Lý thuyết hệ thống – sinh thái

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 25 - 26)

1. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.2 Lý thuyết hệ thống – sinh thái

Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi cá nhân đó đang cố gắng để thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối tương quan của những bộ phận khác nhau. Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn. Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con người. Chúng ta phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và lý thuyết về thế giới để hiểu về con người theo hệ thống sinh thái. Gia đình có ranh giới, chúng ta cũng có ranh giới, bất cứ hệ thống nào cũng có ranh giới, chúng ta nghĩ đến sự tương tác trong hệ thống để hiểu con người. Ví dụ để hiểu một người nào đó, chúng ta phải hiểu thế giới rộng hơn, phải hiểu gia đình người đó, nhóm bạn cũng làm việc, cộng đồng mà bạn đó đang tương tác. Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân đều độc đáo

Thông thường trong hệ thống có 4 thành tố

1.Hành vi: có khi gọi là năng lượng mang tính tâm lý (thức ăn là năng lượng, sự nâng đỡ về tình cảm là năng lượng...), hành vi là cách sử dụng năng lượng của mình, ví dụ tôi đang trình bày. Nếu không có nhập năng lượng mới, hệ thống sẽ chết dần, mọi hệ thống đều phải mở ra để tiếp nhận năng lượng mới. Mọi hệ thống đều thay đổi, luôn luôn có lực bên ngoài trong một hệ thống, luôn có những năng lượng những năng lượng này đẩy kéo lấn nhau.

2.Cấu trúc (kết cấu): Bất cứ hệ thống nào cũng có một bộ phận hay hệ thống bộ phận như trong cơ thể con người có nhiều hệ thống... cơ cấu cũng có nghĩa là những ranh giới, nếu nghiên cứu về gia đình trước tiên phải biết về thành phần trong gia đình, những thành phần đó không bắt buộc là những gì hiện hữu mà có thể là những thành phần về tâm lý.

3.Văn hóa: Bất cứ hệ thống nào cũng đều mang nét văn hóa riêng của nó. Văn hóa gia đình rất quan trọng để định hình một cá nhân, chúng ta không thể hiểu hết văn hoá gia đình đã ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Văn hóa tác động đến hành vi, suy nghĩ, lối sống của mỗi người chúng ta.

18

4. Diễn biến của hệ thống: Bất cứ một hệ thống nào cũng thay đổi theo thời gian nhưng bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được trạng thái tương đối ổn định. Không có một cơ cấu nào tồn tại như vậy mãi.

Với đề tài liên quan đến trẻ tự và gia đình trẻ tự kỷ thì lý thuyết hệ thống đã chỉ ra cho nhà nghiên cứu ranh giới các vấn đề cần nghiên cứu. Ví dụ khi nghiên cứu đánh giá vấn đề của trẻ tự kỷ thì nhà nghiên cứu phải đặt trẻ trong một hệ thống từ đó phân tích xem hệ thống đó tác động như thế nào đến trẻ. Không những thế ngay cả gia đình có trẻ tự kỷ cũng là một hệ thống thu nhỏ, trong hệ thống này có nhiều mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy lý thuyết hệ thống giống như cơ sở lý luận vô cùng quan trọng trong đề tài.

Bên cạnh đó khi đánh giá các mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ thì lý thuyết hệ thống lại có ý nghĩa quan trọng vì mỗi mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ là một hệ thống. Việc đánh giá mô hình điều hiển nhiên sẽ đánh giá các chương trình dịch vụ mà mô hình cung cấp cũng như những nguồn lực hay dịch vụ mà mô hình đó kết nối nhằm trợ giúp cho đối tượng (trẻ tự kỷ)

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 25 - 26)