Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)

4.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu đời sống, việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công nhằm đánh giá đời sống, việc làm cũng như những khó khăn mà họ gặp phải. Từ đó đề xuất khuyến nghị về giải pháp nhằm cải thiện đời sống, điều kiện làm việc của người lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Phân tích một số khái niệm có liên quan đến tên đề tài (2) Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

(3) Chỉ rõ thực trạng việc làm hiện nay của người di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công

19

(4) Mô tả thực trạng đời sống của những người công nhân là nông dân di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

(5) Đề xuất những khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện làm việc cho lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công

5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đời sống, việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp

5.2. Khách thể nghiên cứu

Công nhân di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2012

5.3. Phạm vi nghiên cứu

5.3.1. Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành tại KCN Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

5.3.2. Phạm vi thời gian

Đề tài được khảo sát từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2013

5.3.3. Phạm vi nội dung

Nội dung của đề tài bao gồm các thông tin chủ yếu sau:

(1) Đánh giá chung về tình trạng việc làm của lao động di cư trước khi đến KCN Sông Công.

(2) Việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công (đặc điểm công việc hiện tại, so sánh công việc hiện tại với công việc ở nông thôn trước đây, dự định về mức độ gắn bó của người lao động với công việc hiện tại, sự khác biệt trong sử dụng giữa lao động di cư và lao động thường trú).

20

(3) Đời sống của lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công (điều kiện nhà ở, chi tiêu, chăm sóc về y tế, vấn đề ô nhiễm môi trường, tiếp cận giáo dục của con cái, tình hình an ninh trật tự tại địa phương, sự tham gia các hoạt động cộng đồng.

6. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp Sông Công hiện nay như thế nào?

(2) Đời sống của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp Sông Công hiện nay ra sao?

7. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

7.1. Giả thuyết nghiên cứu

* Giả thuyết 1: Thiếu việc làm, việc làm không ổn định, việc làm thu nhập thấp là tình trạng phổ biến của công việc ở nông thôn trước khi di cư của người trả lời.

* Giả thuyết 2: Lao động di cư từ nông thôn tới làm công nhân trong các doanh nghiệp, công việc của họ với thu nhập thấp, cường độ làm việc vất vả, công việc độc hại, công việc bấp bênh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Giả thuyết 3: Đa số công nhân di cư phải thuê nhà để ở với diện tích chật chội và không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế.

* Giả thuyết 4: Lao động di cư từ nông thôn tới KCN gặp khó khăn trong việc xin cho con đi học; họ không có cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng.

* Giả thuyết 5: Đời sống của lao động di cư được nâng cao hơn so với trước đây nhưng mới chỉ đáp ứng một phần về vật chất còn đời sống tinh thần của họ chưa được chú ý đến, còn chưa phong phú.

21

7.2. Khung phân tích

Điều kiện kinh tế - xã hội

Đặc trƣng nhân khẩu xã hội ngƣời di cƣ - Năm sinh - Giới tính - Tình trạng hôn nhân - Dân tộc - Trình độ chuyên môn kỹ thuật - Chính sách kinh tế - xã hội - Lực đẩy từ nông thôn - Lực hút của KCN Việc làm - Tình trạng việc làm ở nông thôn trước di cư

- Đặc điểm công việc hiện tại - So sánh công việc hiện tại với công việc ở nông thôn

- Dự định về mức độ gắn bó với công việc hiện tại

- Khác biệt trong sử dụng lao động thường trú và lao động di cư Đời sống Vật chất - Nhà ở - Chi tiêu - Chăm sóc về y tế - Vấn đề ô nhiễm môi trường Tinh thần - Tiếp cận giáo dục của con cái - Tình hình an ninh trật tự tại địa phương -Tham gia các hoạt động cộng đồng

Đời sống, việc làm của lao động di cƣ từ nông thôn tới khu công nghiệp

22

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp luận

Đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau [15]. Như vậy, đối với đề tài này, cần gắn vấn đề việc làm, đời sống với những mặt khác; gắn việc di cư trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, với lực đẩy nơi đi, lực hút nơi đến.

8.2. Phương pháp thu thập thông tin

8.2.1. Phân tích tài liệu

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phân tích số liệu thứ cấp. Các số liệu định lượng của luận văn được khai thác chủ yếu từ bộ số

liệu của dự án: “Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và

các KCN trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” do Chính phủ Việt Nam

đồng tài trợ với Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len, Chính phủ Australia. Dự án do Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường Vùng tiến hành trong thời gian từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2013.

Nghiên cứu được thực hiện tại 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh). Trong số đó chủ yếu là các tỉnh có nhiều lao động di cư đến làm việc tại các KCX/KCN cũng như làm lao động tự do tại các khu vực thành thị gồm: (i) Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ (Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh), (ii) Vùng Đồng Bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc), (iii) Vùng Bắc và Nam Trung Bộ (Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam), (iiii) Vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng), (iiiii) Vùng Nam Bộ (Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ).

Số lượng đơn vị điều tra là 7800 lao động di cư, được phân bổ cho các tỉnh theo phương pháp tỷ lệ thuận với căn bậc 2 của số người nhập cư vào

23

tỉnh thu được từ Tổng Điều tra Dân số 2009. Trong luận văn này, tác giả tập trung khai thác thông tin tại KCN Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể mẫu định lượng là 324 lao động di cư.

Tác giả được sự đồng ý của Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường Vùng về việc sử dụng số liệu, bản thân tác giả là nghiên cứu viên tham gia dự án.

Các số liệu định lượng trong đề tài được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5. Các bảng, các biểu đồ trong luận văn là kết quả xử lý các số liệu định lượng từ 324 phiếu khảo sát.

Cơ cấu mẫu khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát

Cơ cấu Tổng Tuổi 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 >45 N % 24 7,5 108 33,3 118 36,4 62 19,1 8 2,5 2 0,6 2 0,6 324 100 Giới tính Nam Nữ N % 136 42 188 58 324 100 Tình trạng hôn nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có vợ/chồng Chƣa có vợ/chồng Ly hôn/ly thân Góa N %

142 43,8 182 56,2 0 0 0 0 324 100 Dân tộc Kinh Dân tộc khác N % 244 75,3 80 24,7 324 100 Trình độ chuyên môn kỹ thuật Không có chuyên môn kỹ thuật Công nhân kỹ thuật không có bằng Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng/cao đẳng nghề Đại học/trên đại học N % 160 49,4 22 6,8 16 4,9 70 21,6 16 4,9 36 11,1 4 1,2 324 100

Bên cạnh đó, các tài liệu thứ cấp khác bao gồm: kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc ban hành các chính sách quản lý và hỗ trợ lao động di cư, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật có liên quan tới lao động,

24

việc làm, hệ thống các số liệu thống kê hàng năm và trong các giai đoạn về lao động, việc làm, hệ thống các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia và ngành, lĩnh vực giai đoạn 2007 đến nay...các báo cáo, nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước về tình hình việc làm.

8.2.2. Phỏng vấn sâu

Để bổ sung thông tin còn thiếu, tác giả sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc/ bản hướng dẫn phỏng vấn sâu cá nhân nhằm tìm hiểu đặc trưng của đối tượng và khai thác các thông tin bổ trợ về tình trạng lao động việc làm của người di cư.

Số lượng Phỏng vấn sâu: 16 lao động di cư

Các thông tin định tính được tác giả xử lý bằng phần mềm NVIVO 7.0.

8.2.3. Quan sát

Chủ yếu được sử dụng để kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu nhằm làm sâu sắc thêm các thông tin nghiên cứu hoặc kiểm chứng thông tin. Nội dung quan sát chủ yếu tập trung vào các khía cạnh về sinh hoạt, đời sống, công việc của người lao động di cư từ nông thôn tới KCN.

9. Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 phần:

Mở đầu

Nội dung chính

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Thực trạng việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Chương 3: Thực trạng đời sống của lao động di cư từ nông thôn tới KCN Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

25

NỘI DUNG

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Các khái niệm

1.1.1. Đời sống

Khái niệm đời sống là khái niệm khá rộng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa đời sống tinh thần xã hội và đời sống vật chất xã hội. Đời sống tinh thần xã hội phản ánh đời sống vật chất xã hội, chịu sự quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Khi đời sống vật chất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần. Nói một cách cụ thể hơn - như C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" khi sản xuất vật chất thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thay đổi của sản xuất tinh thần. Nhu cầu và lợi ích tinh thần, xét cho cùng, thường xuyên chịu sự chi phối của nhu cầu và lợi ích vật chất. Xét theo mặt bằng xã hội, con người thường có "mức sống" tinh thần tương ứng với mức sống kinh tế. Mặt khác, chủ nghĩa duy vật lịch sử còn vạch ra sự thống nhất giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ, đời sống tinh thần tồn tại thông qua đời sống vật chất. Đời sống vật chất là phương tiện, phương thức thể hiện của đời sống tinh thần. Nói cách khác, đời sống vật chất là phương tiện thể hiện mặt bản thể luận của đời sống tinh thần [15]. Chẳng hạn, những giá trị tinh thần bao giờ cũng phải được tồn tại, phát triển thông qua một số cơ sở, phương tiện vật chất như nhà in, đài phát thanh, đài truyền hình, thư viện, viện bảo tàng… và được vật chất hoá dưới nhiều hình thức như sách báo, tranh ảnh, băng hình, băng nhạc, tượng đài, đình chùa…

Trong đề tài này, đời sống của lao động di cư được xem xét qua hai khía cạnh: đời sống vật chất (điều kiện nhà ở, chi tiêu, chăm sóc về y tế, vấn đề ô nhiễm môi trường) và đời sống tinh thần (tiếp cận giáo dục của con em

26

người lao động, tình hình an ninh trật tự tại địa phương, sự tham gia các hoạt động cộng đồng (văn nghệ, thể dục thể thao, từ thiện).

1.1.2. Lao động

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm lao động, nhưng suy cho cùng lao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người với con vật và xã hội loài người và xã hội loài vật. Bởi vì, khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Theo C. Mác: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”[15].

Ph.Ăngghen viết: “Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người”[15].

Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người. Trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình. Nói cách khác, trong bất kỳ nền sản xuất xã hội nào, lao động bao giờ cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển của xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

1.1.3. Việc làm

Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể). Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp...

Ngày nay, các quan niệm về việc làm đã được hiểu rộng hơn, đúng đắn và khoa học hơn. Điều 19, chương II Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [34].

Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện:

Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động

và các thành viên trong gia đình.

Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó không bị

pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm.

Hai điều kiện này có quan hệ chặt với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm.

1.1.4. Di cư

Di cư có thể được hiểu là sự di dời đến một miền hay một nước khác để sinh sống. Có hai hình thức di cư chủ yếu là di cư nội địa và di cư quốc tế. Di cư nội địa là sự di chuyển trong phạm vi một nước, di cư quốc tế nghĩa là di chuyển từ quốc gia này tới quốc gia khác. Lý do di cư thường được đề cập tới với hai nhân tố là lực đẩy và lực hút. Nhân tố lực đẩy thường xuất hiện ở những nơi kém thuận lợi tạo thành một phong trào di chuyển của những nguời dân sống tại khu vực đó. Nguyên nhân có thể do chiến tranh, sự xung đột chính trị và tôn giáo, biến đổi khí hậu, thiếu việc làm hoặc đơn giản hơn là

28

mong muốn thoát nghèo. Nhân tố lực hút có thể được xem là điểm đến mong

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)