Sự kiện cập nhật và đa dạng, phong phú

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 65 - 67)

Tính cập nhật của sự kiện vốn là một trong những đặc trưng của ký, đặc biệt là ký phóng sự hoặc bút ký, ký sự. Tuy nhiên, cập nhật ở mức độ nào, ở giới hạn nào, đối tượng nao và phạm vi cuộc sống đến đâu lại là cả một vấn đề. Nếu đối tượng cập nhật là những gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, viết để biểu dương thành tích thì chẳng khó khăn gì, thậm chí cực kỳ thuận lợi. Song cập nhật những vấn đề tiêu cực, những vấn nạn thì là cả một thách thức: thách thức từ khâu lấy tư liệu, xử lý tư liệu và cuối cùng là đăng tải. Viết về những việc tiêu cực là “tự chuốc lấy rắc rối, phiền phức, đôi khi cả sự nguy hiểm”. “Ký viết về những chuyện tiêu cực đòi hỏi người viết phải có lập trường, bản lĩnh. Bản lĩnh để “nhập cuộc”, dám dấn thân thành người trong cuộc để năm tỉ mỉ, thấu đáo sự việc, phải có can đảm và dám đấu tranh, nếu cần, đi đến cả hành động trước công lý” (…tr, 232).

Suốt mấy chục năm qua ký viết về xứ Thanh đã góp phần giúp người đọc hình dung môi trường và đời sống xã hội của nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong cuộc chiến đấu và bảo vệ quê hương. Những sự kiện về những nỗ lực của quan và dân Thanh Hóa sản xuất và chiến đấu, gian khổ, ác liệt nhưng cũng rất quyết tâm và kiêu hãnh đã được ký nắm bắt và phản ánh: Từ vùng núi xa xôi cách tỉnh lỵ hàng trăm cây số, đến các vùng đồng bằng rộng lớn của xứ Thanh và cả vùng biển đảo; từ các hợp tác xã đến những khu công nghiệp…, từ những thắc mắc của người dân đến chủ trường chính sách của Đảng, Nhà nước, nơi đâu có “vấn đề” là hầu như lập tức các cây bút xứ Thanh có mặt. Họ luôn là những người trong cuộc. Họ đã góp phần đắc lực trên mặt trận “thông tấn” của xứ Thanh mấy chục năm qua. Chẳng hạn, trong cuộc chiến chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, không phải ai khác, những tay pháo thủ đã trở thành những người cầm bút. Vì vậy mà những bài ký miêu tả những trận chiến sống động đến nỗi như những thước phim phóng sự bằng ngôn ngữ: Hôm ấy là tảng sáng

ngày 26 tháng 5 năm 1965 “Lúc đầu, hai chiếc A4D bay là sát mặt nước uy hiếp hai tàu hải quân ta ở phía hạ nguồn sông Mã. Sau đó là tám chiếc A4 và F4 lao vào ném bom cầu. Bị hỏa lực cả trên bờ và dưới sông đánh trả dữ dội, những tốp sau quay ra phản kích vào các trận địa pháo và hai chiếc tàu ở giữa sông. Trận địa đại đọi 4 ở Đình Hương bị công kích đầu tiên. Một chiếc F4 từ phí đỉnh núi Đại Khối phóng hai chùm rốc két xuống Đình Hương. Trinh sát Tiêu phát hiện được báo cho trận địa pháo chủ động đánh trả. Tên giặc lái không dám lao xuống sâu để chỉnh đường ngắm nên nó bắn rốc két trượt ra cánh đồng làng Định Hòa. Hướng thị xã, bốn chiếc F4 khác lao xuống đánh vào hai tàu hải quân. Một chiếc bị bom bỏ gần, nước và mảnh bom trút lên boong tàu như mưa bão. Pháo thủ trên tàu bị thương. Trên tàu đánh tín hiệu cấp cứu. Nguyễn Thị Hằng chỉ huy đại đội dân quân nói với Ngô Huy Quang: - Ngoài tàu bị rồi. Anh bơi thuyền ra đi. Ngô Hữu Quang nhổ sào, đẩy thuyền nan ra khỏi bờ. Một tiêng rít xe không khí ập tới. Chiếc F4H ném tiếp một chùm bom nữa, thuyền của Quang bị sóng ném lên, rồi lại lật sấp xuống, trôi lềnh bềnh. Cũng lúc ấy, Nguyễn Thị Hằng bị một mảnh bom xiết qua ngực, máu chảy đỏ một bên áo. Hằng cắn răng chịu đau, chỉ huy đại đội chiến đấu. Nhìn thấy Ngô Hữu Quang bơi lên bờ, Hằng nói như ra lệnh: - Anh về báo lực lượng dự bị ra ngay” [.. tr 88-89] . Nhân dân miền Bắc khi ấy không chỉ được “chứng kiến” tội ác của đế quốc Mỹ mà còn được tự hào về những chiến công của quân và dân Hàm Rồng đã chiến đấu và chiến thắng như thế nào nhờ những bài ký phóng sự của các chiến sĩ Hàm Rồng. Hoặc các bài ký phản ánh không khí nông thôn Thanh Hóa trong sản xuất nông nghiệp như các bài: Đất cói của Mai Ngọc Thanh, Từ một cồn cát trắng của Bùi Thị Thu Khang, Trại chăn nuôi cuầ Hà Thị Cẩm Anh, Mường Cum của Trần Cợn, Đất đỏ Triệu Sơn của Hoàng Tuấn Phổ, Ngày mùa ở Đinh Công của Hà Khang, Cây lúa và cô kỹ sư thủy lợi của Xuân Thanh, Tằm lên né của Lê Hữu Thuấn v.v… những khó khăn và những cố gắng, niềm tin và sáng tạo của không khí thi đua lao động “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội” đã được người dân nơi đây thực hiện hết mình. Bước vào công cuộc đổi mới, cuộc sống mới làm nảy sinh nhiều vấn đề nóng bỏng, nhiều khi vấn đề ấy đã vượt ra ngoài quy mô của một tỉnh trở thành vấn đề lớn, vấn đề

chung của cả nước. Cũng chính vì tính thời sự, các thông tin sự kiện được cập nhật đầy đủ, liên tục tạo nên tính phong phú đa dạng của các sự kiện. Ký luôn theo sát các sự kiện, sự thay đổi của xứ Thanh từng ngày, tùng giờ. Sau ngày đất nước thống nhất 1975 ký đã nhanh chóng cập nhập những vấn đề mới trong thời kỳ mới. Sôi động nhất là các tác phẩm ký về thời kỳ phục hưng kinh tế sau chiên tranh, sự thay đổi trên mọi phương diện đời sống đặc biệt là sự phát triển về mặt kinh tế trong tỉnh đã được các tác giả theo sát và cập nhật đầy đủ trong các tác phẩm Bản Mường trong trăng của Vương Anh, Xi măng Bỉm Sơn của Trần Hiệp, Vàng dưới biển xanh của Nguyễn Văn Đệ, Lời hẹn của Kiều Vượng… Những sự kiện được cập nhật một cách đầy đủ và phong phú đa dạng đã mang đến cho người đọc những thông tin quý giá về những gì đang diễn ra trong tỉnh nhà và những thay đổi lớn trên mọi phương diện của đời sống góp phần mang lại niềm tin cho con người trong xã hội mới.

Trong cuộc sống hiện đại khi mà đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được nâng cao, cùng với đó là trình độ dân trí và khoa học kỹ thuật phát triển, người đọc càng đòi hỏi ký phải mang lại thông tin chính xác, nóng hổi và đầy đủ và những sự kiện nóng bỏng đang diễn ra nên đòi hỏi các sự kiện phải được các tác giả cập nhật hàng ngày và phải phong phú đa dạng thì thể ký mói có sức hấp dẫn người đọc.

Một phần của tài liệu Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu (Trang 65 - 67)