả quan. Các hiệp định Trung Quốc – Kyrgyzstan (tháng 8/1999), Trung Quốc – Tajikistan (tháng 8/1999), Trung Quốc – Kazakhstan (tháng 12/1999) đã góp phần xây dựng quy chế pháp lý và giảm những tranh chấp ở khu vực biên giới chung, vốn lâu nay là điểm nóng tiềm tàng trong khu vực.

Thứ hai, mở rộng các lĩnh vực hợp tác cho các nước thành viên. Trước đây Nhóm Hiệp ước Thượng Hải hợp tác sang các lĩnh vực an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội… Trong hợp tác an ninh quốc phòng, các nước phối hợp với nhau chống lại “ba thế lực thù địch” là chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tổ chức này cũng quyết định thành lập “Trung tâm phối hợp chống hoạt động khủng bố” tại Bishkek và đề ra các văn kiện hợp tác đa phương để ngăn chặn các hoạt động khác như buôn bán ma tuý, di dân bất hợp pháp…

Sau khi S.C.O được thành lập, lĩnh vực hợp tác được mở rộng sang kinh tế, văn hóa, xã hội. Các hiệp định hợp tác kinh tế song phương giữa Trung Quốc và các nước của tổ chức đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm qua. Năm 2000, chỉ tính xuất khẩu của thành phố Thượng Hải sang bốn nước còn lại đã đạt 240 triệu USD, nhập khẩu đạt 244 triệu USD, tăng 2.6 lần so với năm 1997. Theo đà trên, trong năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Thượng Hải sang các nước trên đạt 115 triệu và nhập khẩu đạt 295 triệu, tăng gấp 2 lần và 6.7 lần so với cùng kỳ năm 1997. Có vẻ như Trung Quốc đã bước đầu thành công trong nỗ lực phục hồi “con đường tơ lụa” nối liền Thượng Hải với các nước Trung Á xưa kia [38, tr.20].

Ngoài ra, hợp tác ở các lĩnh vực khác như xuất khẩu dầu khí, bảo vệ môi trường, nâng cấp giao thông cũng có những hoạt đồng đáng kể. Trung Quốc đã ký các hiệp định vận tải trung chuyển tạo điều kiện để Trung Á mở con đường ngắn nhất ra vùng Thái Bình Dương sôi động. Một mạng lưới giao thông đường sắt và đường bộ dài 11.000 km đang được xây dựng để nối các vùng duyên hải, nội địa, Tân Cương Trung Quốc với Trung Á. Các đường ống dẫn dầu đi qua lãnh thổ Nga và Kazakhstan giúp cho việc xuất khẩu dầu khí của các nước Cộng hoà Trung Á được thuận tiện hơn. Trong Hội nghị Thượng đỉnh Dushanbe, năm nước còn chủ trương hợp tác phát triển nguồn nước trong tương lai.

Như vậy, các nước thành viên của S.C.O đều có khả năng bổ sung và phối hợp với nhau. Các nước Trung Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là nguồn năng lượng, nhưng đất rộng người thưa, ngành chế tạo và công nghiệp nhẹ chưa phát triển. Trung Quốc lại có đội ngũ nhân lực to lớn, ngành chế tạo và công nghiệp nhẹ tương đối phát triển nhưng tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ lại khá khan hiếm. Trong khi đó, Nga giàu tài nguyên và nền công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự phát triển, lực lượng kỹ thuật hùng hậu, nhưng ngành công nghiệp nhẹ lại khá lạc hậu, thiếu vốn. Tình hình này đã tạo ra một không gian rộng lớn cho sự liên kết chặt chẽ giữa năm nước trên cơ sở bổ sung và tương trợ lẫn nhau.

Trong mối quan hệ của các nước S.C.O, mối quan hệ của Nga – Trung Quốc là được chú ý hơn cả. Đây là hai thành viên chủ chốt của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và cũng chính mối quan hệ này là một trong những nguyên nhân chính cho ra đời Nhóm hiệp ước Thượng Hải vào năm 1996. Trung Quốc và Nga đều có lợi riêng trong mối quan hệ với đối phương, đặc biệt là các vấn đề quốc tế và kế hoạch chống lại Mỹ ở khu vực này. Vì thế, liên kết với nhau trong một tổ chức như S.C.O thì tiếng nói của Trung Quốc và Nga sẽ có trọng lượng hơn trong các vấn đề quốc tế. Bản thân Mỹ và các nước phương Tây cũng sẽ e ngại hơn khi hai cường quốc này cùng nằm trong một tổ chức và đứng cùng một phía trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cần giải quyết.

Tóm lại, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải góp phần thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương giữa các nước, đồng thời cũng là một nguồn sức mạnh nâng cao vị thế của tổ chức trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tổ chức hợp tác Thượng Hải Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng (Trang 45 - 48)