Khái niệm mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 45 - 51)

2. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến vấn đề nghiên cứu

2.6 Khái niệm mô hình

Mô hình toán là mô hình dựa vào các công cụ toán học như công thức, đồ thị, bảng biểu, sơ đồ, sa bản, vật mẫu để thể hiện các mối quan hệ về lượng nằm trong các hiện tượng sự ật được nghiên cứu.

Mô hình xã hội là một kiểu mẫu tương tác xã hội, một cung cách ứng xử, một mẫu tương tác mà chủ thể xã hội bắt chước và tiến hành theo.

Trong phạm vi nghiên cứu của để tại, mô hình được hiểu nôm na là một dạng tương tác, ứng xử giữa các chủ thể liên quan trong cùng một hệ thống trên cơ sở vị trí, vai trò của họ trong hệ thống ấy.

Hiện nay, trên thế giới đặc biệt tại Mỹ có nhiều mô hình được công nhận thành công với mô hình giáo dục dành cho trẻ tự kỷ. Điểm chung của các mô hình là tỷ lệ giáo viên và học sinh cao, chương trình đào tạo linh động, được thiết kế theo tiêu chí trẻ nào chương trình đấy kết hợp giữa dạy học với giáo dục các kỹ năng hành vi, ngôn ngữ, xã hội... Dưới đây là một số mô hình tiêu biểu:

Mô hình trợ giúp từ thiện tại Victory bang Florida, Mĩ

Đây là trung tâm phi lợi nhuận dành cho trẻ tự kỷ hoặc các bệnh tương tự từ 3-15 tuổi. Với tỷ lệ 1 giáo viên/học sinh, trung tâm mang đến liệu pháp điều trị toàn diện, chuyên sâu và riêng biệt cho từng học sinh. Dựa trên nguyên lý của ABA, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phân tích hành vi qua lời nói, Trung tâm Victory cung cấp phương pháp giáo dục này chủ yếu kết hợp với chương trình huấn luyện tại nhà của các phụ huynh. Chương trình huấn luyện cường độ cao này còn kết hợp với các hoạt động trong nhóm nhỏ, giúp học sinh thường xuyên có cơ hội tương tác xã hội trong lớp học hoặc ở các khuôn viên vui chơi, sinh hoạt dành cho trẻ sắp tới tuổi đến trường. Nhờ đó, các em dễ dàng hình thành các kỹ năng giao tiếp và xã hội. Ngoài ra, trung tâm còn có các buổi sinh hoạt, hội thảo huấn luyện kỹ năng chăm sóc và nuôi dạy trẻ em tự kỷ cho các phụ huynh và người giữ trẻ nhằm hỗ trợ công tác giáo dục tại nhà.

Mô hình chuyên biệt tại Học viện Imagine (IA) tại Brooklyn, New York Trường được thiết kế chuyên biệt để giảng dạy đối tượng từ 5-21 tuổi bị chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn phát triển lan tỏa (PDD) và hội chứng

38

Asperger (rối loạn phát triển hành vi và ngôn ngữ). Trường áp dụng phương pháp "một giáo viên - một học sinh", vận dụng nhiều hình thức giáo dục mới với chương trình dạy học toàn diện, như ABA, DIR/Floortime (dựa trên sự phát triển, khác biệt cá nhân và mối quan hệ thông qua các hoạt động cùng học, cùng chơi), trị liệu về thể chất như yoga, điều trị bằng âm nhạc và giáo dục nghệ thuật. Đồng thời, để các em có thể tiếp tục phát triển tại nhà, khóa huấn luyện dành cho cha mẹ và gia đình cũng nằm trong chương trình hàng ngày của học viện.

Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục tự kỷ tại Mỹ cho rằng trẻ em tự kỷ cũng không nhất thiết phải vào trường dành riêng cho người bị tự kỷ. Riêng các trường thì cần có những tiêu chí như tỷ lệ giáo viên-học sinh cao (để đảm bảo giáo viên có sự tập trung cho từng học sinh và hỗ trợ khi cần thiết), các dịch vụ trị liệu hỗ trợ (về ngôn ngữ, nghề nghiệp, thể chất, giáo dục đặc biệt...), chương trình giáo dục được cá nhân hóa cho từng học sinh cùng chính sách giáo dục chống bắt nạt và phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia điều trị và giáo viên để tìm được môi trường giáo dục thích hợp nhất cho các em.Các nghiên cứu về trẻ tự kỷ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trẻ tự kỷ đã được xã hội quan tâm hơn và đã có những bước chuyển trong việc xã hội hóa dạy trẻ tự kỉ. Nhiều mô hình can thiệp khác nhau dành cho trẻ tự kỉ đã được xây dựng. Một số mô hình đang được áp dụng hiện nay là:

Mô hình can thiệp tập trung chuyên biệt tại các trung tâm chuyên biệt: là nơi tập trung dạy trẻ tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ, bại não… liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm. Chẳng hạn: ở TP.HCM có các trường: Trường Chuyên biệt Khai Trí, Trường Chuyên biệt Bim Bim, Trung Tâm giáo dục Chuyên Biệt Trí Đức…; Hà Nội: Trung tâm Sao Mai, Trung tâm Nắng Mai, Trung tâm giáo dục chuyên biệt Hoa Anh Đào - Long Biên, Trường chuyên biệt Ánh Sao,…; ở một số tỉnh khác cũng có trường cho trẻ tự kỉ như: Trường mầm non Sunrise – Thanh Hóa, Truờng Chuyên Biệt Tư thục Thanh tâm – Đà Nẵng…

39

Mô hình Lớp chuyên biệt trong trường bình thường: Lớp trẻ khuyết tật trong trường bình thường. Ví dụ như: Trường mầm non Cầu Vồng Xanh (Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội), Trường tiểu học VIP (phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội)....

Mô hình Giáo dục hòa nhập: trẻ tự kỉ học cùng lớp với trẻ bình thường và được giáo viên có kỹ năng giáo dục đặc biệt, cán bộ chỉnh âm hoặc những nhà chuyên môn khác trực tiếp tới giúp đõ trẻ tùy theo những khó khăn mà trẻ mắc phải. Hiện nay mô hình này được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển nhưng ở nước ta còn rất hạn chế vì số lượng giáo viên giáo dục đăc biệt còn quá ít so với nhu cầu. Đây là mô hình tiên tiến nhất cần có để trẻ có thể sớm hòa nhập cộng đồng và giảm bớt khó khăn cho gia đình. Một số trường công lập có ít nhất 1 – 2 học sinh tự kỉ học hòa nhập. Mô hình giáo dục hòa nhập là chủ đạo. Có 1 số trường có lớp hội nhập như: Tiểu học Bạch Mai, Bình Minh… Các thức giáo dục cho trẻ trong trường lớp không hoàn toàn giống nhau. Chủ yếu dạy theo lối truyền thống có bàn ghế, bảng… Những trẻ đến với lớp này thường từ 5 – 6 tuổi trở lên đã biết vệ sinh cá nhân ở mức độ tối thiểu, Chương trình dạy cũng không giống nhau nhưng đều dựa trên khung chương trình của Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

Mô hình can thiệp tại các khoa tâm lý, khoa khám bệnh, khoa phục hồi chức năng: tổ chức cho trẻ học từng đợt hoặc theo giờ sau đó theo theo dõi ngoại trú kết hợp với huấn luyện cha mẹ dạy con tại nhà. Trẻ vẫn theo học hòa nhập tại các trường bình thường giữa những đợt điều trị. Một số địa điểm cụ thể như: Khoa Tâm bệnh – Bênh viên nhi Trung Ương, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 - TP HCM, Trung tâm Phục hồi Chức năng Trẻ em Viethealth – Tây Hồ - HN, Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phô (SPAP) – Đồng Nai, Phòng khám nhi và trung tâm chăm sóc sức khỏe chuyên biệt – Trường mầm non Happyhome - Thanh Hóa…

Từ những năm 1995, chỉ có vài cơ sở chăm sóc – giáo dục trẻ tự kỷ, nay đã có nhiều trung tâm từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn được mở ra. Riêng Hà Nội đã có trên dưới 100 trung tâm phi chính phủ và tư nhân. Trước kia, có các trường

40

chuyên biệt của nhà nước chủ yếu tập trung vào giáo dục trẻ khiếm thính, khiếm thị và khuyết tật vận động ngôn ngữ. Hiện nay có hàng trăm cơ sở can thiệp tự kỉ, các trường mẫu giáo, tiểu học, tư nhân đều nhận trẻ tự kỉ học hòa nhập nhưng không có sự hỗ trợ đặc biệt nên chỉ là hình thức hòa nhập.

Số lượng trẻ được vào học hòa nhập có hạn, tuổi học bị hạn chế trong khi nhu cầu được can thiệp sớm ngày càng nhiều. Nhiều trung tâm tư nhân hoặc phi chính phủ mở ra để đáp ứng nhu cầu can thiệp sớm. Mô hình chủ yếu là giáo dục chuyên biệt ban ngày tại trung tâm. Một vài trung tâm can thiệp theo giờ và trẻ vẫn đi học mẫu giáo hòa nhập. Các trung tâm tổ chức theo những hình thức dạy học khác nhau, không thống nhất. Phổ biến là dạy nhóm lớn và dạy cá nhân (1:1). Các trẻ được nhận vào không giới hạn số lượng và tuổi, từ 1 đến 15 tuổi. Các giáo viên ở trung tâm chủ yếu có bằng giáo dục đặc biệt, giáo viên tiểu học, một số là giáo dục mầm non. Các chương trình cũng tùy thuộc vào trung tâm, chưa có sự trao đổi thống nhất giữa các trung tâm .

Nhiều trường, trung tâm đã được mở ra để đáp ứng nhu cầu đó của các cha mẹ. Dường như nhìn bề ngoài tình hình trẻ tự kỉ hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã được quan tâm hơn, có nhiếu triển vọng và và kế quả tốt hơn cách đây 5 năm. Song thực chất, chất lượng chăm sóc – giáo dục thả nổi sẽ khó mang lại sự tiến bộ thực sự cho trẻ tự kỉ.Các tỉnh như: Quảng Trị, Quảng Trị, Phú Yên, Cao Bằng, Đắc Lắc, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh…cũng có được những trung tâm nguồn chăm sóc – giáo dục trẻ tự kỉ nhưng số lượng các trẻ trong trung tâm còn rất hạn chế so với nhu cầu thực của địa phương. Vì vậy, nhiều gia đình vẫn phải cho con đi học tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, gây ra những khó khăn, xáo trộn trong gia đình về tinh thần và vật chất. Một số tỉnh cũng bắt đầu xuất hiện các trung tâm can thiệp trẻ tự kỉ tư nhân như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa… Trong khuôn khổ đề tài này tôi muốn đề xuất xây dựng mô hình can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ với sự tham gia của những người thân xung quanh trẻ. Việc can thiệp tại nhà có nghĩa là lớp học được tổ chức ngay tại nhà của trẻ. Bố, mẹ

41

anh chị em hay ông bà của trẻ sẽ được hướng dẫn để trở thành những người trực tiếp hỗ trợ cho trẻ. Trẻ sẽ có giáo viên chuyên biệt đến can thiệp trực tiếp tại nhà theo giờ. Bên cạnh những giáo viên, nhân viên công tác xã hội sẽ làm một số vai trò như giáo dục, kết nối, hòa giải... giúp gia đình phát huy tối đa nguồn lực của mình. Mô hình này tạo thành một vòng tròn kết nối khép kín xung quanh trẻ gồm giáo viên – người thân của trẻ - cộng đồng xung quanh trẻ. Các nguồn lực bên trong và bên ngoài sẽ được vận dụng tối đa để tạo thành mạng lưới hỗ trợ tốt nhất cho trẻ tự kỷ cũng như gia của trẻ.

Một số vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình can thiệp tại nhà có sự tham gia của người thân:

Giáo dục: Nhân viên công tác xã hội không chỉ tham gia như một giáo viên trực tiếp can thiệp cho trẻ mà hỗ trợ gia đình trong quá trình trị liệu cho trẻ. Nhân viên công tác xã hội sẽ kết hợp với các giáo viên, chuyên gia trong các lĩnh vực khác như giáo dục đặc biệt, tâm lý tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ trẻ cũng như các thành viên khác trong gia đình cách dạy trẻ hoặc những kỹ năng để chơi cùng trẻ.

Kết nối nguồn lực: Nhân viên công tác là người trực tiếp cung cấp dịch đồng thời sẽ hỗ trợ gia đình trẻ tự kỷ tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài. Có nhiều gia đình trẻ tự kỷ không biết tìm hiểu thông tin chữa trị can thiệp cho con ở đâu, không biết trường học nào là phù hợp cho nên, đưa con thăm khám ở đâu là an toàn hoặc có nhiều gia đình gặp khó khăn trong vấn đề tài chính... cho nên nhân viên công tác xã hội sẽ đóng vai trò giới thiệu, chỉ dẫn học tiếp cận các nguồn lực phù hợp.

Người tạo điều kiện: NVCTXH sẽ đóng vai trò người tạo điều kiện để trẻ cũng như gia đình trẻ được tiếp cận các phương pháp trị liệu cũng như dịch vụ xã hội tốt nhất.

Biện hộ: Có nhiều trẻ tự kỷ bị từ chối quyền được đến trường hoặc bị kỳ thị bị phân biệt trong công tác chăm sóc, giáo dục thì nhân viên bằng nhiều cách khác nhau như kêu gọi truyền thông, vận động chính sách... để giúp trẻ tự kỷ cũng như gia đình trẻ tự kỷ được hưởng những quyền lợi mà họ đáng được hưởng

42

Hòa giải: Có rất nhiều phụ huyn h khi phát hiện con bị tự kỷ thì rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý. Có nhiều gia đình không chấp nhận được thực tế gây nên những mâu thuẫn những xung đột trong gia đình. Do vậy, việc can thiệp hỗ trợ cho trẻ tự kỷ sẽ gặp khó khăn cho nên nhân viên công tác xã hội sẽ đóng vai trò hòa giải giúp các thành viên trong gia đình hiểu vấn đề từ đó có định hướng can thiệp tốt nhất cho trẻ tự kỷ

43

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 45 - 51)