II. Xây dựng mô hình
2. Các hoạt động của mô hình
2.3 Hoạt động kết nối các nguồn lực và tuyên truyền cộng đồng
Đây là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong công tác xã hội bởi hầu hết các đối tượng của công tác xã hội chủ yếu là những nhóm yếu thế hoặc nhóm dễ bị tổn thương. Trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn Huyện Gia Lâm nói riêng trên cả nước nói chung cần được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của xã hội.
Theo lý thuyết nhu cầu của Maslow: “Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, trung thành giữa con người với nhau. Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, tình thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại”
Nhiều trẻ tự kỷ cũng như gia đình trẻ gặp rất nhiều khó khăn không chỉ khó khăn về kinh tế mà còn khó khă trong việc hòa nhập cộng đồng. Trẻ tự kỷ bị kỳ thị bị phân biệt đối xử khi tới trường nhiều trường hợp trẻ tự kỷ bị từ chối không được vào học. Hơn ai hết trẻ tự kỷ cần được sự yêu thương quan tâm của gia đình.“ con nhà mình đi học trường mầm non nào gần nhà cũng từ chối”.Trích phiếu phỏng vấn9, Anh Đinh Thanh T. 38 tuổi Thị trấn Yên Viên đang có con theo học tại nhà. Nếu trẻ có được đến trường thì không được tạo những điều kiện phù hợp để phát triển như các bạn cùng trang lứa trẻ không có
81
chương trình học riêng, không có khuôn viên chơi phù hợp... Bên cạnh đó trẻ tự kỷ gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội.
Nhân viên công tác xã hội không chỉ là người trực tiếp tham gia vào quá trình trị liệu cùng với giáo viên chuyên biệt, mà còn đóng vai trò là người đại diện làm cầu nối cho trẻ, gia đình trẻ tìm kiếm, tiếp cận nguồn lực “Hiện nay nhiều mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ được mở ra mình chẳng biết chỗ nào uy tín hoặc tin cậy để đưa con đi khám, điều trị có người bảo ở Viện Nhi có khi cũng chẩn đoán sai, trẻ chỉ bị chậm nói họ bảo trẻ bị tự kỷ.Cho nên mình cũng như nhiều phụ huynh khác cảm thấy rất hoang mang” Trích phiếu phỏng vấn số 5 Phụ huynh Trần Văn Tr. 40 tuổi đang cho con học tại mô hình chuyên biệt SM. Không phải tất cả các phụ huynh đều có điều kiện để can thiệp trị liệu cho con nhiều phụ huynh rất khó khăn nhưng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những cá nhân tổ chức có thể giúp đỡ. Có phụ huynh chia sẻ: ““Mình nghe mọi người nói trẻ tự kỷ được trợ cấp hàng tháng nhưng chẳng hiểu cụ thể thế nào” Trích phỏng phiếu vấn số 4 phụ huynh Nguyễn Thanh Th, 24 tuổi Thị trấn Yên Viên đang cho con học tại nhà. Trong trường hợp như vậy nhân viên công tác xã hội tư vấn cho bố mẹ hiểu về các chính sách hiện hành để tìm những nguồn hỗ trợ tốt nhất.
Hoặc giáo viên – nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò biện hộ cho những quyền lợi của trẻ. Ví dụ khi trẻ có nhu cầu được học kết hợp hòa nhập với trường mầm non thì nhân viên công tác xã hội - đồng thời là giáo viên chuyên biệt tại nhà kết hợp với giáo viên khác có thể giới thiệu trẻ đến những trường phù hợp như: Trường mầm non bình thường có giáo viên chuyên biệt, trường mầm non có kết hợp mở các lớp chuyên biệt...
Tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm: Việc tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm là vô cùng cần thiết. Thông qua những buổi tọa đàm phụ huynh và giáo viên có thể trao đổi chéo các phương pháp cũng như kinh nghiệm dạy trẻ. Điều quan trọng nữa là các phụ huynh có cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, dạy dỗ con cũng như chia sẻ ý kiến cùng các chuyên gia và những phu
82
huynh khác. “Việc tham gia các buổi tọa đàm không chỉ để mình chia sẻ kiến thức mà mình còn có cơ hội gặp những ông bố bà mẹ cùng cảnh ngộ để hiểu đồng cảm chia sẻ những tâm tư tình cảm mà những ông bố bà mẹ khác không gặp phải” Phụ huynh Đào Bá Nh. 28 tuổi Khu đô thị Đặng Xá Gia Lâm, có con học tại nhà. Hay “Lần nào có buổi tọa đàm hay gặp mặt phụ huynh mình đều tham gia vì chỉ đến đây mình mói cảm nhận được những sự thông cảm sẻ chia mà các phụ huynh dành cho nhau” Phụ huynh Huỳnh Hiểu M, 22 tuổi Viện rau, Đại học Nông Nghiệp 1, có con học tại nhà.
Cung cấp thông tin, kết nối tham gia các hoạt động cộng đồng: Những giáo viên đến can thiệp tại nhà sẽ thường xuyên cập nhật cho phụ huynh những thông tin về phương pháp can thiệp, chẩn đoán, chính sách xã hội...liên quan đến trẻ tự kỷ nhằm giúp nâng cao năng lực cho trẻ cũng như gia đình trẻ. “Nhờ có cô giáo đến dạy tại nhà nên khi có hoạt động gì liên quan đến trẻ tự kỷ được tổ chức các cô đều thông báo nên vợ chồng mình cũng thường xuyên tham gia nên biết nhiều hơn về các dịch ụ hỗ trợ cho trẻ tự kỷ hiện nay” Phụ huynh Hoang Binh T. 35 tuổi Khu đô thị Việt Hưng, có con đang theo học tại nhà.
Cộng đồng đặc biệt là những người sống gần xung quanh trẻ không phải ai cũng hiểu về tự kỷ để có thể giúp đỡ trẻ cũng như gia đình trẻ. Cho nên nhân viên công tác xã hội - đồng thời giáo viên của trẻ không chỉ làm công tác xã hội với chính gia đình trẻ mà còn tuyên truyền cho những người dân sống xung quanh trẻ hiểu về chứng tự kỷ để có thể giúp đỡ trẻ nhiều hơn “Hồi đầu chúng tôi không biết cháu gần nhà bị tự kỷ, chỉ thấy bố mẹ bảo chậm nói nhưng cứ thấy cháu ra đường là đi chứ không biết nguy hiểm là gì sau này khi có cô giáo đến nhà dạy cô giải thích chúng tôi mới hiểu” Trích phỏng vấn Chị Phùng Thi H, 40 tuổi, hàng xóm của trẻ tự kỷ tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Hoặc như có ý kiến: “ “Cháu hàng xóm đã biết nói chưa cô, liệu cháu biết nói rồi có giống như trẻ bình thường được không cô?” Trích phỏng vấn Chị Khổng Thị T hàng xóm của trẻ tự kỷ Thị trấn Yên Viên.
83
Tóm lại mô hình “can thiệp tại gia đình có sự tham gia của người thân” là mô hình giải quyết được những khó khăn căn bản của các mô hình hiện nay như: trẻ được chú ý dựa trên đặc điểm cá nhân và có chương trình can thiệp phù hợp chứ không can thiệp tập trung không phân loại như mô hình chuyên biệt. Bên cạnh đó như trên đã nói các mô hình hỗ trợ cho trẻ tự kỷ hiện nay vẫn đang dừng lại ở việc tập trung can thiệp một chiều chứ chưa khai thác triệt để chính nội lực của trẻ cũng như gia đình trẻ. Mô hình can thiệp tại nhà là mô hình ưu tiên cho việc giúp đỡ trẻ và gia đình trên nền tảng phát huy tối đa nguồn lực của mình, mô hình là sự kết hợp giữa nhân viên công tác xã hội, giáo viên chuyên biệt và gia đình trẻ. Theo kết quả số liệu điều tra thì có 88.9% phụ huynh hài lòng với mô hình can thiệp tại nhà có sự tham gia của phụ huynh và có đến 90% phụ huynh trả lời rằng họ muốn mời phụ huynh về nhà dạy cho con.
Lý do quan trọng để minh chứng cho sự phát triển của mô hình là xu thế phát triển của các mô hình trên thế giới cũng như thực tế ở Việt Nam hiện nay. Trên thế giới đặc biệt các nước phát triển như Mĩ, Úc, Thụy sĩ...thì mô hình can thiệp tại nhà có sự tham gian của phụ huynh đã được “phổ cập”. Nhiều cha mẹ sẵn sàng bỏ tiền để đi học sau đó mời các giáo viên về nhà để phối hợp cùng dạy con và điều này cũng đang được nhiều phụ huynh ở Việt Nam lựa chọn.
84
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu có thể kết luận rằng: Hiện nay việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình đang gặp nhiều khó khăn vì cha mẹ và người thân của trẻ có ít kiến thức về hội chứng tự kỷ và các mô hình đang triển khai hiện nay đặc biệt là mô hình can thiệp tập trung chuyên biệt chưa mang lại hiệu quả can thiệp như gia đình có trẻ tự kỷ mong muốn.
Cũng từ những phân tích và đánh giá trên của đề tài có thể đi đến kết luận : “Mô hình can thiệp tại gia đình có sự tham gia người thân” là một mô hình hiệu quả trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ. Mô hình này vừa triển khai hoạt động can thiệp trực tiếp trên trẻ dựa trên đặc tính cá nhân trẻ và nguồn lực hỗ trợ từ gia đình. Bên cạnh đó những hoạt động như tư vấn, hướng dẫn phụ huynh về kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ, tư vấn tiếp cận các nguồn lực, tư vấn giải tỏa những rào cản tâm lý trong gia đình trẻ... đã tạo ra những điều kiện tốt nhất để can thiệp thành công cho trẻ. Hoạt động hỗ trợ gia đình cũng đáp ứng được nhu cầu của đông đảo phụ huynh và giải quyết được những hạn chế mà các mô hình hiện nay đang gặp phải.
Tóm lại: Mô hình đang cung cấp tới trẻ và gia đình trẻ những dịch vụ mang đậm tính chất công tác xã hội. Hiện tại, mô hình đã và đang cung cấp hệ thống dịch vụ trợ giúp tượng đối toàn diện về giáo dục, tư vấn, kết nối dịch vụ... để trẻ tự kỷ có cơ hội can thiệp tốt nhất và gia đình trẻ thực sự khắc phục khó khăn, trở ngại để có điều kiện giúp trẻ tự kỷ hòa nhập.
Xét theo cách nhìn của công tác xã hội trong điều kiện hoạt động nghiên cứu và xây dựng mô hình hoạt động Công tác xã hội tại Việt Nam còn mới ở những bước đầu, nghiên cứu của đề tài đã góp phần xây dựng một hình mẫu: mô hình dịch vụ Công tác xã hội mang bản chất công tác xã hội; vừa sát thực, phù hợp với nhu cầu thực tế tại Việt Nam. Đó là mô hình Công tác xã hội chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho trẻ tự kỷ và gia đình trẻ trẻ tự kỷ.
85
Bên cạnh đó các hoạt động của nhân viên công tác xã hội hiện nay vẫn còn mờ nhạt đặc biệt là hoạt động công tác xã hội với cá nhân và công tác xã hội với gia đình. Cho nên việc có một mô hình mà nhân viên công tác xã hội kết hợp với những nhà giáo dục trong các lĩnh vực khác để thực hành ứng dụng các hoạt động trợ giúp cá nhân và gia đình là hết sức cần thiết.
Xét theo xu thế chung thì việc triển khai mô hình này cũng phù hợp với xu thế trên thế giới nhiều nước phát triển như Thụy sĩ, Pháp, Australia ... đặc biệt là Mĩ . Ở những nước này mô hình can thiệp tại gia đình có sự tham gia của người thân được vận dụng hiệu quả bằng cách giáo viên và bố mẹ cùng lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp với đặc tính cá nhân trẻ từ đó cả hai bên cùng phối hợp lên chương trình trị liệu cho trẻ. Nhờ vậy, giáo viên chuyên biệt vừa nắm bắt được những đặc điểm cụ thể của trẻ chính xác, bố mẹ cũng biết rõ chi tiết tiến trình can thiệp của con. Đồng thời nhờ sự phối hợp này mà cả giáo viên lẫn gia đình có thể tận dụng được những ưu điểm của nhau từ đó kết hợp can thiệp cho trẻ tốt nhất. Ở những nước phát triển thì tự kỷ đã được phát hiện từ lâu nên hệ thống chính sách xã hội an sinh xã hội cho trẻ khuyết tật trong đó có trẻ tự kỷ đã được ban hành cụ thể cho nên vai trò của giáo viên chuyên biệt, nhân viên công tác xã hội cũng rõ ràng hơn. Nhân viên công tác xã hội họ không chỉ kết hợp tham gia trị liệu mà họ còn đóng vai trò như người biện hộ người vận động các chính sách và đòi quyền lợi cho trẻ khi cần thiết.
Tóm lại mặc dù mô hình có rất nhiều ưu điểm như trên đã trình bày những cũng tồn tại những nhược điểm cần được được khắc phục như: Khi trẻ học tại nhà trẻ sẽ khó có nề nếp như ở trường nên cha mẹ trẻ cần cương quyết để tạo nề nếp cho trẻ trong quá trình can thiệp, việc can thiệp tại nhà sẽ khó khăn trong việc được hỗ trợ của các phương tiện hiện đại chuyên biệt, việc học tại nhà cũng sẽ có những khó khăn trong khâu quản lý đảm bảo thời gian can thiệp cho trẻ...Tóm lại để giải quyết những khó khăn này thì ngay từ đầu khi can thiệp tại gia đình thì cả giáo viên và gia đình cần đặt ra những quy tắc và phối hợp toàn diện triệt để thực hiện những quy tắc đó.
86
2. Khuyến nghị
Khuyến nghị với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã quan tâm và dành cho trẻ tự kỷ những chương trình hỗ trợ đặc biệt. Đặc biệt các chương trình đánh giá và can thiệp sớm được triển khai rộng khắp nhằm giúp cho trẻ tự kỷ có thể cải thiệt và hòa nhập cộng đồng. Các phong trào và chương trình lớn được lập ra giúp cho trẻ tự kỷ có nhiều cơ hội hơn. Các cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ được hỗ trợ về ngân sách, nhân lực và các chính sách ưu tiên. Ở Việt Nam, tự kỷ vẫn còn là một khái niệm chưa được biết đến nhiều và cơ hội cho trẻ tự kỷ được đánh giá, can thiệp sớm và hòa nhập vẫn còn là con đường khó khăn. Do vậy để tạo điều kiện cho trẻ tự kỷ nói riêng trẻ khuyết tật nói chung Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội cần có những quy định, chính sách cụ thể để hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ.
Khuyến nghị với Bộ Y tế
Trẻ tự kỷ rất cần được phát hiện kịp thời càng sớm càng tốt từ phía gia đình, các cơ sở y tế. Hiện nay, ở Việt nam các cơ sở y tế có năng lực chẩn đoán, khám sàng lọc, phát hiện sớm cho trẻ tự kỷ còn ít chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn
Cần tăng cường năng lực cho đội ngũ bác sĩ tại các cơ sở khám chẩn đoán trẻ tự kỷ vì chuyên môn có năng lực kinh nghiệm thực hiện các test đánh giá của đội ngũ bác sĩ hiện nay còn hạn chế
Các phương pháp chẩn đoán, hỗ trợ trị liệu còn chưa cập nhật, phổ biến.
Khuyến nghị với Bộ Giáo dục.
Các trường, các trung tâm chuyên biệt chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như các tiêu chuẩn đánh giá. Hiện nay, hầu như các trường tư thục, trung tâm can thiệp cho trẻ tự kỷ được thành lập nhưng không được kiểm soát chất lượng. Do vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo cần có phương án kiểm soát vấn đề này.
87
Đội ngũ giáo viên chuyên biệt, có chuyên môn có năng lực kinh nghiệm còn mỏng nên Bộ Giáo dục và đào tạo cần có chính sách đào tạo bổ sung nguồn nhân lực kịp thời
Mặc dù Bộ GDĐT đã có quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật,