Giọng suy tư khắc khoải trong ký của Kiều Vượng

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 80 - 85)

Kiều Vượng nổi lên với những trang ký viết về hiện thực xó hội nhức nhối. Có lẽ đây là cây bút có số lượng bài viết về những mặt trái của xó hội nhiều nhất, mạnh nhất, trực diện nhất. Những phúng sự: Ngó ba nhức nhối, Ong bay, Tiền chựa, Vài sự thật trong thành Thanh Húa, Đánh bắt xa bờ hay trên bờ, Bụt chùa nhà không thiêng

v.v…là những bài đó trực tiếp lật tẩy những sự thật nhức nhối trong thực tiễn đời sống xó hội tỉnh Thanh.

Viết về những sự thật nhức nhối, những nỗi đau nờn đó tạo ra cho ký của Kiều Vượng giọng suy tư khắc khoải cũng là lẽ đương nhiên. Ngay cả khi phát hiện, cổ vũ cho nhân tố mới, với dụng công khẳng định, ngợi ca, tác giả vẫn chỉ ra những việc cần bàn, những “giá như” và không ít lần “hi vọng rằng”. Đọc ký của Kiều Vượng luôn thấy tác giả ngạc nhiên, luôn đặt ra những câu hỏi, những thắc mắc không lời đáp. Đó là khi tác giả chứng kiến những phi lý, những bất công, những tồn đọng thách thức dư luận, thách thức công lý, thách thức lương tâm. Đọc bút kí, phóng sự của Kiều Vượng có thể nhận thấy rất rõ sự am tường và thái độ thẳng thắn trước đối tượng và sự việc của người viết. Đó là hiện thực thời hậu chiến với bao hoàn cảnh éo le, những chứng tích, những công trạng bị bỏ quên: “Giá như lónh đạo Thanh Hóa hôm nay, chính nhiệm kỳ cấp ủy này quyết tâm xây dựng một khu nhà bia ghi nhớ công ơn của 43.505 anh hùng liệt sĩ là con em Thanh Húa – Đất ư khu quần thể di lịch Hàm Rồng cũn mờnh mụng lắm. Đá ư Đá Thanh Hóa vừa nhiều vừa quý nhất nước Nam (…)Nếu thế hệ hụm nay chỳng ta khụng làm nhanh thỡ sẽ vĩnh viễn lóng quờn…”[Bụt chựa nhà; 164]. Hỡnh như những nơi mà Kiều Vượng đến, những chuyện mà Kiều Vượng bàn đều cộm lên những vấn đề. Trong chuyến đi lên thượng nguồn sông Mó, đến một lâm trường, tỏc giả cứ khắc khoải mói về chuyện này: “Trạm biến thế điện của Điện lực Thanh Hóa ngay ở cổng nhưng 27 năm trời chưa được dùng điện (…) Một trăm cay số đường biên với hỡnh sụng thế nỳi và bao chuyện như ma túy, truyền đạo trái phép mà một cái điện thoại bàn cũng không có để gọi. Sụng Mó dài và dữ dội quỏ, liệu năm nay lâm trường có điện như mong đợi của họ không?”[Bụt, 186]. Hay nỗi đau đáu này: “Sụng vẫn cũn đó nhưng là một dũng sụng trắng lạnh. Lũng sụng giống hệt như một dải khăn tang kéo phủ quanh làng. Lũng sụng khụng cũn một giọt nước vỡ mạt đá xẻ hai bên tràn xuống, đóng băng lại như một dũng nham thạch. Điều kỳ lạ, Thanh Hóa có cả một Ban quản lý đường sông mà không ai lên tiếng. Cả một bộ máy cấp ủy chính quyền luôn được công nhận trong sạch, vững mạnh nhưng không ai nhắc đến dũng sụng đó húa băng tang ở giưa quê mỡnh” [Nhớ và buồn lắm làng Trầu ơi, 202] .

Hoặc: “Đổi mới cơ chế hành chính ở đâu chứ riêng việc này giống như một bè luồng ngâm dưới sông kéo lên đã bốc mùi thum thủm”. Cũng không ít lần tác giả kêu thương cho những nạn nhân của sự quan liêu vô trách nhiệm, của cơ chế và thể chế: “Những người dũng cảm chiến đấu bảo vệ rừng hi sinh vì màu xanh của đất nước chống lại bọn lâm tặc tàn phá rừng bị sát hại lại không được công nhận là liệt sĩ, chính sách gì mà kì lạ quá…”. Có thể nói giọng day dứt khắc khoải, bức xúc và cật vấn, có lúc đậm tính luận chiến là giọng điệu chớnh trong các bài ký nói tìm hiểu, điều tra nhằm phơi bày trước độc giả một vấn đề, một sự thật nào đó. “Mày bị thương lúc nào mà cũng được công nhận là thương binh?” Chỉ một câu hỏi thôi nhưng đã hé mở ra vấn đề gây bức xúc dư luận: hiện tượng giả trá, mua bán chứng nhận thương binh, liệt sĩ để ăn cắp tiền của nhà nước. Trong bút ký Ngổn ngang những vùng rừng có đoạn “Nhà nước giao rừng cho dân thì phải cho một tí quyền lợi chứ. Dân nhận khoán để mất rừng thì phải ra tòa, phải chịu tội còn giữ cho rừng nguyên vẹn thì không được cái gì?”.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy tần số từ láy mang giá trị biểu đạt cao kết hợp với dùng các động từ mang sắc thái mạnh nhằm biểu đạt thái độ bức xúc hoặc tố cáo, lên án như: đàm điếu, ghê gớm, la liệt, trì trệ, phũ phàng, the thắt, kín kẽ, ngổn ngang, tỉa tót, thẩm thấu, bề bộn… Trong một đoạn của bài Đánh bắt xa bờ hay trên bờ, người đọc có thể nhận thấy rất rõ xu hướng dùng từ, đặt câu này của tác giả: “Sự dân chủ giả hiệu dẫn đến chuyên quyền của người đứng đầu nhiệm kỳ trước đã trút lại gánh nặng cho lớp kế nhiệm hôm nay. Quy hoạch theo ý muốn của cá nhân đã phát sinh quá nhiều mâu thuẫn. Ngay cả lĩnh vực muốn xử ai, tha ai, được công bố sự thật nào cũng do người đứng đầu định đoạt”[…, …]. Một loạt các từ như: giả hiệu, chuyên quyền, trút, quá nhiều, định đoạt…trong một đoạn văn ngắn cho thấy sự căng thẳng của sự việc và thái độ bức bối của người viết.

Một loạt cỏc bài: Những dũng sụng khu 4, Cú đêm giao thừa năm ấy, Kỉ niệm tết ở rừng, Thành phố ấy trong tụi, Quảng Bỡnh ơi…, Tân cảng Nghi Sơn, Vài sự thật trong thành Thanh Hóa, Nghĩ về thành phố của mỡnh, Đánh bắt xa bờ hay trên bờ, Ngổn ngang những vùng rừng, Chờ đợi một tương đài, Bộn bề thành phố trẻ, Sự thật

về khu đông ga Thanh Hóa v.v…là những cõu hỏi khắc khoải trước thực trạng nhức nhối đau lũng.

Đọc kí của Kiều Vượng ta luôn bắt gặp những con số. Tác giả dường như trình bày vấn đề bằng những con số. Nói đúng hơn, những con số đã tự nói ra những điều cần nói. Những con số chính xác nói lên sự nghiêm túc, kĩ lưỡng trong tìm hiểu và phản ánh sự việc khiến những bài kí của Kiều Vượng luôn có khả năng thuyết phục người đọc. Hàng loạt bài phóng sự điều tra từng gây xôn xao dư luận như: Sự thật về

khu Đông ga Thanh Hoá, Ong bay, Ngã tư nhức nhối, Chuyện vui xứ Thanh v.v… là

tập hợp thống kê những con số nhức nhối về nạn tham ô, lợi dụng chức quyền. Các cụ xưa từng đúc kết một kinh nghiệm thật chí lí về bắt tội phạm: “bắt tận tay, day tận trán”. Các con số, những tên tuổi, địa chỉ cụ thể phải chăng cũng là một cách “day tận trán” đối tượng tiêu cực. Nhất là khi đối tượng ấy lại nắm quyền và thế trong tay thì âu cũng là cách vừa tấn công vừa là phòng thủ tốt nhất.

Điều đáng nói hơn nữa trong các bài kí của Kiều Vượng, người đọc nhận thấy sự nỗ lực đi tìm lời giải cho những sự việc với một thái độ không khoan nhượng. Không đủ bản lĩnh, không đủ tâm huyết, không am hiểu sự việc có lẽ sẽ không dám viết những dòng như thế này: Xác định cho mình một thái độ làm việc như thế này trong thời điểm nào của lịch sử cũng thật đáng trân trọng, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm của quá trình đổi mới: “Cái vĩ đại của công cuộc đổi mới thì ai cũng thấy. Nó đang làm cho đất nước quê hương thay da đổi thịt hàng ngày. Người cầm bút phải bình tâm nhìn khách quan, thấu đáo và chân thực những điều thấp hèn mà con đường đang vấp phải trong cơ chế thị trường hôm nay”. Dễ hiểu vì sao nỗi đau thế thái nhân tình, nỗi đau trước những bất công sai trái luôn đau đáu trong những trang kí của Kiều Vượng. Và dường như không mệt mỏi, ở đâu có “vấn đề”, ở đâu có sự xâm hại, ở đâu có nạn nhân chắc chắn sẽ lại sự thấy hiện diện của cây bút này.

KẾT LUẬN

Ký viết về xứ Thanh là một bộ phận của văn học Thanh Hóa ở cả hai nghĩa: chủ thể sáng tác và đối tượng thẩm mỹ, bởi phần lớn chủ thể của các bài ký ấy là người xứ Thanh viết về xứ Thanh.

Đối tượng khảo sát của luận văn là mảng ký thời hiện đại. Mặc dù ra đời muộn, mãi tới đầu những năm 60 ký viết về xứ Thanh mới ra mắt gắn liền với những năm tháng miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song, phải đến khi Hàm Rồng – xứ Thanh đánh Mỹ thì sự hiện diện của xứ Thanh qua các trang ký mới trở nên nổi bật và để lại dấu ấn. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới, đây cũng là thời kỳ mà thể ký, với đội quân đa dạng về chủng loại đã phát huy sức mạnh trong phản ánh hiện thực và đổi mới quan điểm sáng tác.

Con số ngót 40 tập ký chưa phải là nhiều nhưng cũng không thể coi là quá ít đối với mảng văn học của một địa phương. Qua những tập ký ấy, người đọc có thể hình dung về một xứ Thanh đa dạng, nhiều vẻ: xứ Thanh lộng lẫy, tiềm năng trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong chiều sâu văn hóa; một xứ Thanh kiên cường và bất khuất trong lịch sử chống ngoại xâm và một xứ Thanh năng động, tự tin trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế hòa nhập cùng sự đi lên của đất nước. Tuy nhiên, những mặt trái, mặt khuất lấp của thực tiễn cũng đã được phơi bày. Những bài ký viết về những vấn đề tiêu cực xã hội như những nhát dao rạch sâu vào những ung nhọt của căn bệnh quan liêu, cơ hội, tham nhũng… Sức chiến đấu của những bài ký ấy còn rất hiệu quả trong cơ chế của thực tại xã hội hôm nay.

Tái hiện một xứ Thanh nhiều vẻ, các bài ký không chỉ góp phần phô diễn vẻ đẹp và sức sống của một vùng đất giàu tiềm năng mà còn đang nỗ lực cùng mảnh đất ấy vượt qua những khó khăn, thách thức để trở thành một “tỉnh kiểu mẫu” như lời Bác Hồ đã từng căn dặn.

Ở góc độ nghệ thuật, ký về xứ Thanh cũng đã để lại những ấn tượng đáng kể. Không ít những bài ký đã từng tạo nên những cơn “địa chấn” một thời; những bài ký đoạt giải trong các cuộc thi. Có thể, sự quan tâm của dư luận trước hết là do nội

dung, tính tư tưởng của các bài ký, song, nếu không có một bút pháp thích hợp, sự dụng công trong việc xử lý nguồn tư liệu thì khó đạt tới hiệu quả như mong muốn. Những cái tên, như: Trần Hiệp, Lê Xuân Giang, Lê Sĩ Oanh, Phùng Gia Lộc, Minh Hiệu, Vương Anh, Lê Đình Cánh, Kiều Vượng, Từ Nguyên Tĩnh, Nguyễn Văn Đệ v.v… đã trở nên quen thuộc trong làng ký xứ Thanh. Tác phẩm của họ đã được viết ra từ những ngày tháng hòa nhập vào cuộc sống của quân và dân Thanh Hóa trong thời chiến cũng như trong thời bình, trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất. Họ đã hòa nhập trong từng trận đánh với quân thù, đồng cam cộng khổ vói đồng bào khi lũ lụt, thiếu đói, mùa màng thất bát. Những tập ký được hình thành không chỉ do tài năng sáng tạo của mỗi nhà văn mà trước hết là do nhiệt tâm của người cầm bút. Trong lực lượng sáng tác ấy có cả những người chuyên và không chuyên với nghề viết, song họ đều có chung nhịp đập trái tim là viết bằng tình yêu và trách nhiệm trước cuộc sống và con người quê hương.

Với thể ký, một thể loại năng động, các cây bút đã khai thác và tận dụng thế mạnh của thể loại này để nhập cuộc và đóng góp sức mình. Song, hạn chế của thể loại cũng như hạn chế của mỗi cây bút là điều không tránh khỏi. Các cây bút đã “hồn nhiên” bộc lộ hạn chế của mình cũng như họ đã hồn nhiên bộc lộ khả năng và nhiệt tâm của mình trước thực tiễn và trang viết.

Đã có thể nói đến diện mạo của một “nền” ký xứ Thanh, cũng như có thể hình dung về một “nền” văn học xứ Thanh hiện đại. Nhấn mạnh điều này không chỉ để nhìn nhận và đánh giá sự cống hiến của các cây bút địa phương trong sự nghiệp xây dựng nền văn học dân tộc mà còn để tô đậm bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú của nền văn học Việt Nam, một nền văn học được xây dựng trên cơ sở của một đại gia đình các dân tộc thuộc 64 tỉnh thành trên cả nước.

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 80 - 85)