Tình trạng việc là mở nông thôn, trƣớc khi di cƣ

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 52)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.Tình trạng việc là mở nông thôn, trƣớc khi di cƣ

Để có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề việc làm hiện tại của lao động di cư, việc tìm hiểu tình trạng việc làm của họ ở nông thôn trước khi di cư là cần thiết nhằm nắm bắt xem trước khi di cư, người lao động có việc làm hay không? Nếu có thì họ làm công việc gì? Thu nhập cũng như tính ổn định của công việc đó ra sao? Từ đó có cơ sở so sánh công việc hiện tại của người lao động di cư với công việc ở nông thôn trước khi di cư.

Tình trạng việc làm trước thời điểm di cư của người lao động được coi là một yếu tố lực đẩy tại nơi đi. Kết quả khảo sát cho thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất, 44,4% NTL có việc làm nông nghiệp trước khi di cư.

Tuy nhiên làm nông nghiệp vất vả, thu nhập thấp là nguyên nhân của việc người lao động di cư đến khu công nghiệp.

“Trước em có làm nông nghiệp nhưng thấy vất vả mà thu nhập chẳng được là bao so với công sức mình bỏ ra, lại bấp bênh. Nếu cứ trông chờ vào mấy sào lúa thì nghèo đói lắm. Đi làm công nhân, ít ra mỗi tháng cầm chắc trong tay một khoản tiền, hơn nữa làm trong nhà máy không lo nắng mưa nữ ”.

(Nữ, 23 tuổi) “Ở quê làm nông nghiệp cũng chỉ làm theo thời vụ thôi, thời gian và công sức bỏ ra nhiều, thu nhập lại thấp không xứng với công sức mình bỏ ra. Mà làm nông nghiệp thì phụ thuộc vào thời tiết nhiều, hay mất mùa, hạn hán”

(Nam, 27 tuổi)

Ở nước ta hiện nay, cùng với việc đầu tư phát triển các thành phố, các đô thị thì các vùng nông thôn cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư. Chương trình nông thôn mới được áp dụng đã bước đầu mang lại hiệu quả

43

tại các xã thí điểm. Tuy nhiên, nước ta đang trong bối cảnh toàn cầu hóa với xu thế chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Việc ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất thay thế sức lao động con người đã dẫn đến tình trạng dư thừa lao động tại nông thôn. Có 26,5% người trả lời chưa có việc làm trước khi di cư. Người lao động không có việc làm tại quê là nguyên nhân khiến họ quyết định di cư khỏi nông thôn để tìm kiếm việc làm. Ở quê thì họ không có việc làm, trong khi tại khu công nghiệp cơ hội việc làm nhiều hơn.

Biểu đồ 2.1: Tình trạng việc làm ở nông thôn trƣớc khi di cƣ của NTL (%)

2.5 3.1 4.3 4.3 44.4 26.5 18.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Có việc làm khác có thu nhập cao Có việc làm khác ổn định Có việc làm khác nhưng thu nhập thấp Có việc làm khác nhưng không ổn định Đang đi học Chưa có việc làm Có việc làm nông nghiệp

Trước khi đến làm việc tại KCN Sông Công, 18,5% NTL còn đang đi học. Tuy nhiên ở nông thôn, không phải gia đình nào cũng có điều kiện nuôi con ăn học đến bậc cao. Với những người không có điều kiện hoặc không có nhu cầu học lên bậc cao hơn thì việc xin vào làm lao động phổ thông trong doanh nghiệp là lựa chọn của họ.

44

“Em cảm thấy mình học hết cấp 2 là đủ, đủ để làm hồ sơ xin việc. Em thấy tư duy mình không tốt dù có học cũng chỉ tốn tiền bố mẹ. Hơn nữa, gia đình em nghèo, bố mẹ em làm ruộng thì làm gì có tiền, em lại là con cả mà dưới em còn 3 đứa nữa nên cả nhà chỉ dồn cho đứa em út là em trai em thôi”

(Nam, 19 tuổi) Thậm chí có cả trường hợp tốt nghiệp cao đẳng, đại học nhưng chưa có việc làm cũng đến làm công nhân tại khu công nghiệp. Điều này cho thấy xu hướng di cư sau khi học xong của những người trẻ tuổi.

“Thực ra thì em vừa tốt nghiệp cao đẳng xong chưa tìm được việc làm đúng chuyên ngành nên muốn đi làm để vừa có thêm thu nhập vừa tích lũy kinh nghiệm nữa, mình có thể học việc thông qua những đồng nghiệp đã có kinh nghiệm rồi”

(Nam, 24 tuổi) Chiếm tỷ lệ rất thấp, người lao động làm công việc khác trước khi di cư nhưng việc làm thu nhập thấp (4,3%), việc làm không ổn định (4,3%) cũng khiến họ di cư để tìm cơ hội việc làm tốt hơn. Thậm chí, vẫn còn 3,1% NTL có việc làm khác với làm nông nghiệp ổn định, 2,5% NTL có việc làm khác có thu nhập cao nhưng vẫn di cư đến làm công nhân tại khu công nghiệp. Có thể do người lao động còn trẻ, tâm lý muốn thay đổi môi trường sống, muốn tìm kiếm cơ hội mới thôi thúc họ quyết định di cư.

Người lao động di cư đến KCN Sông Công được khảo sát, đến từ vùng nông thôn của một số huyện trong tỉnh, và từ nhiều tỉnh khác như: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hưng Yên, Hà Giang, Hà Tây, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Có thể thấy, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, làm nông nghiệp vất vả, bấp

45

bênh là tình trạng phổ biến của người lao động trước khi di cư. Nếu như trong giai đoạn từ năm 2006 trở về trước, hình thức di dân chủ yếu là di dân nông thôn – nông thôn (di dân nông nghiệp) thì dòng di cư nông thôn tới đô thị và khu công nghiệp là xu hướng mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế từ năm 2007 đến nay. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, tạo ra việc làm phong phú. Lực đẩy được tạo bởi tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, việc làm thu nhập thấp, không ổn định trong khi đó lực hút tại các khu công nghiệp chính là việc làm thu nhập cao, ổn định. Điều này dẫn đến quyết định di cư của người lao động tới làm việc tại khu công nghiệp Sông Công.

Một phần của tài liệu Đời sống , việc làm của lao động di cư từ nông thôn tới khu công nghiệp (nghiên cứu tại khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 52)