Khái niệm Can thiệp sớm

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 43 - 45)

2. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến vấn đề nghiên cứu

2.5 Khái niệm Can thiệp sớm

Can thiệp sớm là áp dụng bất kỳ một dịch vụ hoặc hình thức hỗ trợ nào nhằm vào trẻ, vào cha mẹ trẻ hoặc gia đình và môi trường xung quanh nhằm hỗ trợ phát triển và hoà nhập của trẻ. Can thiệp sớm gồm các bước: nhận dạng, phát hiện, chẩn đoán, huấn luyện và hướng dẫn. Thường thì các bước này đan xen với nhau, khó tách riêng. Hay nói cách khác can thiệp sớm được thực hiện trong giai đoạn phát hiện sớm và được thực hiện ngay khi phát hiện trẻ mắc tự kỷ bằng bất kỳ hình thức và dịch vụ hỗ trợ nào. Cha mẹ thường là người phát hiện ra các dấu hiệu của trẻ. Tuy nhiên không phải bâc phụ huynh nào cũng có thể nhận ra những biểu hiện sớm của trẻ. Một số cha mẹ chia sẻ rằng họ đã cảm thấy những dấu hiệu chậm hay bất thường trong sự phát triển tâm lý của trẻ từ 1-2 năm trước (khi so sánh với trẻ cùng tuổi) nhưng họ không đưa trẻ đi kiểm tra vì nhiều lý do. Họ nghĩ rằng trẻ chậm hơn các bạn một chút, rồi tự nhủ từ từ trẻ sẽ biết. Ví dụ khi trẻ đên tuổi tập nói mà chưa phát ra âm nào thì bố mẹ có thể nghĩ con bị chậm nói và chờ đợi, hoặc khi thây trẻ thờ ơ không phản ưng lại âm thanh thì bố mẹ lại nghi ngại con bị điếc chứ chưa nghĩ đến việc con bị tự kỷ. Một số phụ huynh thấy trẻ cư xử lạ lùng như không thích được mẹ ôm ấp, thích chơi một kiểu khác bình thường thích nhìn các vật xoay xoay, các vật phát ra ánh sáng… Hoặc do không được sự đồng ý của ông bà, do không biết khám ở đâu, do bác sĩ

36

nói trẻ bình thường, do điều kiện kinh tế khó khăn, rào cản tâm lý… do vậy khi nhận thấy những dấu hiện đến khi thăm khám phát hiện ra thì mất một khoảng thời gian khá lâu có trẻ mất đi thòi gian quý giá 1 – 2 năm. Đặc biệt có những phụ huynh làm trong ngàn giáo dục hay y tế nhưng khi phát hiện con tự kỷ thì trẻ đã 7 hoặc 8 tuổi. Do vâỵ chính phụ huynh đã vô tình đánh mất cơ hội can thiệp sớm của con.

Công tác can thiệp sớm cần phải có sự kết hợp chặt chẽ của nhiều cán bộ chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác nhau - đặc biệt là giữa Y tế và Giáo dục. Hoà nhập nên là mục tiêu chung trong sự phát triển của các chương trình. Những trung tâm hỗ trợ tốt nhất là được thành lập ở những nơi tách rời những trường chuyên biệt. Những trung tâm can thiệp sớm riêng biệt nên tập trung vào một loại tật riêng để có thể đáp ứng được những nhu cầu đặc biệt riêng cho loại tật đó. Những cán bộ chuyên môn được đào tạo về công tác can thiệp sớm, đặc biệt là nếu bản thân đã là giáo viên thì cần được đào tạo một cách thích hợp để có thể thực hiện được sự hỗ trợ tới các gia đình và giáo viên mẫu giáo với cách hỗ trợ có mục tiêu là làm cho có thể.

Lý tưởng nhất là có một nhóm đa chức năng làm công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật. Nhóm này có thể bao gồm: giáo viên chuyên ngành, giáo viên dạy trẻ bình thường, nhà chỉnh âm, chuyên ngành y và những thành viên khác.

Quá trình can thiệp sớm gồm có 5 giai đoạn. Quá trình này thực sự bắt đầu khi cha mẹ trẻ hay gia đình trẻ đến tìm sự giúp đỡ của các trung tâm và các nhà chuyên môn bắt đầu giúp đỡ họ.

Giai đoạn 1: Thắc mắc

Giai đoạn 2: Đánh giá (Việc đánh giá được tiến hành trong những hoàn cảnh tự nhiên có trẻ tham gia)

Giai đoạn 3: Lập kế hoạch

Giai đoạn 4: Can thiệp

37

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 43 - 45)