Nhà văn Pêlêvôi khi định nghĩa về thể ký đã từng nói thể loại này “tương đương với đội pháo binh dự bị của bộ tư lệnh, mỗi khi cần phá hủy mục tiêu chiến lược to lớn, thì người ta có thể đưa nó vào cuộc chiến đấu bất cứ lúc nào”, từ đó cho thấy ký là thể loại giàu sức chiến đấu và tính dự báo như thế nào. Thể ký bao giờ cũng là mảng hiện thực tươi rói, những sự kiện lịch sử nóng hổi và người cầm bút bao giờ cũng đứng trên phương diện khách quan.
Trong hai cuộc kháng chiến, chiến đấu vĩ đại của dân tộc ta, các nhân vật viết ký bao giờ cũng là như những người lính xung kích trong đội quân cầm bút vì vậy các tác phẩm của họ luôn mang tính chiến đấu góp phần cùng nhân dân ta “vững tay cày chắc tay súng” trong hai cuộc kháng chiến. Trong những năm tháng cả nước đánh giặc, những cây bút xứ Thanh và các tác phẩm ký của họ đã đóng góp các tác phẩm kịp thời
và cần thiết. Không chỉ giàu sức chiến đấu với kẻ thù trong những năm kháng chiến mà trong thời kỳ đất nước bước vào đổi mới. Cuộc sống mới với bao ước mơ, kỳ vọng đã thôi thúc con người hướng tới những điều tốt đẹp nhưng những diễn biến hàng ngày của cuộc sống vẫn day dứt các nhà văn, vẫn đào sâu trong tâm khảm các nhà văn những câu hỏi nhức nhối: Rằng tại sao vẫn có những chuyện này? Tại sao vẫn xảy ra những vấn đề ấy? Thậm chí đôi lúc nhà văn phải thốt lên những tiếng kêu kinh ngạc…
Cái đêm hôm ấy… đêm gì? của Phùng Gia Lộc, Đánh bắt xa bờ hay trên bờ của Kiều Vượng, Tiền chùa của Nguyễn Văn Đệ… là những ví dụ điển hình. Các tác phẩm này đều viết dựa vào sự thật diễn ra trên tỉnh Thanh chính vì thế nó đặt ra bao nhiêu vấn đề cho bao nhiêu người cầm cân nảy mực ở các địa phương trong thời kỳ ấy. Nó cũng báo động cho những người có lương tâm và trách nhiệm biết rằng đâu đó trên đất nước ta vẫn còn có những người đang lạm dụng chức quyền. Và lẽ đương nhiên nhà văn bao giờ cũng kêu gọi có sự công bàng trong đời sống xã hội. Và hơn thế nữa nhà văn bao giờ cũng là những người đứng về phía những kẻ yếu đuối bị quyền hành chèn ép, khuyến khích họ cất tiếng nói đòi hỏi cho mình những cái cần có, phải có mà đáng lẽ phải thuộc về họ. Những bài ký như vậy có sức chiến đấu rất lớn, những trang ký một thời làm lay động lòng bao con người, và cũng làm day dứt bao trái tim đang hướng tới cái thiện, mong mỏi trông đợi cái lẽ công bằng.
Một trong những chức năng của văn học là có tính dự báo và ký cũng không nằm ngoài chức năng ấy. Dự báo là sự dồn nén khúc chiết của trí tuệ mà người cầm bút không dừng lại ở hiện tượng, ở sự kiện sảy ra trước mắt mà phải suy tư một cách vật vã, chiêm nghiệm một cách thấm sâu, và vươn tới sự siêu thoát của văn hóa mới có được. Chức năng dự báo trong ký không phảI chỉ có trong văn học hiện đại mà đã có từ trung đại, nhiều trang ký của các tác giả lón cũng đều có tính dự báo.
Ngày nay Phùng Gia Lộc trong Cái đêm hôm ấy…đêm gì? cũng đã dự báo về một đội ngũ cán bộ ở một địa phương đã trở thành bọn “cường hào mới” ăn trên ngồi trốc nhân dân. Cùng với Phùng Gia Lộc tác phẩm Đảng viên làng tôi của Nguyễn Văn Đệ viết về sự đấu tranh không khoan nhượng giữa các Đảng viên tốt và những Đảng viên xấu ở quê hương. Những dự báo như vậy nếu được những người có trách nhiệm
chú ý thì ngày hôm nay những cuộc chỉnh đốn Đảng do Đảng phát động, có thể sẽ nhẹ nhàng hơn.
Ký viết về những vấn đề “nóng” bao giờ cũng nhức nhối trí tuệ, nhức nhối trí tuệ cả người viết và người đọc. Những suy tư trăn trở tìm hướng giải quyết. Con người đang đứng ở đâu và sẽ đi về đâu? Bao giờ cũng là một câu hỏi đối với những người viết ký thật sự. Trật tự xã hội không chỉ được thiết lập trên luật pháp và trên đường lối mà còn được thiết lập trên luật pháp và trên đường lối mà còn được thiết lập một cách ổn định bởi sự lĩnh hội văn hóa trong đó có văn học ký.