Tình hình an ninh trật tự tại địa phương

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 95)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Tình hình an ninh trật tự tại địa phương

Tình hình an ninh tại nơi đến tác động đến người di cư rất nhiều. An ninh được đảm bảo là động lực khiến họ yên tâm làm việc. Lao động di cư từ nơi khác đến làm việc tại KCN Sông Công, họ không phải người địa phương

87

mà chỉ tạm trú tại địa phương để thuận lợi cho đi lại. Do đó, tình hình an ninh trật tự có tốt hay không ảnh hưởng đến tâm lý người lao động. An ninh tốt thì họ có cảm thấy yên tâm, an toàn nhưng nếu an ninh không tốt thì khiến người lao động cảm thấy hoang mang, ảnh hưởng đến công việc.

Với 3 mức độ đánh giá về tình hình an ninh trật tự tại địa phương họ đang cư trú là tốt, bình thường và không tốt. Kết quả khảo sát cho thấy, 69,1% NTL cho rằng tình hình an ninh trật tự nơi họ đang ở hiện nay là tốt; 27,2% NTL thấy an ninh trật tự bình thường. Vẫn có 3,7% NTL đánh giá tình hình an ninh trật tự không tốt.

Biểu đồ 3.7: Tình hình an ninh trật tự tại địa phƣơng (%)

69.1 27.2 3.7 Tốt Bình thường Không tốt

Lao động di cư cho rằng tệ nạn xã hội tại địa phương là có, và chủ yếu tập trung ở người địa phương (50%). Có 33,3% NTL thấy rằng tệ nạn xã hội tập trung ở người di cư và 16,7% NTL thấy tệ nạn tập trung ở đối tượng khác. Tại các khu trọ, tình trạng mất cắp vẫn xảy ra nhưng không thường xuyên. Người lao động chỉ biết tự ý thức giữ gìn tài sản của bản thân mình

88

“Tình trạng mất cắp ở khu trọ này là có, nhưng mà không xảy ra thường xuyên. Các phòng trọ chỉ là nơi nghỉ ngơi sau giờ làm việc nên không có tài sản gì lớn lao cả. Mất trộm thì cũng chỉ là mất điện thoại, mất quần áo”

(Nữ, 21 tuổi) Với các công nhân nữ thì khi làm ca buổi tối về muộn, có trường hợp bị nam thanh niên địa phương trêu trọc, quấy rối. Cách xử lý vấn đề của người lao động thường là tự xử lý. Có thể họ rủ nhau nhiều người cùng đi khi tan ca để tránh tình trạng bị trêu ghẹo.

“Lắm hôm đi làm ca đêm về, qua đoạn đường vắng em thường bị thanh niên trêu ghẹo. Những lúc ấy chỉ biết im lặng coi như không nghe thấy gì rồi đi thật nhanh về phòng”

(Nữ, 19 tuổi) Dù chỉ tạm trú và tạm việc tại địa phương, nhưng việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong thời gian họ làm việc, sinh sống tại địa phương là cần thiết. Để có thể giải quyết được vấn đề này, cần sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát việc tạm trú của người từ nơi khác đến cũng như tăng cường an ninh trật tự tại địa phương.

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)