NHỮNG BỨC TRANH HIỆN THỰC SỐNG ĐỘNG NHIỀU VẺ VỀ XỨ THANH

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 27)

XỨ THANH

XỨ THANH sức hấp dẫn các cây bút hơn cả. Ngoài một số cây bút chỉ dành cảm hứng cho đối tượng là cái đẹp, cái trữ tình như Lê Đình Cánh, Minh Hiệu, Vương Anh…, một số cây bút xông xáo khác tung hoành hơn, đề tài và đối tượng cảm hứng của họ rộng mở hơn, nhưng dù quan tâm đến chuyện gì thì ít nhiều trong hành trang của họ cũng có những bài ký ghi chép về sức hấp dẫn, tiềm năng, vẻ đẹp của mảnh đất quê hương xứ Thanh như một niềm tự hào.

2.1.1. Hình ảnh về một vùng rừng

Xứ Thanh có một vùng rừng diện tích rộng tới 436.360 ha tương đương với diện tích một số tỉnh thuộc loại trung bình trong cả nước. Rừng xứ Thanh lại có rất nhiều lâm sản quý, quế xứ Thanh được xem là “đặc sản quý giá vô song”. Minh Hiệu đã dành hẳn một tập bút ký cho cây quế Thường Xuân để tôn vinh giá trị của đặc sản vô giá này. Tác giả trân trọng đặt tên cho tập ký là “Quế ngọc Châu Thường”. “Châu Thường” là châu Thường Xuân, tên gọi cũ của huyện Thường Xuân trong địa giới tỉnh lỵ Thanh Hóa xưa. Thường Xuân còn nổi tiếng với rừng lim, lim xứ Thanh cũng là một tên tuổi nghê gớm, nhưng quế mới được coi là sản vật. Đại Nam nhất thống chí chép: “Tuy đều sản xuất ở phương Nam, nhưng Quế Thanh Hóa tốt nhất, thứ đến Nghệ An…Năm Minh Mệnh thứ 17 khắc hình tượng vào Nghị đỉnh”. Gọi là Quế Thanh Hóa nhưng thứ quế tốt nhất ấy chỉ có ở Thường Xuân, mọc trên đất Thường Xuân và do người Thường Xuân khai thác, chế biến. Vì niềm ao ước “muốn nhìn thấy tận mắt một cây quế Thanh Hóa vào loại quý nhất ngay tại mảnh đất nó sinh trưởng, được gặp chính người đã bóc những phiến quế đáng mơ tưởng đó” mà Minh Hiệu đã cho người đọc thưởng thức giá trị của một loại dược liệu độc

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)