Trạng thái ngoại hối của chi nhánh Đông Đô từ năm 2009-

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô (Trang 35 - 37)

CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.2.1Trạng thái ngoại hối của chi nhánh Đông Đô từ năm 2009-

Giai đoạn 2009-2011 bắt đầu với sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế, với sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng ở Mỹ như ngân hàng Califorinia National Bank, Lehman Brothers, và khủng hoảng nợ công của các nước châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha….Bên cạnh đó, thiên tai xảy ra thường xuyên và dịch bệnh xảy ra trên phạm vi toàn thế giới, những bất ổn về chính trị ở Trung Đông, giá dầu tăng…Tất cả đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế, đến kim ngạch XNK… Tuy nhiên gói kích cẩu của chính phủ, kết hợp với

chính sách tiền tệ thắt chặt, thêm vào đó NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá (9,3%), đồng thời giảm biên độ giao động, chấn chỉnh thị trường chợ đen…kéo theo là trạng thái ngoại hối của ngân hàng cũng thường xuyên biến động.Trạng thái ngoại hối của chi nhánh thể hiện trên bảng sau:

Bảng 2.2: Trạng thái ngoại hối của chi nhánh Đông Đô – giai đoạn 2009-2011 Đơn vị: USD Năm 2009 2010 2011 DS mua 53.249.735 54.562.289 55.359.231 DS bán 53.387.251 54.644.305 55.267.218 TTNH -137.516 - 82.016 +92.013

Nguồn: Báo cáo hoạt động KDNH các năm (2009-2011)

Trạng thái ngoại hối của ngân hàng trong các năm từ 2009 – 2011 thay đổi từ trạng thái ngoại hối đoản năm 2009 ảnh hưởng do hoạt động XNK trong năm 2009, kim ngạch XNK hàng hóa đạt 56,6 tỷ USD giảm 9,7% so với năm 2008; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 68,8 tỷ USD giảm 14,7% so với năm 2008, do đó nhu cầu mua bán ngoại tệ để TTQT của các nhà XNK giảm. Cùng với đó nguồn FDI cũng giảm mạnh dẫn đến nguồn dữ trữ ngoại hối bị co hẹp, nguồn ngoại tệ trong nước khan hiếm. Tất cả những điều này dẫn đến tình hình KDNH của ngân hàng năm 2009 tăng trưởng kém hơn các năm còn lại

Bước sang năm 2010 nền kinh tế có nhiều khởi sắc hơn tốc độ tăng trưởng đạt 6,78%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 71,6 tỷ USD tăng 26,5% so với năm 2009; kim ngạch nhập khẩu đạt 84 tỷ USD tăng 22% vì vậy doanh số mua bán ngoại tệ có phần tăng. Năm 2011 Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010 và cao gấp hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 10%. Tỷ lệ nhập siêu bằng khoảng 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu được Quốc hội thông qua là không quá 18% cũng như mục tiêu đề ra trong nghị quyết 11 là không quá

16%. Cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 ước thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 3,07 tỷ USD của năm 2010.

Tuy nhiên trong giai đoạn năm 2009-2010, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá do trạng thái ngoại hối đoản. Điều đó có nghĩa rằng luồng ngoại tệ chảy vào ngân hàng luôn ít hơn luồng ngoại tệ chảy ra, như vậy ngân hàng rất khó khăn trong việc theo đuổi mục tiêu thu hút ngoại tệ chảy vào để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa nhập khẩu của khách hàng và nhu cầu nhằm thu phí dịch vụ, việc tỷ giá thường xuyên biến động tăng sẽ dẫn đến tình trạng lỗ từ KDNH. Đến năm 2011 tình hình có khả quan hơn khi trạng thái ngoại tệ của ngân hàng là trường, điều này cải thiện tình hình kinh doanh cũng như phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp XNK.Với mục tiêu thu hút ngoại tệ chảy vào để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa NK của khách hàng và các nhu cầu về ngoại tệ khác nhằm thu phí dịch vụ. Để hạn chế rủi ro tỷ giá khi tỷ giá thay đổi, thì trạng thái ngoại tệ phải luôn cân bằng, nhưng đây vẫn là một bài toán khó đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô (Trang 35 - 37)