Những tồn đọng thách thức

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 55 - 65)

Những nỗi đau thời hậu chiến: Trong cuộc chiến tranh giữ nứoc vĩ đại của dân tộc, đã có biết bao người mang theo quyết tâm đánh đuổi kẻ thù giành thắng lợi và họ đã hi sinh thầm lặng vì hòa bình độc lập của dân tộc. Có những sự hy sinh đưựoc ghi nhận chép vào sử sách, nhưng cũng có những cái chết bị rơi vào quên lãng vì một lý do nào đó của người đang sống. Hòa bình lập lại đã nêu lên một vấn đề nhức nhối đó là thực tế chưa được nhìn nhận đúng đắn về sự trả công cho những người hy sinh máu thịt vì dân tộc. Sự hy sinh của những ngưòi vì dân tộc đôi khi còn bị bỏ quên. là ngưòi có trách nhiệm các nhà văn xứ Thanh luôn trăn trở, dy dứt về sự thật ấy. Trong đó nổi lên là Kiều Vượng, một nhà văn cũng là một người lính bước ra từ cuộc chiến nên ông là người hiểu vấn đề ấy hơn ai hết và các tảng ký của ông đã phản ánh vấn đề đó một cách đầy đủ nhất.

Con người có thể làm mờ những đau buồn của quá khứ, để dễ dàng sống với thực tại. Nhưnng ở đây khả năng trời phú ấy dường như bất lực với Kiều Vượng. Ông tâm sự : “Có những chuyện qua lâu rồi mà không sao quên đựôc”. Đúng là thời ấy ta cố gặt sang bên cái xám sịt của mất mát đau thương và lấy màu đào rực rỡ của chiến công để tự yên lòng trên con đường gian nan cứu nứơc. Để rồi, khi mọi sự qua đi, thời gian lùi lại, nỗi đau từ những vết thương xưa mới dày vò xương thịt hôm nay. Nhưng không phải cái khốc liệt, tang tóc của chiến tranh, mà chính sự thờ ơ, vô cảm của con người hiện tại dã dội lên những cơn đau trong con tim của người cầm bút. Đọc ký của Kiều Vượng, không chỉ thấy một thư ký ghi chép sự kiện này, con người nọ, với những mốc thời gian, địa điểm và tên người chính xác, mà ta còn đến với một con người đa sầu, đa cảm. ở ông, luôn có một con mắt, một cái nhìn, một cái đầu suy tư và một trái tim luôn thổn thức vì nhân tình thế thái.

Đã từng có nhiều năm tháng sống chết cùng đồng đội, Kiều Vượng hiểu rất rõ những hy sinh, mất mát của đồng đội trong chiến tranh. Cho nên cảm giác tội lỗi cứ bám riết lấy đời anh, luôn mặc cảm không làm được gì cho những người đã khuất. Khi mà ai đó trong cuộc sống hôm nay đã quên hết những người xưa từng “nằm gai nếm mật” cùng mình sẵn sàng gạt phắt “các ông hay vẽ chuyện. Thanh niên xung phong có gì mà quan trọng lắm” còn nhà văn của chúng ta lại lang thang trên các nghĩa trang để tìm bạn bè nơi chín suối, để rồi không kìm được nước mắt khi nghĩ đến những nỗi bất hạnh mà người còn sống đang ghánh chịu “Mấy ngàn cô gái thuyền nan ttrở về không mấy ai còn lành lặn. Và oái oăm thay, nhiều người vẫn quan niệm lực lượng này là công nhân. Họ sống sót trở về nhưng không mảy may được hưởng một chút đãi ngộ nào. Bây giờ các em gái mượt ánh tóc dài trên dòng sông lịch sử ấy đã thành những bà cụ còng queo với bao đau khổ không biết nói cùng ai.Nhiều người gặp tôi là khóc. Còn tôi như một kẻ vô dụng nên đành lảng tránh họ”( Dòng sông mượt ánh tóc dài). Trên tuyến lửa năm ấy hàng vạn cô gái thanh niên xung phong ra trận. Hòa bình lập lại họ không được hưởng một chế độ nào chỉ “do sự thay đổi từ thanh niên sang tình nguyện”, nhiều người trở về phải chịu tiếng là “gái thuyền nan” mà không biết kêu

cùng ai và phải chịu cảnh sống cô quạnh đến cuối cuộc đời. Kiều vượng đã chỉ ra sự bất công ấy như đi tìm lẽ công bằng cho họ.

Làng Trầu, Quảng Thắng nơi “cưu mang che chở cho mấy ngàn chiếc thuyền nan, mấy ngàn con người vận tải mà dân làng chết oan biết bao nhiêu người. Vậy mà hết chiến tranh 30 năm, xã nào, phường nào trong thành phố cũng được công nhận là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ. Riêng Quảng Thắng, riêng làng Trầu thì họ quên biến mất( Nhớ và buồn lắm làng Trầu ơi). Làng Trầu cùng với Nam Ngạn, Hàm Rồng chịu nhiều bom đạn nhất nhì Thanh Hóa. Thế mà khắp nơi ngưòi ta nhận huân chương, được công nhận danh hiệu anh hùng, còn làng Trầu, Quảng Thắng thì không. Chuyện là của ban thi đua, của tổ chức nhưng một cảm giác nặng nề có lỗi khi về với làng Trầu cứ day dứt trong lòng ông: “Lững thững ra nghĩa địa làng Trầu(...) nơi bao nhiêu dân làng, bao nhiêu bạn bè của tôi yên nghỉ. Chỉ thắp hương chứ tôi không dám nói lời nào. Nếu những linh hồn xấu số kia biết chuyện làng xã này không được công nhận anh hùng thì tôi cũng là người có tội”. Chiến tranh, đã bao anh hùng hy sinh ngã xuống vì vùng đất này nhưng hòa bình lập lại, họ lại bị rơi vào quên lãng. Nhà nước ta, Đảng ta có chính sách đền ơn đáp nghĩa thật rõ ràng, nhưng khi thay mặt cho Nhà nước, cho Đảng không phải ai cũng có lương tâm khi thi hành công vụ. Và khi đã bất lương thì họ luôn có đủ lí do để làm điều ác.

Nhà văn Kiều Vượng “trở lại đường xưa” để về với những đồng đội ngã xuống năm xưa. Cả một chuyến đi, có vui vì cảnh vật hiện tại đổi thay, con người đang ngày càng no đủ, nhưng canh cánh bên lòng vẫn là nhớ thương những người đã ngã xuống. Anh nghe trong giọng nói của đồng đội cũng là người đồng hành trong chuyến đi lời oán trách của những chàng trai cô gái chết vì núi sập năm xưa: “ ...Cái lũ chúng mày sống đầy quyền lực, ăn sung mặc sướng mà bố ba năm trời mới vác mặt lên đây một lần(...) chúng mày có nhớ một cọng rau rừng cũng nhường nhau không...”. Ông chạnh lòng khi chứng kiến những những người may mắn còn sống, nhưng số phận họ cũng chẳng hơn gì. “Các chị ấy đã vào tuổi 60 sống vật vã bơ vơ vì người đã lỡ lứa, ngươì thì chồng bỏ lại cho bầy con rồi nằm lại giữa khơi xa (...) . Nhiều người tận bây giờ vẫn chưa được hưởng chế độ gì cả.” . Tác giả bức xúc về chuyện mới đây

thôi một cô gái còn trẻ trong văn phòng tỉnh Thanh Hóa, bị xe máy va quệt sớt da, được văn phòng tỉnh ủy chỉ thị cho bảo hiểm xã hội làm sổ mất sức 31% vĩnh viễn để lĩnh chế độ thương tật suốt đời. Sự bất công trắng trợn đã làm anh bật khóc: “Đồng đội ơi! Những người đã ngã xuống trên các con đường, trên những dòng sông suốt cuộc chiến tranh ơi! Biết nói với linh hồn các bạn sao đây. Nếu các bạn có linh thiêng thì thấu hiểu và tha thứ cho cái tính nhút nhát, đớn hèn của tôi”. Một cảm giác bất lực đang xát những cay đắng xót xa vào lòng Kiều Vượng. Người lính có thể nói là kiên cường, được tôi luyện qua bom đạn của kẻ thù trong thời chiến, mà bây giờ, khi đất nước bình yên đã phải khóc, phải kêu xin được tha thứ. Và ta không khỏi bùi ngùi tự hỏi: tại sao trong khi chúng ta có đủ mọi phương tiện từ chính sách đến pháp luật, tiền bạc đến bộ máy rất bề thế để đem lại công bằng cho xã hội, mà di đâu ta cũng gặp sự bất công?

Trong phóng sự Sự thật bỏ quên một anh hùng là câu chuyện người anh hùng quân đội Vũ Tiến Trung ( tức Vũ Hữu Bảy) ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa bị bỏ quên sau 30 năm. Trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân lần hai anh hy sinh khi làm nhiệm vụ phải ghìm giữ một tấn thuốc nổ dưói chân cầu trong đêm khuya giá lạnh dứơi độ sâu 7m. Người em trai của anh đã phải lặn lộn suốt từ Nam ra Bắc trong suốt bao nhiêu năm để kêu oan cho anh mình. Tấm bằng phong danh hiệu anh hùng Vũ Tiến Trung chuyển về đến huyện nhưng không sao về được đến quê hương anh để mọi người có thể hiểu hết về người anh hùng “chỉ vì cái ngày nào ấy và chữ đệm Hữu hay Văn mà hôm nay có hàng đống giấy tờ gửi lên đùn xuống. Họ ngồi soi từng con chữ để cãi nhau xì xọe vì một vài nét chữ sơ xuất này để hồn anh mãi phiêu dạt nơi đất khách quê người”. “ Chuyện đời là thế, còn giấy tờ và trách nhiệm người đang sống thì khác nhau”. Kiều Vượng cũng phải thốt lên ttrước những điều bất công vì bệnh quan liêu giấy tờ, việc thực thi chưa tròn trách nhiệm của người thực hiện: “Chao ôi! Cái phòng huyện chỉ cách thị xã 10 km đường quốc lộ 1.Cái phòng đã cấp chế độ liệt sỹ 25 năm nay cho Vũ Hữu Bảy sao họ không bớt ít phút xuống tận nơi để xem xét thực hư. Cái bệnh giấy tờ, lý sự đã thành căn bệnh mãn tính ở nhiều người trong khối công chức hiện nay”. Sự thực về việc bỏ quên một người anh hùng khiến người đọc

không thể cầm được lòng khi mà chỉ cách có 10 cây số vậy mà sự việc kéo dài suốt 30 năm. Cái bằng khen anh hùng từ huyện không về được đến xã là vì không có người nào cụ thể chịu trách nhiệm để làm. Nếu không có báo chí và những người có trách nhiệm lên tiếng có lẽ tấm bằng khen của người anh hùng mãi mãi nằm trong tủ của ban chỉ huy quân sự huyện Tĩnh Gia mà thôi. Phải mất 30 năm gia đình người anh hùng mới nhận lại đầy đủ mọi quyền lợi của một anh hùng đã hy sinh thân mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Nếu ở ngoài đời Kiều Vượng bất lực trong việc giúp cho đồng đội của mình bớt đi phần nào những thiệt thòi, thì trong văn chương ông đã làm được những điều chắc sẽ dịu mát linh hồn những người đã khất. Thực sự Kiều Vượng đã thay mặt chúng ta tạ lỗi với những người bỏ mình nơi chiến địa năm xưa. Trong cuộc đấu tranh cho sự công bằng, mấy ai không có cảm giác nhút nhát và đớn hèn? Chỉ có điều ít người dũng cảm nói ra điều đó như Kiều Vượng.

Nhức nhối trước những hiểm họa: Đó là hiểm họa tàn phá thiên nhiên, hủy họai môi truờng, hiện thực đó đã trở thành những thảm họa không chỉ để lại những hậu quả nặng nề tai hại cho thế hệ mai sau mà nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người xứ Thanh hiện tại. Trong việc tàn phá thiên nhiên hủy hoại môi trường thì phá rừng là việc mà bất kỳ ai cũng thấy rõ ràng nhất. Kiều Vượng đã từng sống với rừng, ông và đồng đội đã để lại phần máu thịt của mình lại nơi đây góp phần cho công cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của nước nhà, Bởi thế mà tình yêu rừng và sự gắn bó nơi đây càng trở nên son sắt. “Cứ tết đến là tôi lại nhớ rừng đến the thắt (...). Nơi ấy tôi đã có hơn ba ngàn ngày đêm sống và làm việc với quãng đời đầu và quá nhiều biến cố. Người gần nhất suốt những năm tháng ấy là các chiến sĩ kiểm lâm ”. Nên như có duyên nợ với rừng, đến tận bây giờ Kiều Vượng vẫn thấy mình là người cần có trách nhiệm với rừng. Ông sẵn sàng lặn lội hàng trăm cây số, vựơt đèo lội suối , lúc thì nằm giữa lòng thung, lúc lại đến tận những nơi heo hút nhất để chứng kiến tận mắt từng sự thay đổi của rừng và những con người đang ngày đêm bảo vệ nó. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, các cấp chính quyền đã có nhiều biện pháp ngăn chặn sự phá hoại thiên nhiên của con người. Nhưng với nhu cầu của mình, “chẳng những con

người không trồng thêm được cây cối mà rừng núi Tam Điệp đang bị tàn phá, dọn trắng đi với tốc độ rất nhanh. Vấn đề chính là ý thức bảo vệ môi trường và nạn thiếu củi nấu cho mấy vạn người đang sống và làm việc ở đây”, “Rừng đầu nguồn của ta đang bị con người nhẫn tâm tàn phá dữ dội tới mức tang thương”( Ngổn ngang những vùng rừng).Những con số mà KIều Vượng đưa ra đã nói lên tất cả “400 ngàn hécta rừng xứ Thanh nay đã mất đi 3000 mét khối gỗ các loại và hơn 10 ngàn động vật hoang dã”, tại trạm kiểm lâm Vụng Láu ( Thường Xuân), trong năm 2000 có tới “359 vụ xâm phạm rừng, 270 vụ vô chủ, tịch thu hơn 400 mét khối gỗ với giả 1,3 tỉ đồng”...Những con số đã cho ta thấy một sự thực đau lòng rừng đang bị tàn phá nặng nề, cây rừng đang bị khai thác và săn bắt trộm. Tiếng của rừng xanh như đang kêu cứu tất cả chúng ta cần phải bảo vệ lấy rừng như bảo vệ sự sống của chính chúng ta. Bằng tất cả sự nhiệt tình, tình yêu rừng của một người có trách nhiệm như Kiều Vượng đã cho chúng ta thấy được sự thực đó. Thiên nhiên là bạn của con người, nếu con người biết bảo vệ thiên nhiên nó sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp “trời yên biển lặng” nhưng nó cũng sãn sàng quay lại tàn phá cuộc sống nếu con người cứ hủy hoại nó.

Trong bút ký Về quê sau bão cho ta thấy hậu quả nặng nề của cơn bão số 7 khi đổ bộ vào Quảng Xương. Chủ trương nuôi tôm trên cát đã làm cho hàng loạt phi lao chắn sóng và gió bị chặt phá để đào hồ nuôi tôm. Biển đang xâm thực vào đất liền rất nhanh, chỉ sau cơn bão số 7 bờ biển bị xâm thực vào tới gần 30 mét. Sóng đang ì ọp suốt ngày đêm vào đất liền để xóa dần những dải phi lao. Cả một vùng cây xanh tốt chắn sóng và gió giờ đây “trống hốc trống hoác kệ cho gió biển hoành hành”. Sau cơn bão số 7 mới thấy hết hậu quả nặng nề vì “việc phá hàng loạt rừng phi lao để xây dựng các khu nuôi tôm trên cát, đến cơn bão này ai cũng thấy sự nguy hại ghê góm của nó. Làm sao giữ được môi trường và sinh thái còn sinh lợi hơn rất nhiều.” Từ sự thực ấy Kiều Vượng muốn gửi đến người đọc một thông điệp : “Trời phá, trời hại thì phải chịu nhưng hình như con người đã đọc đàng chặt phá hết bờ bãi để nuôi tôm, nuôi cá làm thần biển nổi giận rồi. Các con phải bảo nhau mà giữ lấy rừng cây ven biển, làm người đừng có tham bát mà bỏ mâm, con ạ”.

Trong bài Về khu công nghiệp Lễ Môn lại là sự ám ảnh của nhà văn về ô nhiễm môi trường, hủy hoại sự sống. Khu công nghiệp Lễ Môn đang gây ô nhiễm nặng nề cho thành phố trẻ vốn rất đỗi thanh bình “bao nhiêu khói bụi từ Nhà máy Thủy tinh, phân bón, bột ngô, gạch Ceramic đều được tung lên và cứ thế gió biển đẩy vào thành phố” và hơn cả là sự phi khoa học trong hoạch định : “Thế kỷ XXI Thanh Hóa đành chấp nnhận một khu công nghiệp không hề tính đến môi trường và rất phi khoa học. Đó là hậu quả nặng nề không sao khắc phục nổi”( Vài sự thật trong thành Thanh Hóa). Còn ở bài Nhớ và buồn lắm làng Trầu ơi thì cái tâm, cái tình của tác giả đã đựơc bộc lộ ra ngay từ cái đề tựa của bài ký trước một địa danh lịch sử bị lãng quên, trước hình ảnh một dòng sông lịch sử đang bị vùi lấp : “Dòng sông cũ không còn...lòng sông giống hệt như một dải khăn tang kéo phủ quanh làng” và trước cả những di sản văn hóa đang bị đe dọa: “Núi Nhồi đang bị phá đi rất nhanh. Tượng nàng Vọng Phu bây giờ đơn côi trong gió bụi”... đó là những day dứt, ngững ám ảnh mang tính nhân văn trước những biến cải đa chiều của cuộc sống mà “những người cầm bút phải bình tâm nhìn khách quan, thấu đáo và chân thực” mới phát hiện ra đựơc.

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 55 - 65)