CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
3.3.2.3 Về cơ chế quản lý ngoại hối và sử dụng các công cụ tiền tệ
Thứ nhất, xem xét để tiến tới thay thế việc sử dụng cơ chế tỷ giá trên
một ngoại tệ là USD bằng việc xác định tỷ giá dựa trên cơ sở “sổ tiền tệ” bao gồm các ngoại tệ mạnh và có khả năng chuyển đổi cao như: USD, GBP, JPY…
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, việc sử dụng phương pháp rổ tiền tệ trong xác định tỷ giá là hợp lý hơn cả. Một mặt, nó giúp cho việc tránh các khó khăn trong quan hệ thương mại đa phương. Mặt khác, nó đảm bảo việc cung ứng và thanh toán của ngân hàng một cách ổn định trong hoạt động của nền kinh tế vì sẽ giảm được ảnh hưởng biến động tỷ giá trong mối quan hệ với đồng tiền thứ ba.
Thứ hai, đổi mới trên cơ sở tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự điều chỉnh của nhà nước.
Chính sách tỷ giá được xác định là một bộ phận của chính sách tiền tệ, có nhiệm vụ ổn định giá trị tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định sự tăng trưởng kinh tế, đổi mới chính sách tỷ giá cần thực hiện theo các hướng:
-Duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà nước. -Đổi mới cơ chế điểu hành theo hướng tự do hóa dần.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc điều chỉnh tỷ giá, NHNN cần tập trung hoàn thiện vào các vấn đề có tính then chốt như sau:
-Củng cố và phát triển đồng bộ thị trường nội tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với chức năng đầy đủ, nghiệp vụ đa dạng…để tạo điều kiện cho NHNN can thiệp, điều hành tỷ giá kịp thời, hiệu quả.
-Nâng cao dữ trữ ngoại tệ quốc gia tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tạo cơ sở vững chắc cho can thiệp vào tỷ giá thị trường theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
-Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa dạng hóa cơ cấu ngoại tệ trong các giao dịch ngoại thương để tạo sự cân xứng cung – cầu ngoại tệ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Dựa trên cơ sở lý luận của chương một, phân tích đánh giá thực trạng kinh doanh ngoại hối của chương hai, trong chương ba của khóa luận đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị mong muốn đóng góp phần nào cho sự mở rộng và phát triển hoạt động KDNH của các NHTM nói chung và của chi nhánh Đông Đô nói riêng. Để mở rộng hoạt động KDNH của VP chin nhánh Đông Đô cần phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan, đặc biệt là NHNN và ngân hang VP, để hoạt động KDNH phát triển theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là trong quá trình hội nhập hiện nay.
KẾT LUẬN
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động KDNH đối với sự phát triển của ngân hàng, ngân hàng VP chi nhánh Đông Đô đã và đang từng bước hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ KDNH, đổi mới và đầu tư công nghệ mới hiện đại, tăng cường công tác đào tạo nhân lực cho hoạt động này. Với những nỗ lực đó chi nhánh Đông Đô mong muốn đưa hoạt động kinh doanh ngoại hối trở thành sản phẩm dịch vụ mũi nhọn nhằm tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của chi nhánh với các NHTM trong nước nói riêng và các NHTM nước ngoài nói chung,
Với những ý nghĩa như trên, khóa luận này đã nhìn nhận và đánh giá thực trạng hoạt động KDNH của chi nhánh Đông Đô để từ đó đưa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động KDNH.
Mặc dù nỗ lực hết mình song việc phân tích, đánh giá thực trạng và xây dựng các giải pháp cho vấn đề là ý kiến bản thân, nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị, trong đơn vị thực tập và tất cả các bạn quan tâm đến hoạt động kinh doanh ngoại hối và sự phát triển, hoàn thiện của nó để đề tài hoàn chỉnh hơn.