2. Thực trạng chăm sóc trẻ tự kỷ tại gia đình
2.3.5. Mức độ hài lòng của phụ huynh với các mô hình
Biểu đồ 8:Mức độ hài lòng của phụ huynh với các mô hình
Số phụ huynh không hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất 34.2%. Khi được hỏi lý do không hài lòng về các mô hình mà con họ đang theo học một số phụ huynh trả lời như sau: “Tôi thấy ở đây nhiều cháu nặng lắm, nhìn các cháu ngơ ngác lắm nhưng cũng có cháu trông nhanh nhẹn. Nói chung tôi thấy các cháu đông mà lại nhiều biểu hiện khác nhau không biết các cô dạy thế nào liệu các cháu có
59
được can thiệp gì không hay chỉ đến tập trung ăn ngủ rồi chiều bố mẹ lại đón về” Chị Bui Thu Ng, 25 tuổi, phiếu trả lời số 12- Phụ huynh đang cho con theo học tại mô hình can thiệp tập trung chuyên biêt SM. Hoặc ý kiến khác lại không hài lòng về chương trình học: “Theo tôi tìm hiểu hiện nay có nhiều chương trình dạy trẻ tự kỷ nhưng chẳng thấy các cô trao đổi là đang dạy con chương trình nào. Con tôi học gần 1 năm nay nhưng nhật ký trao đổi gửi về gia đình tôi thấy chương trình không có gì mới, con học lâu mà chưa có tiến bộ mà học phí cao”. Anh Hỗ Quang M, 35 29 tuổi, phiếu trả lời 7, phụ huynh đang cho con theo học tại mô hình can thiệp tập trung chuyên biệt N.M.
Theo đánh giá chung của phụ huynh một số hạn chế của các mô hình hiện nay mà con họ đã theo học như: Học phí quá cao, phụ huynh ít hoặc không được tư vấn hướng dẫn về phương pháp dạy trẻ tại nhà hoặc là trẻ can thiệp tập trung nhiều loại tật không được phân loại theo tuổi, không theo mức độ nhận thức hay hành vi,...Do vậy các mô hình hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh cũng như thực trạng chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ.
Bảng 2: Một hạn chế của các mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ hiện nay
Hạn chế Tỷ lệ phần
trăm (%)
Can thiệp tập trung không phân theo mức độ của trẻ 67.3
Học phí quá cao 55.8
Phương pháp dạy không tiên tiến, không khoa học 38.6 Phụ huynh không được thông báo thường xuyên tình hình
của con
75.9
Phụ huynh không được tham gia vào quá trình trị liệu 78.6
Theo như đánh giá của 67.3% phụ huynh các trung tâm hiện nay can thiệp tập trung tràn lan không theo mức độ. Đại đa số phụ huynh khi được hỏi đều trả lời tại nơi con họ đã từng theo học không chỉ trẻ tự kỷ mà có nhiều trẻ ở các dạng tật khác nhau. Thực tế, trong những năm gần đây số lượng trẻ tự kỷ được
60
thăm khám và phát hiện nhiều, dựa trên nhu cầu thực tế trẻ tự kỷ cần được chăm sóc giáo dục nên các trung tâm dạy trẻ tự kỷ mọc lên nhiều. Tuy nhiên việc kiểm soát đầu ra đầu vào của các cơ sở vẫn đang trong tình trạng “tự do”. Có những cơ sở nhận trẻ theo hình thức “đa di năng” tức là trẻ đến là nhận không kể trẻ ở dạng tật nào miễn sao phụ huynh đóng tiền học phí đầy đủ. Điều này chứng tỏ một điều trẻ khó mà được đảm bảo đủ thời gian can thiệp cũng như được can thiệp dựa trên vấn đề cá nhân của trẻ có chăng trẻ chỉ được đến một nơi có người chăm sóc để bố mẹ yên tâm làm việc chứ trên thực tế trẻ ít được can thiệp theo đúng quy trình bài bản như các trung tâm vẫn cam kết với phụ huynh.
Bên cạnh đó việc trao đổi giữa phụ huynh và nhà trường là điều vô cùng quan trọng đặc biệt đối với trẻ tự kỷ thì việc phối hợp giữa nhà trường và đình lại quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với trẻ tự kỷ môi trường can thiệp cho trẻ không chỉ ở trường mà trẻ cần được hỗ trợ mọi nơi nên việc gia đình trẻ phối hợp, tham gia trị liệu tác động rất lớn đến hiệu quả học tập tại trường. Tuy nhiên có 75.9% phụ huynh trả lời họ không thường xuyên được trao đổi về vấn đề của con và 78.6% phụ huynh trả lời họ hầu như không tham gia nhiều vào quá trình trị liệu. Thực tế này cho thấy điểm hạn chế lớn của các cơ sở hoạt động theo mô hình chuyên biệt tập trung hiện nay là chưa khai thác hết các nguồn lực quan trọng xung quanh trẻ đặc biệt là sự tham gia của bố mẹ trẻ vào quá trình trị liệu.
Một số yếu tố khác như học phí cao, chương trình can thiệp không cập nhật...cũng là những hạn chế mà phụ huynh cho rằng ảnh hưởng đến quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ.