Hình ảnh xứ Thanh – Hàm Rồng trở thành “tuyến lửa”

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 39 - 48)

Bị thất bại ở chiến trường miền Nam, Mỹ điên cuồng leo thang bắn phá miền Bắc. Mục tiêu đánh phá đầu tiên của địch là cầu, các kho vũ khí, đạn dược, và nhiên liệu... Nhà Trắng tính toán rằng nếu sử dụng toàn bộ lực lượng không quân ở Tây Thái Bình Dương thì chỉ trong vòng 12 ngày toàn bộ mục tiêu của miền Bắc sẽ bị phá hủy. Từ giữa năm 1965 trở đi ý đồ ấy không thực hiện được, địch bắt đầu tăng cường ném bom bừa bãi vào các khu dân cư, kho tàng, trường học, bệnh viện, thành phố, thị xã, khu công nghiệp, đê điều ở nhiều nơi trên miền Bắc... Tuy nhiên trong bất kỳ thời kỳ nào giao thông vận tải vẫn là mặt trận quyết lịêt, bởi vì giao thông vận tải trực tíêp phát huy sức mạnh của hậu phương đối với tiền tuyến. Trung ương Đảng ta khẳng định: vấn đề mấu chốt là phải đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trên những tuyến đường chiến lược. Toàn Đảng toàn dân phải khắc phục mọi khó khăn để giữ vững những con đường chi viện cho Miền Nam.

Do địa hình của nước ta các tỉnh thuộc khu bốn cũ trở thành địa bàn chiến lược, là chiếc cầu nối liền miền Bắc với miền Nam và Trung, Hạ Lào. Đồng chí Lê Duẩn cũng từng khẳng định: “nếu như quân khu bốn là quan trọng thì Thanh Hóa là quan trọng nhất, bởi vì Thanh Hóa là hậu phương trực tiếp của mặt trận Bình - Trị - Thiên và Lào”. Trong các tuyến đường vận chuyển qua Thanh Hóa vào Nam thì đường số 1 là con đường huyết mạch. Trên con đường đó có ba trọng điểm : Lèn , Hàm Rồng, Ghép.

So với Lèn và Ghép thì Hàm Rồng có vị trí đặc biệt quan trọng ở đó tập trung cả hai tuyến đường bộ và đường sắt: mỗi ngày có tới mười ngàn chiếc xe qua lại, khối lượng hàng hóa, kho tàng và người qua lại thường xuyên tập trung rất lớn. Mỹ xem Hàm Rồng là một điểm tắc lý tưởng trên tuyến đường từ Hà Nội vào phía Nam.

Từ sau ngày hòa bình lập lại Hàm Rồng dần trở thành một khu công nghiệp của Thanh Hóa. Ở đây có nhà máy điện và rất nhiều nhà máy xí nghiệp khác giữ vị trí chi phối trực tiếp đặc biệt quan trọng đến toàn bộ sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Đánh phá Hàm Rồng địch không chỉ hy vọng làm cho giao thông vận tải của ta bị bế tắc mà còn hòng làm suy yếu nền kinh tế chính trị của một tỉnh có vai trò

hậu phương rất lớn đối với những chiến trường và làm đình đốn đến những nghành sản xuất khác của Thanh Hóa.

Ngày mồng 3 tháng 4 năm 1965 đi vào lịch sử như là mốc son của chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam và là vết nhơ của đội quân đi xâm lược. “Đúng 8 giờ sáng, tiếng kẻng báo động bỗng rộ lên gấp gáp khác thường…”. “Chân trời bàng bạc mù khô phía đông xuất hiện những chấm đen đang di động. Những chấm đen cứ lớn dần. Người ta nhìn rõ những chiếc máy bay đầu nhọn hoắt và đôi cánh bè ra như chiếc vỉ ruồi đang lướt ào ào trong tầng mù khô” (Hàm Rồng những ngày ấy , tr 10). “Chiến dịch sấm rền số 32” – chiến dịch nhằm làm tê liệt hoàn toàn tuyến đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam địa bàn Thanh Hóa của Lầu năm góc được mở màn tại cầu Đò Lèn, cách Hàm Rồng khoảng 20 km về phía đông bắc. Đây cũng là sự tính toán xảo quyệt của kẻ thù, vừa nhằm phá hủy cầu Đò Lèn, vừa nhằm đánh lạc hướng để bất ngờ tập kích Hàm Rồng. Tư lệnh hạm đội 7 đã huy động 50 máy bay, nếu tính cả bọn hộ tống và dịch vụ trên không bay ngoài biển thì số lượng tham chiến đánh phá cầu Đò Lèn trong ngày 3 tháng 4 ấy lên tới gần 100 chiếc. “Cuộc chiến đấu dũng cảm của quân và dân Đò Lèn kéo dài gần một tiếng đồng hồ, sáu chiếc máy bay giặc Mỹ phải đền tội. Cầu Đò Lèn vẫn sừng sững đứng đó” (Hàm Rồng, tr 11). Thú vị nhất là tác giả tường thuật lại chi tiết số phận của một tên giặc lái gian manh: “Trong thời gian chiến sự diễn ra ở cầu Đò Lèn, vùng trời Hàm Rồng không một chiếc máy bay nào lai vãng. Sở chỉ huy đoàn cao xạ Tam Đảo ở Hàm Rồng theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của địch ở trên không. Thấy tốp máy bay cuối cùng ném bom cầu Đò Lèn đẫ ra xa, tham mưu trưởng Vũ ý hạ lệnh quay pháo về phí đông nam đón đánh những tốp mới. Nào ngờ lúc ấy, một chiếc RF101 bay sát mặt biển, đến hòn Nẹ, nó ngoặt vào, căn một đường thẳng tắp lao vào Hàm Rồng. Chính trị viên phó đại đội 3 Hoàng Việt Ngữ đang mải nhìn những cột khói bom tan dần trên vùng trời Đò Lèn, kịp phát hiện ra chiếc máy bay ăn mảnh này. Anh thét lên: - Hướng 14. Mục tiêu bay vào. Tiếng thét gấp gáp của Ngữ có sức truyền cảm thật kỹ lạ. Đại đội phó Tống Hồng Đức lập tức cho quay nòng pháo về hướng 14. tên giặc đã vào gần. Biết còn hai khẩu pháo vẫn chưa chuyển hướng kịp, Tống Hồng Đức vẫn hạ lệnh “bắn”. Loạt đạn bắn gấp của đại

đội 3 ở trận địa Bắc Tào trùm lên chiếc máy đang lao thẳng vào. Chiếc máy bay chui ra khỏi đám khói đạn nổ rất chụm của đại đội 3, lửa đã cháy lem lém cả 2 bên cánh. Thấy nó chưa rơi, đại đội 17 đoàn Vinh Quang ở trận địa Yên Vực bồi thêm cho một điểm xạ dài nữa. Tiếp đó, pháo ở khắp các trận địa Hàm Rồng cũng thi nhau nhả đạn. Chiếc máy bay bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa bùng lên rần rật giữa trời. Tên giặc lái nhảy dù treo lơ lửng ngay đầu làng Từ Quang, cách cầu Hàm Rồng chỉ hơn một cây số. Mặt đất vang dây tiếng reo hò. Nhiều người sướng quá, nhảy hẳn lên bờ công sự để hoan hô”. (…, tr13)

Là người trong cuộc, khi ấy, Lê Xuân Giang là chính trị viên trung đội 213 đóng trên đồi C4, Từ Nguyên Tĩnh là lính pháo thủ thuộc trung đoàn 228. Họ đã có mặt tại Hàm Rồng những ngày ấy. Vì vậy, những trang ký của họ tươi ròng và đầy ắp sự kiện. Suốt tám năm, kể từ ngày 3 tháng 4 năm 1965 đến ngày 27 tháng giêng năm 1973 khi hiệp định Pa Ri về Việt Nam chính thức được ký kết, những người con của xứ Thanh, những người lính Hàm Rồng ngày ấy đã giúp người đọc chứng kiến trang sử vẻ vang nhất của Hàm Rồng, của xứ Thanh.

Tính ác liệt của cuộc chiến đấu ở Hàm Rồng thể hiện ngay trong những phút đầu. Nhà Trắng định dùng tổng công kích để đè bẹp ngay Hàm Rồng. Mỗi đợt tấn công chúng thường đi ồ ạt từng đàn: máy bay trinh thám, máy bay ném bom, máy bay yểm trợ “bầu trời rung chuyển ầm ầm. Tiếng động cơ máy bay gào thét. Hàm Rồng như đứng giữa một cơn lốc xoáy dữ dội. Đất đá, mảnh bom bay rào rào trong không gian. Không khí như bị dồn nén lại tức thở. Cứ mỗi lần có một chiếc ném bom, hàng chục chiếc khác trên cao gầm rít điên loạn. Bầu trời tưởng chừng như đang vỡ ra từng mảnh.” (…, 17). Sau này, bọn giặc lái bị ta bắt khai: “Chúng tôi tổ chức liên tiếp nhiều đợt công kích liền nhau là để các ông chưa kịp giải quyết hậu quả đợt công kích trước đã phải đối phó với đợt công kích sau” (…, tr 32)

Cứ bình quân một mét vuông đất Hàm Rồng đã hứng chịu một ngàn tấn bom đạn”. Với vị trí đặc biệt là cầu nối giao thông huyết mạch Bắc Nam, Hàm Rồng đã trở thành “điểm lửa” để bom Mỹ trút xuống nhằm cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch của ta, ngăn cách sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến. Để phá hủy được cầu

Hàm Rồng Mỹ đã thả xuống đây một khối lượng bom đạn rất lớn xóa sổ rất nhiều ngôi làng. Tái hiện lại sự thật về sự hủy diệt ấy của giặc Mỹ tập ký sự đã đưa người đọc đến với những lời kể của những người chiến sĩ từng tham gia chiến đấu ở Hàm Rồng ngày đó, và qua những lời khai của những tên giặc lái mà chúng ta bắt được. Sau mỗi lần thất bại ở Hàm Rồng đich lại tăng cường cho ném bom ồ ạt vói đủ các chiến thuật như “Tân kỳ ba” ném bom theo kiểu gieo hạt, ném ban ngày không trúng thì chúng thay nhau ném bom vào ban đêm… Cùng với các chiến thuật tăng cường để phá hủy cầu là các loại vũ khí tối tân hiện đại của chúng mà cụ thể ở đây là các loại bom có sức hủy diệt và sát thương rất lớn như tên lửa, thủy lôi, bom bi, các loại máy bay được chế tạo để mang bom nguyên tử, máy bay phản lực, B52… thay nhau suốt ngày đêm dội bom hòng phá sập cây cầu.

1.2.2. Hình ảnh xứ Thanh – Hàm Rồng anh dũng, bất khuất

Để đối phó với âm mưu phá hoại của giặc Mỹ, ngay từ đầu quân dân Hàm Rồng đã chuẩn bị sẵn sàng tổ chức lực lượng, bố trí trận địa thông minh sáng tạo. Lần đầu trên một mặt trận chống chiến tranh phá hoại chúng ta đã có chủ trương và có kế hoạch đưa cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương và cả dân quân tự vệ cùng phối hợp chiến đấu. Lần đầu tiên trên mặt trận chúng ta đưa cả các quân chủng chính quy phòng không không quân và hải quân cùng ra trận.

Phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân ta các tác giả đã cho chúng ta thấy sự gan dạ dũng cảm của của quân dân Thanh Hóa. Trong quá trình chiến đấu, quân dân Đò Lèn phải vượt qua nhiều tình huống hiểm nghèo thể hiện ý chí ngoan cường, người này ngã xuống người khác thay thế. Tiêu biểu nhất và là tấm gương về tinh thần chiến đấu kiên cường, dù trong tình huống nào những người con của xứ Thanh anh hùng cũng không hề khuất phục là hình ảnh người Đại đội phó Đoàn Văn Lưu chỉ huy phân đội phía nam cầu mặc dù bị thương ở cổ, ở đầu, ở chân nhưng vừa tỉnh dậy anh đã lao ngay tới vị trí chiến đấu. Đồng đội của anh kể lại rằng, trong lúc máu chảy khắp người, anh vẫn điềm nhiên theo dõi đường bay của địch, vừa động viên các chiến sỹ, vừa giúp người thay anh chỉ huy chiến đấu. Tinh thần anh dũng và tấm guơng hy sinh

quả cảm của anh đã kích động mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của toàn đơn vị. Và hình ảnh của người anh hùng còn lưu lại mãI trong lòng nguwoif đọc. Cùng với Đò Lèn, Phà Ghép cũng là nơi chia lửa với Hàm Rồng bị địch đánh phá ác liệt. Anh hùng Mai Xuân Điểm là người lái ca nô ở bến Phà Ghép đã anh dũng lái ca nô trên sông trước tầm hỏa lực của địch để chở các chiến sỹ thông tin nối lại đường dây liên lạc bị đứt, anh bị thương nặng dù được các thầy thuốc cứu chữa tận tình bằng tất cả các phương tiện y tế, thuốc men hiện có nhưng anh không qua khỏi. Anh là liệt sỹ đầu tiên trên bến phà Ghép anh hùng, là người anh hùng đầu tiên củat ngành giao thông vận tải thời chống Mỹ cứu nước.

Có thể nói kí sự Hàm Rồng những ngày ấy đã ghi lại những hình ảnh, gương chiến đấu annh dũng của quân dân Hàm Rồng trong những ngày chiến đấu bảo vệ cầu. Trước sự oanh tạc ác liệt của kẻ thù quân dân Hàm Rồng đã chiến đấu mưu trí dũng cảm. Đầu tiên phải kể đến tổ trung liên trên núi Ngọc đứng ở vị trí đầu sóng ngọn gió. Hình ảnh ba chiến sỹ trẻ: Phạm Gia Huân, Nguyễn Hữu Nghị, Trần Văn Liền chỉ với một khẩu trung liên trên đỉnh núi anh dũng đương đầu với kẻ thù được trang bị vũ khí tối tân hiện đại đã làm độc giả hết sức khâm phục và tự hào về sự anh dũng của những chàng trai đất Thanh. Đưa vũ khí đạn dược lên một núi đá dựng đứng đã là một công trình lao động đầy gian khổ. Song trực tiếp đương đầu với những cuộc tấn công liên tiếp của máy bay giặc, trong thế gần như cô lập, thì gian khổ nhân lên gấp bội. Khi xung phong trận địa này ba chiến sỹ đã tuyên thề trước đồng đội: “Chúng tôi quyết tâm làm tròn nhiệm vụ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để tiêu diệt địch”. Điều đó đã thể hiện tinh thần cảm tử, ý chí quyết tâm sắt đá của bộ đội và nhân dân ta. Đánh hơi được hỏa điểm lợi hại này địch tổ chức tấn công liên tục vào trận địa núi Ngọc. Ba chiến sỹ người bị vùi trong đất đá, người bị hất khỏi công sự khi được gọi xuống nghỉ ngơi họ vẫn kiên quyết không rời trận địa. Xạ thủ Nghị bị ngất lịm bên chiến hào, mặc cho khắp thân thể rớm máu, cổ họng khát khô anh vẫn “để dành nước cho súng”. Qua hình ảnh tổ trung liên trên núi Ngọc, tập ký sự đã cho người đọc thấy trong những ngày ác liệt ấy ở Hàm Rồng mỗi cụm chiến đấu là một lá chắn thép kiên cường, một mũi tấn công cực mạnh đẩy địch vào thế bị động, lúng túng. Đặc biệt là chi tiết xạ thủ

Nghị nhường từng giọt nước cuối cùng cho súng cho thấy được tinh thần tất cả đều để đánh thắng giặc Mỹ của quân và dân xứ Thanh. Hình ảnh ba người chiến sĩ trẻ trên đỉnh núi Ngọc là hình ảnh tiêu biểu cho sức mạnh xứ Thanh. Tiếp theo tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ trên núi Ngọc là hình ảnh chiến sĩ trên mặt trận Hàm Rồng. Trong lúc cuộc chiến đang diễn ra gay go quyết liệt nhiều khẩu pháo cao xạ đang chiến đấu thì súng bị hóc, dây cò bị đứt, ghế ngồi bị hỏng nhưng các chiến sỹ vẫn bình tĩnh chữa súng, lấy dây kéo pháo làm dây kéo cò, lấy vỏ đạn làm ghế ngồi. Nhiều chiến sỹ trẻ mới nhập ngũ chưa đầy 20 ngày, trong chiến đấu đã tỏ ra vô cùng bình tĩnh gan dạ. Tiêu biểu là pháo thủ Diêm dùng tay không thay nòng pháo đang nóng đỏ. Pháo thủ Luân bị thương nặng, biết mình không sống nổi, nên khi nữ cứu thương đến băng bó đã khẩn khoản yêu cầu: “Hãy đi cứu chữa những đồng chí khác nhẹ hơn”. Thật là một suy nghĩ cao thượng của một con người biết hy sinh vì nghĩa lớn mà chiến đấu hy sinh. Câu nói cuối cùng của anh đã truyền nhanh đến đồng đội đã gây nhiều xúc động mãnh liệt. Binh nhất Phạm Văn Đãi vừa đi phép về đến đơn vị đã xông ra trận địa. Một quả bom nổ ngay trên công sự, pháo của khẩu đội anh bị lệch nghiêng, không chút ngần ngại, anh đã lấy thân mình nâng khẩu pháo trở lại vị trí thăng bằng để đồng đội tiếp tục chiến đấu. Phạm Văn Đãi bị thương nhiều nơi, nhưng anh vẫn mang hết sức còn lại để chiến đấu đến phút cuối cùng. Hình ảnh những người lính được các tác giả tái hiện trong tập ký sự đã mang lại cho người đọc sự cảm phục về tinh thần chiến đấu xông pha nơi lửa đạn vì độc lập cho dân tộc.

Có thể nói qua tập ký sự Hàm Rồng những ngày ấy đã tái hiện rất đầy đủ cuộc chiến đấu của quân dân Hàm Rồng. Ngay từ đầu tập ký sự cho người đọc thấy cuộc chiến đấu đã diễn ra hết sức gay go quyết liệt nhưng không một chiến sỹ bảo vệ Hàm Rồng rời khỏi vị trí. Bên cạnh cuộc chiến đấu anh dũng của các lực lượng vũ trang còn có sự hỗ trợ rất lớn của quân dân Nam Ngạn. Đặc biệt các tác giả đã dành sự ngưỡng mộ cho nữ dân quân trẻ tuổi Ngô Thị Tuyển, cô đã vác cả một cặp hai hòm đạn nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể chạy như bay xuống tàu tiếp đạn. Trong lúc đó bom đạn vẫn bay trên đầu nổ quanh mình cô như mưa, Tuyển không nghĩ cách tránh bom đạn

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)