Tính điển hình và khái quát của sự kiện

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 69 - 72)

Sự kiện cá biệt vốn là đặc điểm của ký. Tính cập nhật và bám sát thực tiễn tạo cho ký đặc điểm ấy. Sự kiện trong Cái đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc là sự kiện cá biệt. Nó chỉ có ở xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Không thể coi những sự kiện đó là điển hình cho thực tiễn nông thôn trong cả nước. Song, nhìn sâu vào sự kiện này người ta bỗng giật mình tự hỏi: nguyên nhân từ đâu để có hiện tượng đau lòng này. Cả một chính quyền xã, có sự chỉ đạo của Ủy ban, của các lực lượng ban ngành trong xã, loa phóng thanh rầm rộ phát đi lệnh “truy quét” những gia đình thiếu thuế nông nghiệp. Các tổ thu thuế “tích cực” tận thu để lấy “thành tích”: “Đêm nay là đêm nay! Mai chúng tôi mất thưởng, ai chịu cho” […, tr 16]. Phải chăng cơ chế quan liêu, bao cấp kéo dài quá lâu đã sinh ra tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, tầng lớp “quan lại” mới, nhất là ở nông thôn. Vậy, tính “điển hình”, “khái quát” của sự kiện không nằm ở tình tiết cụ thể mà nằm ở tính dự báo của sự kiện. Biết đâu, sự kiện cá biệt này có thể không lặp lại nhưng bản chất của nó, bản chất của bệnh quan liêu, bệnh thành tích, mệnh lệnh, chủ nghĩa cơ hội đã có những biến thái khác. Nó sẽ đã và đang xuất hiện đâu đây trong các địa phương, công xưởng, nhà máy, tổ dân phố… bởi nó là mặt trái của một cơ chế quan lý, là kết quả của một cơ chế quản lý đã trở nên lỗi thời.

Cũng như vậy, các sự kiện về tàn phá rừng trong một loạt các bài ký của Kiều Vượng vừa rất cụ thể vừa rất “tiêu biểu”, “khái quát”. Những chi tiết như thế này có thể coi là cách tác giả khái quát hóa nguyên nhân của nạn dịch tàn phá rừng vô phương cứu chữa: “Tôi đã từng nghe một vị trong ngành kiểm lâm kể câu chuyện về

cú điện thoại: Ông đang ngồi trong phòng làm việc, chuông điện thoại réo lên. Ông nhấc ống nghe, đầu dây bên kia vang lên giọng nói của một vị quen và có một đối thoại thế này: - A lô, anh Cây đó phải không? – Vâng a! – Anh có nhận ra tôi không? tôi là Mây đây. – Vâng, xin chào anh Mây. – Anh có biết xe gỗ vừa bị lính của anh giữ ở trạm Chẹt không? – có ạ! – Này, xe của đệ tử ông Gió đấy. Cẩn thận, nếu không ông Gió phật ý nổi cơn thịnh nộ lên sẽ quật nát Cây, nhổ tận gốc đó! Rõ chưa? […, tr 254- 255] . Hàng loạt các sự kiện quan chức thông đồng (hay mượn tay) các cá nhân để lấy đất của nhà nước trong các bài ký Ong bay, Ngã tư nhức nhối, Vài sự thật trong thành Thanh Hóa v.v…tuy rất cá biệt cụ thể ở những con số, tình tiết, người và việc, nhưng nó thật tiêu biểu và có sức khái quát về tệ nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của các quan chức đang rộ lên như nấm sau mưa ở các cơ quan công quyền. Vì vậy, có thể coi cách bộc lộ thái độ của tác giả như thế này cũng là một thái độ khái quát hóa: “Chúng ta đang để mất rừng quý mà chủ yếu tập trung vào hai loại lâm tặc. Loại thứ nhất chuên dùng gậy gộc, dao kiếm thậm chí cả súng đạn để đâm thuê chém mướn phá và cướp rừng (…) Còn một loại lâm tắc nguy hiểm đến kinh hoàng là thứ lâm tắc chuyên uống rượu tây, ngồi phòng lạnh, đi xe lạnh. Lâm tắc này mới thật sự tàn phá rừng rất nhanh. Một cú điện thoại thôi đã xóa trắng công sức của bao người”.[…, tr 255]

Một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm chú ý nhiều của dư luận đó là tệ nạn tham nhũng. Mỗi khi có một vụ việc được phanh phui đưa ra ánh sáng lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận và được độc giả đánh giá cao sự dũng cảm của người viết. Tệ nạn tham nhũng được các tác giả đề cập đến trong hàng loạt các tác phẩm như : Tiền chùa, Đảng viên làng tôi của Nguyễn Văn Đệ, Cái đêm hôm... ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc, Đánh bắt xa bờhay trên bờ, Vài sự thật trong thành Thanh Hóa, Ong bay, Chuyện vui xứ Thanh..của Kiều Vượng...với hàng loạt vụ việc tham ô, hối lộ của các quan chức từ người đứng đầu hàng tỉnh cho đến từng cấp xã, địa phương từ những vụ việc nhỏ cho đến vụ việc lớn. Nhìn tổng quát tất cả các tác phẩm ta thấy nổi cộm lên hai vấn đề chính đó là phẩm chất đạo đức của Đảng viên và những vụ việc tham ô. Những vấn đề được các tác giả đề cập đến trong các tác phẩm

đã vượt ra ngoài phạm vi của một tỉnh trở thành vấn đề lớn vấn đề chung của cả nước hiện nay. Đằng sau những vụ việc tham ô còn hé mở một sự thật nhức nhối khác đó là sự bao che, buông lỏng quản lý, sự vô trách nhiệm của các cấp nghành nên mới để xảy ra những vụ việc ấy. Cái đêm hôm ấy... đêm gì? của Phùng Gia Lộc là một điển hình để lại nhức nhối trong tâm khảm người đọc. Đôi lúc chính nhà văn cũng phải thốt lên những tiếng kêu kinh ngạc. Chỉ trong dung lượng của một tác phảm ký nhưng tác giả đã cho chúng ta thấy sự thật về một đội ngũ cán bộ ở một địa phương đã trở thành bọn “cường hào mới” ăn trên ngồi trốc nhân dân. Phùng Gia Lộc viết bài ký này dựa vào sự việc diễn ra rất thật trên quê hương ông. Nó báo động cho người những người có lương tâm và trách nhiệm biết được rằng đâu đó trên đất nước ta vẫn có những người có vụ đang lạm dụng quyền hành và lẽ đương nhiên nhà văn bao giờ cũng kêu gọi có sự công bằng trong đời sống xã hội. Hơn thế nữa nhà văn đứng về phía kẻ yếu đuối bị quyền hành chèn ép, khuyến khích họ cất tiếng nói đòi hỏi cho mình những cái cần có, phải có. Trật tự xã hội luôn hướng tới sự công bằng dựa trên những văn bản pháp quy dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cùng với Phùng Gia Lộc, tác phẩm Đảng viên làng tôi của Nguyễn Văn Đệ cũng viết về nạn tham ô và sự đấu tranh không khoan nhượng giữa các Đảng viên tốt và xấu ở quê hương ông. Đây là những vụ việc không chỉ xảy ra ở một địa phương một tỉnh mà điển hình cho nhiều địa phương khác. Những trang ký một thời gây “sốc” làm lay động lòng bao con người, và cũng làm day dứt bao trái tim đang hướng tới cái thiện, mong mỏi trông đợi cái lẽ công bằng.

Một trong những vấn đề nhức nhối nhất hiện nay đó là vấn đề thay đổi cơ chế hành chính. Bệnh giấy tờ thủ tục rườm rà khiến người dân khi đến cửa công như lạc vào mê cung với đủ các loại giấy tờ đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề không đáng có sự thay đổi rút ngắn các thủ tục hành chính được đề ra rất nhiều lần nhưng vẫn chưa có thay đổi gì nhiều. Kiều Vượng đã có lần lên án “Đổi mới cơ chế hành chính ở đâu chứ riêng việc này giống như một bè luồng ngâm dưới sông kéo lên đã bốc mùi thum thủm”. Và không ít lần tác giả kêu thay cho những nạn nhân của sự quan liêu và vô trách nhiệm của cơ chế và thể chế: “Những con người dũng cảm chiến đấu bảo vệ

rừng hy sinh ví màu xanh của đất nước chống lại bọn lâm tặc tàn phá rừng bị sát hại lại không được công nhận là liệt sĩ, chính sách gì mà kỳ lạ quá”. Hay “Sự thật về việc bỏ quên một anh hùng” ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa cũng là do “bệnh giấy tờ đã trở thành căn bệnh phổ biến trong khối công chức hiện nay”. Rồi chỉ là việc hỏi thủ tục xin di chuyển cây gỗ bị gãy nhưng phải qua nhiều phòng ban nào là sở nông nghiệp, phòng điều tra quy hoạch lâm nghiệp, chi cục phát triển nông nghiệp rồi lên tỉnh... Ngần ấy thủ tục giấy tờ đã gây ra rất nhiều bức bối cho người dân. Những sự việc trên chỉ là những sự việc tiêu biểu, điển hình cho hàng trăm hàng nghìn vụ việc có liên quan đến thủ tục giấy tờ trên khắp mọi nơi ở nước ta hiện nay. Nêu lên những sự việc đó Kiều Vượng đã chỉ ra những nhức nhối đó, tác giả mong muốn phải có sự thay đổi bằng một cơ chế mới tiến bộ hơn, phù hợp hơn thì mới mong mang lại sự phát triển cho xã hội.

Những vấn đề, sự kiện trên rất điển hình những nhức nhối của xã hội. Điều đáng nói là từ những điều bị lên án các tác giả muốn rung lên hồi chuông cảnh báo trước những nhức hối kia có ở khắp nơi, không loại trừ đối tượng nào và hậu quả mà chúng gây ra thật khó lường vì vậy phải loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống.

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 69 - 72)