Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Bổ sung tài liệu vào các Trung tâm lưu trữ tỉnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 31)

nƣớc cấp tỉnh.

Như đã trình bày ở các phần trên, tỉnh là đơn vị hành chính lớn nhất ở địa phương, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, có một hệ thống các cơ quan nhà nước hoàn chỉnh để thực hiện quản lý nhà nước theo lãnh thổ.

Bộ máy cơ quan nhà nước cấp tỉnh bao gồm: Hội đồng nhân dân tỉnh - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh - cơ quan chấp hành của HĐND cấp tỉnh và các sở, ban, ngành - là những cơ quan chuyên môn trực thuộc. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình, các cơ quan trong bộ máy nhà nước này đã hình thành nên một khối lượng rất lớn tài liệu, phản ánh một cách đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong từng lĩnh vực cụ thể do mình đảm trách.

31 Có thể khẳng định rằng, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh: HĐND, UBND, các sở, ban, ngành... chiếm một khối lượng khá lớn trong thành phần tài liệu Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam, có nội dung hết sức phong phú và đa dạng về loại hình.

Về nội dung, khối tài liệu này chứa đựng các thông tin phản ánh chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thành quả trong quá trình đấu tranh và lao động của nhân dân địa phương (chủ yếu là từ sau năm 1954, còn những tài liệu trước năm 1954 còn rất ít, đặc biệt là những tài liệu trước Cách mạng Tháng Tám hầu như không có trong các lưu trữ tỉnh).

Về loại hình, có thể nói khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh gồm đủ các loại: tài liệu hành chính, tài liệu khoa học kỹ thuật, tài liệu nghe - nhìn (phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình)... Trong đó loại hình tài liệu hành chính là phổ biến và có khối lượng lớn nhất.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh (61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước) có một khối lượng rất lớn, chúng không những có ý nghĩa thiết thực trong việc cung cấp, đảm bảo thông tin cho hoạt động lãnh đạo, quản lý, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học... của chính các cơ quan nhà nước cấp tỉnh mà chúng còn là một nguồn sử liệu có giá trị, một bộ phận hợp thành quan trọng của Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bổ sung tài liệu vào các Trung tâm lưu trữ tỉnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 31)