QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA S.C.O
2.1.2. S.C.O từ 200 6 nay
Hội nghị Thượng Đỉnh S.C.O năm 2006
- Thời gian và địa điểm: Kỳ họp lần thứ 6 được tổ chức vào ngày 15/06/2006 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
- Cuộc họp có sự tham dự của Tổng thống N. Nazarbayev của nước Cộng hòa Kazakhstan, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Trung Hoa, Tổng thống K. Bakiyev của nước Cộng hòa Kyrgyzstan, Tổng thống V. Putin của Liên bang Nga, Tổng thống E. Rakhmonov của nước Cộng hoà của Tajikistan và Tổng thống I. Karimov của nước Cộng hòa Uzbekistan.
Các Bộ trưởng Quốc phòng đã tập trung vào khả năng hợp tác về quân sự và an ninh, các quan sát viên đánh giá đây là một bước đưa S.C.O phát triển thành một liên minh thiên về quân sự.
Cũng tại Bắc Kinh, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Ivanov cho biết, nội dung chính trong kỳ họp này là bàn bạc về các kế hoạch sử dụng lực lượng quân sự chung của các quốc gia thành viên. Theo ông Ivanov, các thành viên S.C.O sẵn sàng triển khai các nỗ lực chung sử dụng sức mạnh để “đối
đầu với những thách thức và mối đe dọa mới, đặc biệt từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế”, trong đó có những bước phát triển mới về quy mô, kỹ thuật, sử dụng các loại vũ khí hiện đại và cả thành tựu công nghệ thông tin v.v...
Những mục tiêu cụ thể hơn, theo như đồng nghiệp từ Trung Quốc, là nhằm đối đầu với ba mối đe dọa chính là chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan. Nga đã đưa ra một sáng kiến trong việc thực hiện các bước đi cụ thể trong xu hướng này là triển khai các cuộc diễn tập quân sự chung chống khủng bố. Các bộ trưởng Quốc phòng những quốc gia thành viên S.C.O đã đồng ý về mặt nguyên tắc kế hoạch này, theo đó cuộc diễn tập chung đầu tiên sẽ diễn ra tại bãi tập Chebarkul của Nga vào mùa hè năm sau. Mục tiêu chính là luyện tập khả năng giúp lực lượng biên phòng các quốc gia thành viên có khả năng bao vây và tiêu diệt những nhóm phiến quân lớn, khi chúng có âm mưu xâm lược đường biển của các nước S.C.O. “Để đối đầu với nguy cơ tiềm ẩn cao này, chúng tôi sẽ triển khai tất cả những biện pháp có thể từ lực lượng đặc nhiệm, không quân, vũ khí chính xác cao nhằm bao vây và tiêu diệt có hiệu quả các nhóm vũ trang trái phép” – Bộ trưởng Ivanov cho biết về mục tiêu cụ thể của cuộc tập trận trên [14, P.55].
Một chi tiết đáng chú ý trong kỳ họp lần này chính là khả năng có sự tham gia tập trận của một thành viên thứ 7 (trong tương lai rất có thể trở thành thành viên chính thức), đó là Iran. Chủ đề Iran cũng là một chủ đề chủ chốt trong kỳ họp này. Liên quan đến vấn đề hạt nhân của Iran, Trung Quốc và Nga vẫn thoả thuận giữ vững quan điểm trước đây, đó là nỗ lực giải quyết bằng biện pháp ngoại giao, đồng thời chống lại việc triển khai các biện pháp cấm vận trừng phạt của Mỹ.
Cho tới thời điểm này, Moscow và Bắc Kinh vẫn đồng thuận về khả năng bật đèn xanh cho Iran gia nhập S.C.O. Dù vậy, ông Sergey Ivanov vẫn khẳng định nguyên tắc của S.C.O trong trường hợp Mỹ tấn công Iran: “Iran hiện vẫn chỉ giữ vai trò quan sát viên tại S.C.O, và do đó chúng tôi chưa có bất cứ một cam kết hay
trách nhiệm nào đối với họ. Tôi bác bỏ tất cả những đánh giá cho rằng, SCO sẽ đứng ra bảo vệ cho Iran trong trường hợp họ bị tấn công” [41, tr.9].
Phiên họp vừa qua tại Bắc Kinh cũng nhằm bàn bạc về khả năng mở rộng khối liên minh, cụ thể là kết nạp các thành viên khác ngoài Iran. Hiện Pakistan đã đệ đơn chính thức xin gia nhập S.C.O, trong khi Ấn Độ bắt đầu bày tỏ ý định của mình (cho dù chưa chính thức). Tuy nhiên, quan điểm của nhiều quốc gia thành viên S.C.O về vấn đề này vẫn chưa có được sự thống nhất.
Vấn đề chính là ở chỗ, trong khi Trung Quốc rất tích cực ủng hộ cho việc Pakistan gia nhập S.C.O, phía Nga lại có phần “không mặn mà” lắm. Moscow chỉ sẵn sàng đồng ý với điều kiện phải kết nạp cả Ấn Độ.
Belarus mới đây cũng đưa ra đề nghị xin gia nhập S.C.O. Đề xuất này dường như không nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia thành viên S.C.O. Theo lý giải của họ, Belarus là một quốc gia thuần túy nằm tại châu Âu, chứ không nằm trong khu vực tiếp giáp Âu - Á như các thành viên S.C.O.
Hội nghị Thượng đỉnh lần này đã thông qua hai văn kiện sau: Thông cáo của Hội đồng Bộ trưởng các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Tuyên bố về kỷ niệm lần thứ năm của S.C.O. Thông cáo nêu rõ Hội nghị lần này đồng ý ông Bolat K. Nurgaliyev (Kazakhstan) sẽ là Tổng thư ký của tổ chức từ năm 2007 đến năm 2009.S.C.O sẽ cố gắng mở rộng hợp tác giữa tổ chức với các nước khác và các tổ chức khác trên thế giới. Thông cáo cũng chỉ ra rằng, S.C.O hoan nghênh việc ký kết các hiệp định hợp tác giữa S.C.O với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và Cộng đồng Kinh tế Á - Âu (EURASEC) trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau [1].
Hội nghị Thượng Đỉnh S.C.O năm 2007
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 7 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được tổ chức từ ngày 4 - 5/7/2007 tại Astana, Kazakhstan.
Tham dự hội nghị có Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, Tổng thống Kyrgyzstan Kurmanbek Bakiev, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmonov và Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov.
Ngoài ra, Hội nghị còn có đại diện của các nước quan sát viên là Mông Cổ, Pakistan, Iran và Ấn Độ, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai. Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymukhamedov và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc B. Lynn Pascoe đã tham dự hội nghị thượng đỉnh với tư cách là khách mời của nước chủ nhà.
Tại hội nghị, các văn kiện chính được thông qua là: Thông cáo của Hội đồng Bộ trưởng các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Tuyên bố của Thủ trưởng các nước thành viên của S.C.O, Hiệp ước láng giềng tốt đẹp dài hạn, hữu nghị và hợp tác giữa các thành viên của S.C.O.
Trong thời gian hội nghị, các nhà lãnh đạo nhất trí về việc tiếp tục phát triển toàn diện hợp tác trong khuôn khổ S.C.O.
Về an ninh, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống khủng bố khu vực và quốc tế chống khu vực. Các nước thành viên nhất trí đẩy mạnh các nỗ lực để chống lại nạn nhập cư bất hợp pháp, buôn bán ma túy, khủng bố, góp phần ổn định an ninh khu vực.
Về hợp tác kinh tế, các nhà lãnh đạo chỉ ra rằng hợp tác kinh tế trong khuôn khổ S.C.O đang được thực hiện hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm năng lượng, giao thông vận tải, viễn thông và các dự án khác [2]. Các nhà lãnh đạo khẳng định lại tầm quan trọng của hợp tác năng lượng giữa các thành viên S.C.O và hy vọng họ sẽ giữ vững lập trường chung về vấn đề này.
Về giao lưu quốc tế, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác cụ thể hơn nữa với các quan sát viên S.C.O trong các lĩnh vực khác nhau. S.C.O nên có những hợp tác cụ thể với Khối thịnh vượng chung của các
quốc gia độc lập (CIS), Cộng đồng Kinh tế Á- Âu (EEC) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trên cơ sở bản Ghi nhớ về sự hiểu biết hiện tại.
Tại hội nghị này, S.C.O đã ra Tuyên bố chung đòi các lực lượng quân sự do Mỹ đứng đầu phải rút khỏi khu vực Trung Á. Phía Mỹ cho biết hiện nay có ít nhất 800 lính Mỹ đang đồn trú tại Uzbekistan và khoảng 1.200 lính ở Kyrgyzstan. Trong khi đó hiện đang có khoảng 200 lính dù Pháp đồn trú ở Tajikistan. Đến nay, phía Mỹ chưa hề tỏ ra dấu hiệu nào là sẽ rút quân khỏi hai căn cứ quân sự của họ ở Kyrgyztan và Uzbekistan.
Bên lề hội nghị, hai nhà lãnh đạo hai nước Nga và Trung Quốc đã gặp nhau để bàn bạc về các vấn đề như tiếp tục mở rộng thương mại song phương, xây dựng các đường ống vận chuyển dầu thô và khí tự nhiên, mở rộng đầu tư lẫn nhau.
Hội nghị Thượng Đỉnh S.C.O năm 2008
Ngày 28/8/2008, Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải S.C.O lần thứ 8 đã kết thúc sau một ngày nhóm họp tại Dushanbe, thủ đô Tajikistan với sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo các nước thành viên và các nước quan sát viên.
Các văn kiện chính: Thông cáo của Hội đồng đứng đầu Chính phủ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Tuyên bố Dushanbe, Quy định về trạng thái đối thoại của S.C.O.
Lãnh đạo các quốc gia S.C.O đã thông qua một loạt văn kiện hợp tác. Trong đó đáng chú ý nhất là phần nói về tình hình tại khu vực Kavkaz. Mặc dù không phải là chủ đề chính được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, nhưng những diễn biến đang xảy ra tại Kavkaz, nhất là việc Nga công nhận độc lập đối với Nam Osetia và Apkhazia đã thực sự hâm nóng nghị trường S.C.O.
Lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đã thảo luận những vấn đề có liên quan tới an ninh, năng lượng, chống tàng trữ, buôn bán, vận chuyển ma túy, cũng như các lĩnh vực S.C.O quan tâm. Cách đây hơn một năm (17/08/2007), S.C.O đã thông qua "Tuyên bố chung Bishkek" liên quan đến các vấn đề hợp tác chống khủng bố, an ninh khu vực, hợp tác kinh tế-thương mại và các vấn đề quốc tế tại Kyrgyzstan.
S.C.O đã ra bản thông cáo về lộ trình hợp tác trong tương lai xung quanh lĩnh vực kinh tế, an ninh, văn hóa, nhân đạo, đồng thời ký các thoả thuận về diễn tập quân sự chống khủng bố, chống buôn lậu vũ khí, cũng như hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, năng lượng, giao thông vận tải, thương mại, tài chính, công nghệ thông tin và nông nghiệp.
Tổng thống Nga Dmitriy Medvedev đã có cuộc hội đàm song phương với Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tối 27/8, ngay sau khi tới thủ đô Dushanbe. Đây là cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Trung lần thứ hai trong vòng chưa đầy hai tháng. Lãnh đạo hai nước đã đề cập tới tình hình có liên quan tới Gruzia, Nam Osetia và Abkhazia.
Hội nghị Thượng Đỉnh S.C.O năm 2009
Albania và Croatia đã chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 01/03/2009, đưa số quốc gia thành viên của khối quân sự này lên 28. Việc NATO tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động lại tiếp tục gây sức ép đối với các nước S.C.O.
Trước sự kiện đó, ba tháng sau, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải diễn ra trong hai ngày 15 - 16/06/2009 tại Ekaterinburg, Nga với sự tham gia của sáu nước thành viên và bốn nước quan sát viên.
Tham dự hội nghị có Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Kazakhsan Nursultan Nazarbayev, Tổng thống Kyrgyzstan Kurmanbek Bakiyev, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmon, Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov.
Hội nghị đã thông qua các văn kiện chính như: Tuyên bố chung về chiến đấu chống lại các bệnh truyền nhiễm trong khu vực Tổ chức Hợp tác Thượng Hải; Sáng kiến chung về tăng cường hợp tác kinh tế đa phương trong việc giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; Thông cáo của Hội đồng đứng đầu Chính Phủ của các nước thành viên S.C.O; Tuyên bố Yekateriburg; Tuyên bố của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và nước thành viên Cộng hòa Hồi giáo Afganistan chống khủng bố, buôn bán ma túy bất hợp pháp và tội phạm có tổ chức; Tuyên bố của Hội nghị đặc biệt về Afganistan triệu tập dưới sự bảo trợ của S.C.O.
Tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có bài phát biểu quan trọng với tiêu đề "Chung tay đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng phát triển hài hoà trong tương lai". Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chỉ rõ, hiện nay, tình hình quốc tế đang trải qua những biến động lớn phức tạp chưa từng diễn ra, cục diện quốc tế cần được điều chỉnh, sự hợp tác giữa các nước phải ngày càng chặt chẽ, tiến trình đa cực hoá thế giới và toàn cầu hoá kinh tế phải phát triển sâu rộng hơn.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev phát biểu rằng tích cực tham gia hợp tác trên các lĩnh vực của S.C.O là trọng điểm của chính sách đối ngoại Nga. Nga hỗ trợ các nước thành viên tăng cường tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, để đối phó hiệu quả với các mối đe doạ và thách thức. Nga luôn nỗ lực đẩy mạnh quan hệ hợp tác S.C.O, gia tăng sức liên kết và nâng cao uy tín của tổ chức.
Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev cũng cho hay, khu vực Trung Đông vẫn đang đứng trước mối đe doạ an ninh nghiêm trọng. Bảo vệ ổn định an ninh khu vực là vấn đề quan trọng đang được quan tâm của S.C.O. Tổ chức cần tăng cường hợp tác chống ma tuý và chống khủng bố, cũng như hợp tác để đối phó với cuộc khủng hoảng, coi trọng các vấn đề an toàn lương thực, an ninh quốc gia.
Tổng thống nước Kyrgyzstan Kurmanbek Bakiyev nói rằng, trước tình hình quốc tế phức tạp, S.C.O cần phải cùng nhau bảo vệ hoà bình ổn định, tăng cường hợp tác kinh tế thương mại.
Tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmon phát biểu, S.C.O cần tăng cường tin tưởng lẫn nhau, mở rộng hợp tác, hoàn chỉnh chính trị kinh tế, cùng nhau vượt qua mọi thách thức, hợp tác kinh tế phát triển cùng có lợi. Để đối phó với sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các nước thành viên hi vọng dựa vào những kinh nghiệm thành công của các nước như Trung Quốc mà áp dụng để thoát ra khỏi sự khủng hoảng này.
Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov cho rằng S.C.O cần tăng cường mở rộng, đưa ra các bước đột phá mới để thực hiện mục tiêu, nâng cao vai trò của tổ chức trong vệc bảo vệ an ninh khu vực, đối phó khủng hoảng kinh tế, nâng vị thế của S.C.O trên trường quốc tế.
Các bên tham gia hội nghị đã kí kết văn bản chính trị quan trọng được gọi là tuyên bố Ekaterinburg. Tuyên bố này sẽ đánh giá về bối cảnh quốc tế hiện nay, xu thế tất yếu dần chuyển sang thế giới đa cực và nâng cao tầm quan trọng của S.C.O trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Tầm quan trọng của việc củng cố cơ sở pháp lý trong các mối quan hệ quốc tế và nâng cao vai trò phối hợp của
Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết những vấn đề của thế giới cũng được khẳng định trong tuyên bố này. Tuyên bố còn ủng hộ nguyên tắc duy trì hòa bình trong điều kiện an ninh bình đẳng đối với tất cả các nước, không loại trừ bất kể quốc gia nào và giải quyết những cuộc xung đột quốc tế và khu vực bằng những biện pháp đối thoại chính trị.
Theo cố vấn Chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga, ông Prikhodko: “Các bên bày tỏ quan điểm ủng hộ thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân. Cần thiết phải tập trung vào việc tích cực hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát và điều khiển hệ thống tài chính thế giới, duy trì sự ổn định nền kinh tế” [33, tr.51]. Liên quan đến điều này, nguyên thủ của sáu quốc gia thuộc S.C.O sẽ ký Hiệp ước S.C.O chống chủ nghĩa khủng bố. Đây là văn kiện được S.C.O phát triển dựa trên sự thay đổi của những thách thức và đe dọa mới.
Tổng thư ký Tổ chức hợp tác Thượng Hải (S.C.O) Bolat Nurgaliyev trả lời phỏng vấn hãng RIA Novosti rằng các nước thành viên của S.C.O sẽ cải thiện hoạt động phối hợp trong lĩnh vực phòng thủ. Theo ông, Tổ chức S.C.O có nhiệm vụ đảm bảo phối hợp hành động hiệu quả của các nước thành viên trong lĩnh vực