Mức độ tham gia của phụ huynh vào quá trình trị liệu cho trẻ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 63 - 66)

2. Thực trạng chăm sóc trẻ tự kỷ tại gia đình

2.3.2. Mức độ tham gia của phụ huynh vào quá trình trị liệu cho trẻ

Một lý do làm giảm hiệu quả can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỷ mà các mô hình hiện nay đang gặp phải đó là tập trung chú yếu trên trẻ chứ chưa khai thác được các tác nhân xung quanh trẻ đặc biệt là gia đình và những người thân của trẻ. Đối với trẻ tự kỷ gia đình, người thân đặc biệt là bố mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục. Chỉ có người thân của trẻ mới

56

hiểu hết các điểm mạnh điểm yếu của trẻ. Trong nguyên tắc can thiệp sớm thì có nguyên tắc “ muốn can thiệp thành công cho trẻ thì bước đầu tiên là “giáo dục” hay còn gọi là hướng dẫn cha mẹ trẻ” Tuy nhiên các mô hình hiện nay chưa làm được điều này. Có rất nhiều phụ huynh 47.4 % được hỏi trả lời rằng họ ít được tham gia vào quá trình trị liệu của con và có 21.6% phụ huynh trả lời họ không tham gia và 9.4% trả lời hoàn toàn không tham gia.

Biểu đồ 7: Mức độ tham gia của phụ huynh vào quá trình trị liệu cho trẻ

Khi được hỏi về sự tham gia cùng với nhà trường để dạy cho trẻ, chung nhiều ý kiến phụ huynh nói rằng: ““ Chúng tôi cho con đi học và hầu như do các cô dạy được thế nào thì dạy chứ chúng tôi không được tư vấn cần phải làm gì cùng” Anh Mai Thế Ph. 35 tuổi, phiếu trả lời số 25 phụ huynh cho con theo học tại trung tâm chuyên biệt NM. Hay một phụ huynh khác trả lời: “nhiều lúc tôi muốn trao đổi cụ thể chi tiết hơn với các cô giáo dạy con nhưng các không thân thiện, không nhiệt tình lắm, tôi chẳng bao giờ trao đổi trực tiếp được với cô giáo về việc học của con ngoài cuốn nhật ký chỉ có mấy dòng.” Chị Nguyễn Thị Thanh H – 28 tuổi, phiếu hỏi 18 có con đang học tại mô hình can thiệp tại trung tâm chuyên biệt SM

57

2.3.4.Chi phí can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỷ

Một thực tế nữa là hiện nay là, các cơ sở can thiệp cho trẻ tự kỷ chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh trong khi đó chi phí can thiệp trị liệu rất cao. Mức học phí trung bình của trẻ tự kỷ khi đến học bán trú tại trung tâm chuyên biệt giao động từ 5-7 triệu đồng/ tháng. Có đến 45.8 % phụ huynh trả lời một trong những hạn chế của mô hình mà con họ theo học có mức chi phí cao.

Bảng1: Mức học phí trung bình trẻ tự kỷ phải đóng khi đi can thiệp hiện nay

Mức học phí Tỷ lệ phần trăm (%) Dưới 500 nghìn đồng 0 500 nghìn – 1 triệu đồng 0 1 triệu – 2 triệu đồng 0 2 triệu – 3 triệu đồng 4.1 3 triệu – 4 triệu đồng 28.9 5 triệu – 6 triệu đồng 59.8 Trên 7 triệu đồng 10.1

Với một trẻ em bình thường hiện nay đang theo học tại các trường mầm non công lập học phí giao động từ 800 đến 1.2 triệu đồng, trường mầm non tư thục giao động từ 1,5 triệu đến 2.5 triệu đồng/tháng. Trẻ tự kỷ là một trong những đối tượng trẻ khuyết tật nhưng khi đi học mức học phí gia đình trẻ chi trả cao gấp 2 hoặc 3 lần so với trẻ bình thường. Theo khảo sát hiện nay trung bình một trẻ tự kỷ đi can thiệp chuyên biệt gia đình cần phải chi 5 - 6 triệu đồng/ tháng thậm chí có gia đình còn cao hơn. Theo số liệu điều tra có tận 59.8% phụ huynh trả lời trung bình một tháng học phí của con họ là 5 đến 6 triệu đồng/tháng, 10.1% trả lời học phí con họ trên 7 triệu đồng/tháng. Để lý giải cho điều này thì có chia sẻ của một giáo viên đang dạy trẻ tự kỷ tại một trung tâm can thiệp chuyên biệt như sau: “ Việc chăm sóc dạy dỗ một đứa trẻ bình thường đã rất vất vả rồi còn với trẻ tự kỷ công việc này còn vất vả gấp hàng chục lần. Các cô giáo dạy trẻ tự kỷ

58

bên cạnh việc có tâm thì cũng cần phải có kinh nghiệm chuyên môn vững mới điều chỉnh hành vi cũng như dạy các cháu được” Hay như chia sẻ của Bà Nguyễn Thị Bùi Thành , Giám đốc Trung tâm Nắng Mai cho biết “ Mặc dù số trẻ của chúng tôi ít hơn các trường mầm non xung quanh nhưng giáo viên của chúng tôi đông hơn. Đơn giản chỉ vì ở các trường mầm non một cô giáo có thể phụ trách một lớp 15 đến 20 cháu vì các cháu ngoan, hiểu, nghe lời cô giáo các cô giáo rất dễ kiểm soát. Còn với các cháu tự kỷ trung bình 2 cô chỉ kiểm soát được 4 cháu mà thậm chí là 1 cô 1 trò. Bên cạnh đó chúng tôi phải thường xuyên mời chuyên gia để tư vấn, cập nhật các phương pháp trị liệu tiên tiến” Qua những ý kiến trên đây có thể phần nào lý giải được vì sao mức trẻ tự kỷ phải đóng mức học phí cao khi đang theo học tại các trung tâm trị liệu chuyên biệt.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ trên địa bản huyện gia lâm, thành phố hà nội ( nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ hòa nhập gia lâm) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)