9. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Tham gia các hoạt động cộng đồng
Việc tham gia các hoạt động cộng đồng cũng được coi là một yếu tố để đánh giá đời sống tinh thần của người lao động. Cộng đồng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng gồm cả cộng đồng dân cư, theo nghĩa hẹp hơn chính là phạm vi doanh nghiệp.
Các hoạt động cộng đồng tại địa phương, chẳng hạn như hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động từ thiện luôn được các địa phương chú ý tổ chức cho người dân tham gia. Khi người lao động di cư đến địa phương, họ cũng có thể tham gia vào các hoạt động này.
89
Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng tại địa phương của người lao động di cư là rất ít. Chỉ có 16% NTL có tham gia vào các hoạt động này, trong khi đó 84% NTL không tham gia vào bất cứ hoạt động nào mà địa phương tổ chức.
Khi được hỏi lý do không tham gia các hoạt động cộng đồng, 73,5% NTL cho rằng họ không có thời gian tham gia. Công việc vất vả, cùng với việc làm thêm khiến khiến quỹ thời gian của người lao động còn rất ít. Với thời gian còn lại sau công việc phần lớn họ thường dành để nghỉ ngơi phục hồi sức lực.
“Cũng không có lúc nào rảnh chị à, tôi làm cả ngày, nhiều hôm làm tăng ca thì đến tận đêm khuya mới về, tắm gội xong ăn măm cũng muộn rồi chỉ nằm ở nhà nghỉ ngơi thôi”
(Nữ, 21 tuổi) Có 10,3% NTL vì không biết cách tham gia các hoạt động này. Trong khi đó 5,9% NTL cho rằng họ không thuộc diện được tham gia. Quá trình phỏng vấn sâu cho thấy người lao động chưa thực sự chú ý đến việc tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động từ thiện tại địa phương họ cư trú. Các hoạt động này, khi tổ chức cần tuyên truyền để người lao động có thể nắm bắt và tham gia. Chỉ có 6,6% NTL không tham gia các hoạt động cộng đồng vì họ cảm thấy các hoạt động này không cần thiết.
Lao động di cư được khảo sát, phần lớn là người trẻ tuổi. Kết quả ghi nhận được qua quá trình phỏng vấn sâu, thời gian rảnh rỗi khi hết giờ làm việc họ đã có sự tiếp cận với phương tiện truyền thông đại chúng như xem ti vi, vào mạng internet qua điện thoại.
90
“Tối đến bọn chị tuy mệt nhưng vẫn thường xem phim, cả dãy trọ có 1 phòng có ti vi nên là mọi người tập trung lại xem cho vui”
(Nữ, 27 tuổi)
“Hết giờ làm em không đi đâu chơi, chỉ nằm ở phòng, có cái điện thoại làm bạn. Điện thoại của em có kết nối GPRS nên có thể chat chit, nói chuyện phiếm với người thân, bạn bè qua yahoo hay qua facebook cho đỡ buồn. Cũng nhờ đó mà em nắm bắt được tình hình của mọi người ở quê”
(Nam, 19 tuổi) Việc xem ti vi, vào mạng internet giúp người lao động di cư có thời gian thư giãn, giải trí sau ngày làm việc vất vả. Ngoài ra, công nhân cũng có nhu cầu được vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, các khu vui chơi cho công nhân sau giờ làm chưa được đầu tư xây dựng. Nếu có khu thể thao thì cũng chỉ dành cho cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần tổ chức nhiều các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao để công nhân có thể tham gia, giải trí sau những giờ làm việc vất vả. Các hình thức hoạt động giải trí cần được đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho công nhân có thể thoải mái tham gia. Có như vậy, mới góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho những công nhân di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công. Tinh thần thoải mái thì họ mới phấn khởi, yên tâm làm việc được.
*
Có thể thấy, đời sống của lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công hiện nay đặt ra nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Về đời sống vật chất của lao động di cư nổi bật nhất khó khăn về nhà ở. Nhà ở chật chội, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Các khoản thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động về chi tiêu. Người lao động di cư gặp hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Còn về đời sống tinh thần, lao động di cư có con đang
91
trong độ tuổi đi học hiện đang sống cùng tại KCN gặp khó khăn trong việc xin cho con đi học. Các hoạt động văn hóa, giải trí của công nhân di cư chưa được chú ý đến, hầu hết người lao động không có cơ hội tham gia hoạt động vui chơi giải trí sau khi hết giờ làm việc. Thời gian rảnh họ dành cho việc nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe. Việc chăm lo mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân nói chung, công nhân di cư đến làm việc tại doanh nghiệp quyết định đến việc người lao động có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Có
việc làm ổn định, thu nhập cao, được chăm sóc y tế, có các khu vui chơi giải
trí, con cái được học hành thì người lao động mới yên tâm gắn bó lâu dài với công việc. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho người lao động.
92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu “Đời sống, việc làm của lao động di cư từ nông
thôn tới khu công nghiệp” tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, tác giả đưa ra kết luận như sau:
(1) Nhìn chung, lao động di cư tới làm việc tại KCN Sông Công phần lớn là người trẻ tuổi, không có việc làm hoặc công việc không ổn định, công việc thu nhập thấp là lý do chủ yếu khiến họ di cư. Đây chính là quá trình di cư vì nguyên nhân kinh tế.
(2) Đặc điểm công việc hiện tại: Về cơ bản, công việc hiện đại đáp ứng được phần nào nhu cầu của người lao động về thu nhập và tính ổn định.
Về thời gian làm việc: Thời gian làm việc của lao động di cư tới làm
việc tại KCN Sông Công về cơ bản được doanh nghiệp và người lao động thực hiện đúng với quy định của Luật Lao động. Với thời gian làm việc như vậy đảm bảo cho công nhân có thời gian nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động.
Việc học thêm kỹ năng/nghiệp vụ: Đa số người lao động khi vào làm
việc không cần học thêm kỹ năng nào. Đó là với những công việc chỉ yêu cầu lao động phổ thông. Doanh nghiệp có sự đào tạo kỹ năng làm việc cho người lao động nhưng tình trạng này không phổ biến. Tình trạng doanh nghiệp thu phí đào tạo kỹ năng, tiền học việc của người lao động có xảy ra.
Tính chất công việc: Đa số người lao động cho rằng công việc hiện tại
của họ có một hoặc nhiều hơn một trong số các tính chất độc hại, ô nhiễm, nguy hiểm, không ổn định. Tính chất ô nhiễm và độc hại là điểm khá phổ biến trong công việc của công nhân di cư làm việc tại KCN Sông Công. Công việc với tính chất độc hại và chịu sự ô nhiễm bụi, bẩn, tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động di cư.
93
Nguồn thu nhập từ công việc: So với công việc ở nông thôn trước khi
di cư, phần lớn người lao động đánh giá thu nhập từ công việc hiện tại của họ là tốt hơn. Bên cạnh tiền lương là khoản thu nhập cố định hàng tháng, người lao động đã bước đầu đã nhận được hỗ trợ của doanh nghiệp, thể hiện ở tiền thưởng, tiền hỗ trợ ăn, tiền hỗ trợ đi lại, tiền hỗ trợ thuê nhà. Ngoài ra người lao động làm thêm để tăng thu nhập cho bản thân. Với nguồn thu nhập hàng tháng, công nhân di cư dùng cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, họ có gửi tiền về cho gia đình để hỗ trợ kinh tế gia đình ở nơi đi.
Vấn đề hợp đồng lao động và tham gia các loại bảo hiểm: Hầu hết
người lao động di cư làm việc tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Sông Công có đủ điều kiện theo quy định đều được ký hợp đồng lao động và tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Việc ký hợp đồng và tham gia các loại bảo hiểm đi kèm với quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
(3) Phần lớn lao động di cư chưa định hướng gắn bó với công việc hiện tại. Với lao động di cư có ý định gắn bó với công việc hiện tại thì ba yếu tố tính ổn định công việc, thu nhập, mức độ phù hợp với chuyên môn là ba yếu tố quyết định chủ yếu đến ý định của họ. Trong khi đó thu nhập và cường độ công việc là các yếu tố chủ yếu quyết định khiến người lao động không có ý định gắn bó với công việc hiện tại.
(4) Về cơ bản, doanh nghiệp không có sự phân biệt đối xử giữa lao động di cư và lao động thường trú. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, ưu tiên của doanh nghiệp có xu hướng dành cho lao động di cư, đó là hỗ trợ một phần tiền thuê nhà, tiền đi lại, tiền ăn. Tuy nhiên, hỗ trợ mới chỉ có ở một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài và chỉ số ít công nhân di cư nhận
94
được hỗ trợ trong khi khó khăn mà lao động di cư gặp phải là khó khăn chung của mỗi người lao động.
(5) Về đời sống vật chất, trước hết là vấn đề nhà ở. Phần lớn lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp Sông Công thuê nhà để ở, đồng nghĩa với việc hàng tháng họ phải trả 1 khoản cố định là tiền nhà, tiền điện, tiền nước. Về loại hình nhà ở của công nhân di cư, phần lớn là họ ở nhà cấp 4, có nhà vệ sinh dùng chung với người khác. Diện tích nhà trọ khá hẹp gây bất tiện cho sinh hoạt của lao động di cư. Khó khăn trong vấn đề nhà ở là yếu tố ảnh hưởng đến việc người lao động có tiếp tục làm lâu dài tại doanh nghiệp hay không. Tính về lâu dài, có thể người lao động sẽ tiếp tục gắn bó với công việc, họ có thể sẽ kết hôn, sinh con và định cư tại đây, khi đó việc giải quyết vấn đề nhà ở cần phải được đặt lên hàng đầu.
(6) Thu nhập từ công việc chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu hiện tại của người lao động di cư. Phần lớn người lao động chỉ trả tiền điện và tiền nước theo cách tính của chủ nhà. Mặc dù có quy định của Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ cho người lao động được hưởng giá điện sinh hoạt của hộ gia đình, nhưng phần lớn tiền điện của người lao động cho chủ nhà trọ tự ý quy định. Việc chủ nhà trọ và công nhân không biết về thông tư để đăng ký dẫn đến việc công nhân không được hưởng sự hỗ trợ này.
(7) Phần lớn lao động di cư chọn nơi khám chữa bệnh công lập, như bệnh viện nhà nước, trạm y tế. Có xu hướng khám chữa bệnh vượt cấp khi người lao động chọn bệnh viện nhà nước là nơi khám chữa bệnh thay vì chọn trạm y tế. Tại KCN chưa có bệnh viện cho người lao động, có chăng chỉ là phòng y tế của doanh nghiệp. Điều này hạn chế người lao động trong tiếp cận với các dịch vụ y tế.
95
(8) Hơn ½ người trả lời phải chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Có thể đó là do họ sống gần khu công nghiệp với các ngành sản xuất đa dạng.
(9) Về đời sống tinh thần: Trước hết là việc tiếp cận giáo dục của con em người di cư. Đa số người di cư là người trẻ, chưa kết hôn, chỉ tỷ lệ nhỏ trong số họ đã kết hôn và có con trong độ tuổi đi học đang sống cùng. Với mẫu định lượng được khảo sát thì tất cả 20 trong số 324 lao động di cư có con trong độ tuổi đi học đều được đi học. Lao động di cư gặp khó khăn trong việc xin cho con đi học và tiếp cận chính sách hỗ trợ liên quan đến giáo dục.
(10) Đa số lao động di cư cho rằng tình hình an ninh trật tự tại địa phương là tốt. Hiện tượng mất cắp tại các khu trọ có xảy ra nhưng không thường xuyên. Ngoài ra, nữ lao động di cư phải đối mặt với tình trạng trêu trọc của thanh niên địa phương khi làm ca đêm về.
(11) Phần lớn lao động di cư không tham gia các hoạt động cộng đồng. Công việc vất vả cùng với việc làm thêm khiến quỹ thời gian của họ còn rất ít cho nên họ dành cho việc nghỉ ngơi.
Tóm lại, khi nghiên cứu đời sống việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp Sông Công, có thể thấy đời sống của lao động di cư đặc biệt đời sống tinh thần chưa được quan tâm đến. Thu nhập thấp, công việc độc hại, cùng khó khăn về nhà ở, khó khăn trong tiếp cận giáo dục là những điểm đáng lưu ý đối với lao động ở khu công nghiệp Sông Công. Trong thời gian tới, cùng với sự mở rộng, phát triển các KCN/KCX, cần sự phối kết hợp của doanh nghiệp, chính quyền địa phương và nhà nước, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho người công nhân yên tâm lao động sản xuất, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, của KCN, vào kinh tế của tỉnh cũng như sự phát triển chung của đất nước.
96
2. Khuyến nghị
Từ kết quả khảo sát, tác giả đưa ra một số khuyến nghị hướng tới các đối tượng khác nhau nhằm góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho công nhân di cư từ nông thôn tới làm việc tại KCN Sông Công:
(1)Về phía người lao động
- Người lao động cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật lao động và hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp. Từ đó, tận dụng những quyền lợi của bản thân, có trách nhiệm với những nghĩa vụ của mình.
- Bên cạnh đó, người lao động di cư cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương, tại doanh nghiệp nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho bản thân.
(2)Về phía Chính quyền địa phương
- Có biện pháp tuyên truyền, vận động chủ nhà trọ tại địa phương tham gia đăng ký theo quy định để người lao động được hưởng giá điện ưu đãi của nhà nước theo thông tư của Bộ Công Thương.
- Thực hiện tốt, triệt để công tác đăng ký tạm trú tạm vắng đối với những người di cư từ nơi khác đến. Đảm bảo người dân khi đến sinh sống và làm việc tại địa phương đều dưới sự quản lý của chính quyền sở tại.
- Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương để người lao động từ nơi khác đến có thể yên tâm sinh sống và làm việc lâu dài
- Có cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con em người lao động di cư được theo học tại các trường công lập tại địa phương
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại địa phương nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thể tham gia. Các hoạt động cần được thông báo để người lao động có thể nắm bắt được.
97
(3)Về phía Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần đào tạo kỹ năng sử dụng máy móc cho công nhân, rèn cho công nhân tác phong làm việc chuyên nghiệp. Doanh nghiệp cần coi đào tạo nghề là trách nhiệm của doanh nghiệp, đào tạo miễn phí cho người lao động. Như vậy mới góp phần nâng cao tay nghề cho lao động hiện có. Tay nghề của lao động được nâng cao sẽ giúp người lao động có thu nhập tốt hơn, doanh nghiệp đạt hiệu quả sản xuất cao hơn.
- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Lao động, đặc biệt trong việc ký hợp đồng