Thực trạng địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 51)

Theo số liệu phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện Gia Lâm thì hiện nay trên địa bàn huyện tổng số 3.297 người khuyết tật trong đó có 979 trẻ khuyết tật (số liệu thống kê được đến thời điểm năm 2013) trong đó có 521 trẻ chậm phát triển và 30% trong đó là trẻ được chẩn đoán tự kỷ hoặc có nét tự kỷ[ 29] Điều này cho thấy số lượng trẻ tự kỷ được phát hiện trên địa bàn không hề ít.

Tuy nhiên theo khảo sát sơ bộ đến thời điểm hiện tại chưa có một trung tâm nào có quy mô, bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực can thiệp cho trẻ tự kỷ trên địa bàn huyện. Vì vậy những gia đình có trẻ tự kỷ vẫn phải hàng ngày đưa con em vào các trung tâm, trường chuyên biệt tại nội thành Hà Nội để can thiệp.

Gia Lâm là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội giao thông đi lại tương đối thuận tiện theo các trục đường chính vào nội đô như cầu Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì.... Tuy nhiên khoảng cách đi lại quá xa đặc biệt một số khu vực như thị trấn như Trâu Quỳ, Yên Viên và một số xã lân cận các thị trấn này cho nên gây khó khăn cho phụ huynh trong quá trình đưa trẻ đi can thiệp. Có 74.8% phụ huynh được hỏi trả lời rằng quãng đường đưa con đi học xa hàng ngày là một rào cản lớn khiến việc can thiệp của con bị dán đoạn hoặc ngừng hẳn. Có nhiều trường hợp phụ huynh phải cho con nghỉ học vì bố mẹ đi làm không có người đưa đón, trẻ hằng ngày phải di chuyển quãng đường xa sức khỏe không đảm bảo hoặc thậm chí có những phụ huynh phải bỏ việc chỉ để chăm và đưa đón con hàng ngày.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 51)