Hình ảnh về một vùng tiềm năng du lịch

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 34 - 39)

Như là logic tất yếu, vùng đất của “rừng vàng, biển bạc”, của trầm tích văn hóa

và lich sử cũng sẽ là vùng đất của ngành công nghiệp không khói. Vì vậy, những bài ký thể hiện sức mạnh này của xứ Thanh quả là không ít. Hầu như các cây bút xứ Thanh không nhiều thì ít đều muốn hoặc là thể hiện sự tự hào, hoặc thể hiện sự tiếc nuối (do chưa được khai thác) về tiềm năng du lịch của quê hương qua các bài ký của mình: Lê Đình Kỳ với Bức tranh lụa, Vương Anh với Bản Mường trong trăng; Mai Ngọc Thanh với Phố nhỏ miền rừng, Bùi Thu Phong với về Quảng Khê, Phan Thị Minh Thuận với Một vùng biển, Nguyễn Thế Phương với Mùa thu nhớ một vùng quê, Hoàng Tuấn Phổ với Đất đỏ Triệu Sơn, Chu Linh với Bên sông Hạc. Song, có lẽ những cây bút viết nhiều nhất về tiềm năng du lịch của xứ Thanh phải kể đến Lê Đình Cánh và Kiều Vượng. Lê Đình Cánh với các bài Ga Hàm Rồng, Những sân ga xanh, Đền Đọc Cước, Người về Thường Xuân; Kiều Vượng với Vùng đất từng nổi tiếng, Vùng đất văn nhân, Thành phố bên bờ sông Mã, Bến En, Về Cẩm Thủy, Nơi thượng

nguồn sông Mã, Dòng sông mượt ánh tóc dài v.v…và gần đây là tác phẩm Hùng thiêng sông núi Hàm Rồng của Hoàng Tuấn Phổ. Có thể coi đây là một tập bút ký – tùy bút của viết về xứ Thanh và Hàm Rồng gắn liền với những địa linh danh thắng trong suốt chiều dài dựng nước.

Cây bút Lê Đình Cánh nhớ về một Ga Hàm Rồng trước đây đặt ở bờ bắc Hàm Rồng nơi có tấm biển: Ga Hàm Rồng kính chào quý khách đẹp “quỷ khóc thần sầu, xứng đáng hai lần vào Bảo tàng đường sắt Việt Nam”. Trong bài ký Đền Độc Cước Lê Đình Cánh cung cấp cho du khách đến với bãi biển kỳ thù này một sức hấp dẫn nữa là du lịch tâm linh, góp phần giữ gìn sức sống nghìn năm văn hiến của dân tộc: „Ngày trước, du khách về Sầm Sơn trước hết thành tâm lên Đề lễ Thánh, sau đó mới nhập vào sóng biển ồn ào. Phong tục này đã bị lãng quên, rồi sẽ được phục hồi khi du lịch tâm linh đang trở lại. Đền Độc Cước rồi sẽ được trung tu (…). Cùng với Đền Sòng, phố Cát, Chùa Tiên ở Ngàn Nưa, suối cá thần ở Cẩm Thủy…Đền Độc Cước thêm một cõi du lịch tâm linh cho khách hành hương” (Huyền Thoại Lâm Hà, tr … ). Trong các bút ký Người về Thường Xuân, Cửa Đạt mùa xuân Lê Đình Cánh lại cho người đọc thưởng thức vẻ hấp dẫn của một địa danh vừa là thắng cảnh, vừa là di tích. Nơi đây có công trường hồ Cửa Đạt đang ngày đêm được xây dựng. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên rừng núi giữa thung lũng trùng trùng điệp diệp núi với “Hoa dẻ vàng chùm. Dẻ vàng đơn. Dẻ vàng cánh mỏng và dài. Dẻ dài cánh mập và ngắn như hoa móng rồng. Dẻ vàng tỏa hương lúc hoàng hôn”, “ Cây duối già tuổi mấy trăm năm cành lá đan xen kìn một khoảng trời. Sáng ra họa mi rừng hót gọi bình minh. Trưa tròn bóng nắng, tiếng chim bìm bịp vọng vào u tịch. Chiều tà, chim đa đa gọi gió tù và. Cây sung lưỡng thế ngang tuổi Hạc Thành. Cành đứng, đêm đêm trò chuyện với trăng sao. Cành ngang, ngày ngày thì thầm cùng sóng nước ngã ba sông. Cay mít già quên tuổi trần gian hậu duệ xanh tươi bờ bãi sông Chu ”( Người về Thường Xuân). Cùng với sự quy mô rộng lớn của một công trường đang đưựoc thi công đang làm hấp dẫn rất nhiều du khách đến tham quân và ngươì đến đều muốn một lần quay trở lại. Sức hấp dẫn của Thường Xuân không chỉ có vậy mà còn hấp dẫn lòng người xem ở những di tích lịch sử. Đây là một vùng đất lắm vua nhiều chúa là nơi phát tích ra các vương triều Tiền

Lê, Hậu Lê, và nhà Nguyễn với các cung điện Lam Kinh, cung điện An Tường, Hạc Thành... Nơi đây còn lưu lại sự tích hòn mài mực, tương truyền giữa dòng sông Chu là hòn đá mà Nguyễn Trãi đã quỳ một ngày đem đẻ viết áng văn chương bất hủ Bình Ngô Đại Cáo và còn in lại đáu chân của Lê Lợi ngồi mài mực. Cùng đó còn có đền thờ Cầm Bá Thứơc và Cô Chín Thuợng Ngàn và bao huyền thoại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh...

Lê Đình Cánh còn dành cho Sầm Sơn Là một bãi tắm đẹp và thơ mộng được cả nước đánh giá là bãi biển đẹp, bãi tắm sạch và an toàn “Biển Sầm Sơn lúc hiền hòa như một cô gái luôn e thẹn nhưng cũng có lúc dữ tợn ngang tàng”, “ Mùa hè mang vẻ đẹp hồn nhiên sôi động của cô gái mười tám đôi mươi. Sầm Sơn mùa đông có vẻ buồn kín đáo của thiếu phụ giấu mình đang tuổi hồi xuân ”( Đồng tiền chớp bể mưa nguồn - Lê Đình Cánh).

Xông xáo và chịu đi, Kiều Vượng cũng có khá nhiều bài ký về danh lam thắng tích xứ Thanh. Điểm khác của cây bút này là ít khi ông nhìn thực tiễn ở một góc độ mà thường là nhiều góc độ, nhiều phương diện. Vì vậy, các bài ký của ông cùng một lúc đặt ra nhiều vấn đề. Chẳng hạn trong bài ký Vùng đất từng nổi tiếng, xung quanh việc bắc chiếc cầu mới có tên là Hoàng Long bây giờ, tác giả nhắc lại bao nhiêu chuyện: Chuyện Hàm Rồng trong kháng chiến chống Mỹ đã từng là túi bom “cứ bình quân một mét vuông đát Hàm Rồng đã hứng chịu một ngàn tấn bom đạn”, rồi chuyện trong kháng chiến chống Pháp ta phải phá hủy chiếc cầu như thế nào để ngăn chặn đường tiến của giặc, rồi chuyện ông chủ tịch thành phố bộc bạch ý định xây dựng Hàm Rồng thành khu kinh tế du lịch như thế nào “…đến một ngày nào đó khách Bắc vào qua cầu Hàm Rồng thì dừng lại nghỉ, đi hết mọi hang động tiên Sơn để đến làng cổ Đông Sơn và cõi niết bàn mà chỉ có vùng đất kỳ lạ này mới quy tụ đầy đủ nhất. Khách ở lại một hai ngày thăm hang động, nghĩ suy về cái rồn long mạch xứ Thanh mà lâu nay vẫn nửa hư nửa thực rồi lại xuôi ca nô theo dòng sông Mã trôi về cửa Hới Sầm Sơn, vài ngày tắm mát rồi lại ngược tàu khách, ngược gió, ngược nước trở lại Hàm Rồng” (Vùng đất từng…, tr89). Đúng là “thiên nhiên đã ban phát cho Hàm Rồng một cảnh quan một hình sông thế núi mà ít nơi nào có được” ở đây có rất nhiều hang động ngóc

ngách khiến người xem như vừa vào âm ty địa ngục lại vừa như lạc vào cõi tiên. Động Tiên Sơn giống như “cái lồng chim treo trên vách đá’’ được xem là nơi quy tập đầy đủ mọi nơi đẹp nhất của Đạo Phật, mọi cõi Niết Bàn trên thế gian này. Và kia nữa là

“làng cổ Việt, cái nôi văn hóa lại mang dáng một con thuyền nằm nghiêng, lưng tựa vào hông núi Mắt Rồng”. Trong những trang viết của Kiều Vượng về Hàm Rồng tràn đầy cảm xúc ngợi ca, Hàm Rồng còn là một vùng đất từ những “ngày xa lắm” qua lời kể của mẹ trở về trong ký ức tác giả và đã là vùng đất thiêng ẩn chứa chứng tích lịch sử vừa chân thực hào hùng, vừa chứng tích huyền ảo.

Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Thanh trong ký của Kiều Vượng không chỉ có thắng cảnh của Hàm Rồng mà còn có rất nhiều nơi khác trên vùng đất xứ Thanh. Là ngưòi có điều kiện đi nhiều nơi, dường như nơi nào trên đất Thanh cũng in dấu chân ông và được ông cảm nhận với một vẻ đẹp rất riêng. Đó còn là “ Vùng đất văn nhân ” Vĩnh Lộc, nơi có “hai con sông lớn xứ Thanh ôm quanh Vĩnh Lộc tạo nên nhiều kỳ quan huyền bí”. Hai con sông Bưởi và sông Mã đem lại bao vẻ đẹp cảnh quan và sự thuận hòa dịu mát cho vùng đất này. Đây cũng là một vùng đất mà Kiều Vượng gắn bó suốt một thời trai trẻ nên ông rất am hiểu nơi này. “Nhắc đến Vĩnh Lộc người ta nhắc ngay đến thành nhà Hồ với bốn cửa thành là tiền, hậu, tả,hữu cổ kính và thâm nghiêm nhất nứơc” . Có thể nói đây là một kỳ quan đầy tự hào mà cha ông đã để lại cho hậu thế như là minh chứng cho một nền văn minh. Vĩnh Lộc còn có chín ngọn núi nổi tiếng với bao chứng tích và huyền thoại của một thời làm đẹp thêm cho vùng đất này. Đó là dãy núi Hí Mã có ngôi chùa cổ và bia đá do cụ Phùng Khắc Khoan đề thơ, Núi Xuân Đài có động Hồ Công là nơi vua Lê Thánh Tông đề thơ khắc đá, núi Báo là nơi căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Cần Vương, đặc biệt có núi Bồng được xếp vào thắng cảnh với nhiều động đá đẹp. Thạch Thành còn có hang Con Moong ở xã Thành Yên, một hang động được bộ văn hóa xếp hạng và đè nghị Unesscô công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong bút ký của Kiều Vượng vùng đất Vĩnh Lộc không chỉ hiiện lên là vẻ đẹp của vùng đất có nhiều thắng cảnh đẹp mà còn là nơi xuất hiện nhiều “nhân kiệt”, góp phần làm tự hào cho vùng đất văn nhân này.

Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Thanh không chỉ có vậy mà ở bất kỳ nơi nào ta cũng gặp cái đẹp ấy. Từ vùng rừng núi Mường Lát có cổng trời nằm trên đỉnh Pu Nooc Cộc với cây Lung Linh “không biết bao nhiêu tuổi rồi mà tỏa tán rộng om hết cổng trời” (Vùng trời thủng). Đó còn là con sông nhà Lê với lịch sử gần một nghìn năm tuổi “dài 176 cây số bắt nguồn từ Âu thuyền bến Ngự nối sông Mã Thanh Hóa và

sông Lam nghệ An” bằng những khúc uốn lượn theo dòng chảy qua nhiều vùng đất

(Dòng sông mượt ánh tóc dài). Đó còn là hình ảnh con sông Mã “vừa dữ dội vừa hiền hòa, ào ạt và sâu lắng, lắm thác ghềnh và cũng niều bờ bãi phù sa”, chảy vòng quanh hông 99 ngọn núi Rồng đã trở thành một địa danh lịch sử làm rạng rỡ cho thành phố xứ Thanh. Có nhiều đêm đẹp trời “Sao trời và trăng sáng lấp láng như dát bạc trên sông Mã trong xanh”( Ngẩn ngơ Cửa Hà) làm con sông bỗng trở nên kỳ ảo đẹp như trong cổ tích. Dường như mỗi ngọn núi, dòng sông được tái hiện trong ký của Kiều Vượng đều mang một niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Thanh. Xứ Thanh trong bút ký của Kiều Vượng còn được hiện lên qua những nét bút đậm, trầm, ản chứa một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ mà siêu thoát với hình ảnh của những đền chùa, miếu mạo, ngững kỳ quan danh thắng. Đó là vườn quốc gia bến En với “chóp núi giữa ngọn rừng chơi vơi” với hang động, đá ngầm, nước réo, với các kỳ quan sẵn có “đẹp như một thiên thần đầy huyền bí đủ cho con ngưòi phải đắm say’’( Bến En). Là Cửa Hà, là suối cá thần “đẹpnhư một động tiên” khiến con sông Mã chảy qua đây như “cũng hiền hòa, đẹp hơn”( Ngẩnngơ Cửa Hà). Đó còn là động Tiên Sơn của làng cổ vạn năm mà “toàn bộ nơi đẹp nhất của đạo Phật, mọi cõi Niết Bàn trên thế gian này đều quy tụ đầy đủ”( Vùng đất từng nổi tiếng), là các ngôi chùa nổi tiếng: chùa Giáng, chùa Chanh, chùa Mậu Xương với “tượng Phật nhiều vô kể, tiếng chuông gióng giả suốt ngày đêm”, là Đền Độc Cước, là Chùa Cô Tiên, Đền thiêng Chín Giếng... Đó là một vẻ đẹp, một bản sắc văn hóa xứ Thanh đã và đang tiềm ẩn một tiềm năng du lịch rất lớn. Thiên nhiên đã ban phát cho Xứ Thanh vô vàn thắng cảnh nổi tiếng, các di tích lịch sử văn hóa nếu con người nơi đây biết khai thác sẽ mang lại nguồn lơị kinh tế rất lớn cho xứ Thanh. “Nếu ngành du lịch Thanh Hóa biết nối các quần thể du lịch từ Đền Sòng, Chín Giếng của Bỉm Sơn lên nơi phát tích nhà Nguyễn

là triều đình Gia Miêu rồi lên Ngọc Trạo, hang Treo đến đền Phố Cát lên hang Con Moong rồi qua suối cá thần Cẩm Lương, quay về thành nhà Hồ, Vĩnh Lộc sẽ là một tua du lịch tuyệt vời làm thỏa lòng du khách để đáng mặt xứ Thanh”( Thạch Thành và sông Bưởi ơi).

Qua bút ký của các tác giả với một cái nhìn tổng quát về vùng đất xứ Thanh đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn của một vùng đất. Trải dài từ miền núi Mường Lát cho đến vùng biển Quảng Xương, Hậu Lộc, Tĩnh Gia đâu đâu cũng mang một vẻ đẹp tiềm ẩn đầy tiềm năng, những mảnh đất màu mỡ chờ bàn tay người biết khai thác. Quê hương xứ Thanh còn lắm những tiềm năng của núi rừng, biển cả, đất đai và trong một tương lai gần với một tiềm năng phong phú như vậy chúng ta sẽ xây dựng quê hương xứ Thanh ngày càng giàu đẹp, to lớn hơn.

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 34 - 39)