Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại chi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô (Trang 37 - 41)

CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.2.2 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại chi nhánh Đông Đô

Hiện nay, các nghiệp vụ KDNH của hệ thống NHTM cũng chỉ mới dừng lại ở nghiệp vụ đơn giản, VP chi nhánh Đông Đô cũng nằm trong tình trạng đó. Đến nay chi nhánh chỉ mới thực hiện hai nghiệp vụ, đó là giao dịch giao ngay (Spot) và giao dịch kỳ hạn (Forward).

Trước khi đi vào phân tích từng mặt nghiệp vụ, ta hãy nhìn tổng quát tình hình kinh doanh ngoại hối của chi nhánh.

Bảng 2.3: Giao dịch ngoại hối của chi nhánh Đông Đô - giai đoạn 2009 – 2011

Năm 2009 2010 2011

Số món giao dịch

1067 1102 1195

Tốc độ tăng liên hoàn (%)

-4,05% +3,28% +8,4% Năm 2008: số món giao dịch của chi nhánh là 1112 món

Nguồn: báo cáo hoạt động TTQT và KDNH các năm (2009-2011)

Bảng 2.4: Tỷ trọng nghiệp vụ giao dịch ngoại hối của chi nhánh giai đoạn (2009-2011) Đơn vị:% Năm 2009 2010 2011 Spot 74,27 74,03 73,87 Forward 25,73 25,97 26,13 Tổng 100 100 100

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT và KDNH các năm (2009-2011)

Như vậy, ta có thể xem xét sự phát triển và mở rộng nghiệp vụ giao dịch ngoại hối của chi nhánh Đông Đô như sau:

Nghiệp vụ Spot

Spot là giao dịch gốc của mọi giao dịch ngoại hối, cũng bởi thế mà ngay từ buổi ban đầu khi thị trường ngoại hối Việt Nam đi vào hoạt động thì nghiệp vụ Spot đã được các ngân hàng quốc doanh tiến hành nó đơn giản hơn các nghiệp vụ khác và đến bây giờ nó vẫn chiếm phần lớn trong các giao dịch ngoại hối. Ngân hàng VP chi nhánh Đông Đô cũng như vậy. Tỷ trọng của giao dịch Spot chiếm khá cao trong tổng các giao dịch được thực hiện tại chi nhánh Đông Đô. Năm 2009 số món giao dịch là 941 món chiếm 74,27%, đến năm 2010 là 964 chiếm 74,03%, và cuối cùng năm 2011 số món giao dịch là 1008 chiếm 73,87%. Tuy nhiên xét về mặt tương đối thì giao dịch giao ngay trong tổng giao dịch ngoại hối đang có xu hướng giảm dần, điều này là đáng mừng vì đồng nghĩa với nó là tỷ trọng các giao dịch khác đã tăng lên, báo hiệu cho sự đa dạng hóa về nghiệp vụ.

Để có thể quản lý chặt chẽ nguồn ngoại tệ chảy vào hoặc chảy ra, các hợp đồng Spot ký kết với khách hàng đều được chi nhánh Đông Đô kiểm tra

chặt chẽ, đặc biệt với các hợp đồng có giá trị lớn. Để có thể ký kết một hợp đồng mua bán Spot ngoại tệ với ngân hàng, khách hàng phải xuất trình một số chứng từ cần thiết chứng minh mục đích chính đáng của việc mua bán ngoại tệ của mình. Nếu là mua bán ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng trả trước, khách hàng phải xuất trình hóa đơn mua bán hàng hóa, lệnh chuyển tiền; nếu như mua bán trả sau, khách hàng phải xuất trình chứng từ giao nhận hàng hóa, tờ khai hải quan,…Đó là cơ sở để ngân hàng có thể thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay.

Tỷ giá của hợp đồng Spot mà chi nhánh áp dụng là tỷ giá giao ngay của ngày ký kết hợp đồng

Nghiệp vụ Forward

Forward không còn là nghiệp vụ mới đối với các NHTM Việt Nam, nhưng có thể nói, nó vẫn là một nghiệp vụ mà tỷ trọng của nó trong tổng giá trị hợp đồng giao dịch ngoại hối vẫn không cao, không phải riêng VP chi nhánh Đông Đô. Tuy nhiên có thể thấy rằng hợp đồng kỳ hạn được ký kết cũng tăng lên theo tỷ lệ % cho thấy uy tín của ngân hàng tăng cao, tâm lý và sự hiểu biết của nhà XNK cũng tăng lên, đồng thời các quy định về dữ trữ ngoại hối, biên độ giao động, trạng thái ngoại tệ cuối ngày theo quy định của NHNN… Do một vài lý do cả khách quan và chủ quan về phía các ngân hàng đã dẫn tới thực tế như vậy. Giao dịch kỳ hạn không hấp dẫn được các doanh nghiệp và ngân hàng vẫn chưa thực hiện việc cung cấp các hợp đồng kỳ hạn cho các doanh nghiệp XNK như một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá:

-Thị trường ngoại tệ trong thời gian qua vẫn ở tình trạng cầu lớn hơn cung. Ngân hàng luôn có nhu cầu ngoại tệ lớn để bán cho khách hàng thanh toán L/C hay trả nợ vay đến hạn, nhưng lại rất khó mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp và các NH khác

dịch kỳ hạn, hoán đổi đã được gỡ bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế; đồng thời mở rộng giới hạn giao dịch từ mức 7 đến 180 ngày ( quyết định 679/2002/QĐ-NHNN) lên mức từ 3-365 ngày đối với các giao dịch giữa VND và các loại ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của DN và ngân hàng, nhưng vẫn chưa có nhiều giao dịch dài hạn, Thông thường khách hàng chỉ ký những hợp đồng thời hạn từ 1-2 năm.

- Giao dịch kỳ hạn là một nghiệp vụ kinh doanh mới ở Việt Nam. Do vậy, nhiều khách hàng chưa nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng nó trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá vì vậy số lượng khách hàng vẫn còn khiêm tốn.

Nghiệp vụ hoán đổi, Quyền chọn và Tương lai

Các nghiệp vụ này vẫn chưa được thực hiện tại ngân hàng một phần do những lý do chủ quan từ phía ngân hàng như thiếu nhân viên thực hiện nhưng chủ yếu là những lý do khách quan xuất phát từ việc tổ chức các thị trường này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w